Giải SGK Khoa học lớp 5 Bài 12 (Cánh diều): Vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh ở người

105

Lời giải bài tập Khoa học lớp 5 Bài 12: Vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh ở người sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Khoa học 5 Bài 12 từ đó học tốt môn Khoa học lớp 5.

Giải Khoa học lớp 5 Bài 12: Vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh ở người

Giải Khoa học lớp 5 trang 55

Câu hỏi mở đầu trang 55 SGK Khoa học lớp 5: Khi quan sát bất cứ đồ vật nào, em có nhìn thấy vi khuẩn không? Vì sao?

Trả lời:

Khi quan sát bất cứ đồ vật nào, em không nhìn thấy vi khuẩn. Vì vi khuẩn rất nhỏ không thể quan sát bằng mắt thường.

1. Vi khuẩn

Câu hỏi quan sát trang 55 SGK Khoa học lớp 5: Nhờ dụng cụ nào ta có thể quan sát được vi khuẩn? Từ đó, em có nhận xét gì về kích thước của vi khuẩn?

Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 12: Vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh ở người

Trả lời:

Để quan sát được vi khuẩn ta dùng kính hiển vi. Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ đến mức hàng triệu vi khuẩn có thể nằm gọn trên đầu một chiếc đinh ghim.

Giải Khoa học lớp 5 trang 56

Câu hỏi quan sát trang 56 SGK Khoa học lớp 5: Vi khuẩn có thể sống được ở đâu?

Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 12: Vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh ở người

Trả lời:

Vi khuẩn có thể sống ở trên và trong cơ thể các sinh vật, trong đất, trong không khí và trong nước,…

Câu hỏi hoặc thảo luận trang 56 SGK Khoa học lớp 5: Em có nhận xét gì về nơi sống của vi khuẩn

Trả lời:

Vi khuẩn có thể sống ở mọi nơi.

2. Một số bệnh ở người do vi khuẩn gây ra

Giải Khoa học lớp 5 trang 57

Câu hỏi hoặc thảo luận trang 57 SGK Khoa học lớp 5: Bệnh sâu răng có hại gì đối với răng và sức khỏe của người bệnh?

Trả lời:

Bệnh sâu răng khiến cho men răng bị tổn thương, vi khuẩn có cơ hội phá hủy ngà răng làm răng bị sâu. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ phá hủy đến lớp tủy răng, gây đau nhức và nhiễm trùng nghiêm trọng.

Câu hỏi quan sát trang 57 SGK Khoa học lớp 5: Dựa vào các hình 4 và 5, nêu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sâu răng.

Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 12: Vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh ở người

Trả lời:

- Nguyên nhân gây bệnh sâu răng:

+ Ăn quá nhiều đồ ngọt, uống nhiều nước ngọt.

+ Không đánh răng mỗi ngày.

+ Do vi khuẩn

+ Ăn, uống đồ lạnh.

- Cách phòng tránh bệnh sâu răng

+ Chải răng đúng cách sau khi ăn.

+ Dùng kem đánh răng có chứa chất ngăn ngừa sâu răng.

+ Khám răng và lấy cao răng định kì.

+ Hạn chế ăn đồ ngọt, nước uống có ga.

Giải Khoa học lớp 5 trang 58

Câu hỏi hoặc thảo luận 1 trang 58 SGK Khoa học lớp 5: Nêu tác dụng của mỗi cách phòng tránh bệnh sâu răng ở hình 5.

Trả lời:

+ Chải răng đúng cách sau khi ăn: Loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám tránh sâu răng.

+ Dùng kem đánh răng có chứa chất ngăn ngừa sâu răng: giúp răng chắc khỏe, chống sâu răng

+ Khám răng và lấy cao răng định kì: Làm giảm nguy cơ các bệnh về răng miệng

+ Hạn chế ăn đồ ngọt, nước uống có ga: hạn chế nguy cơ hỏng men răng.

Câu hỏi hoặc thảo luận 2 trang 58 SGK Khoa học lớp 5: Kể thêm một số cách giúp phòng tránh bệnh sâu răng và tác dụng của chúng.

Trả lời:

- Thêm chất và vitamin vào chế độ ăn uống: Cung cấp nhiều vitamin giúp răng chắc khỏe.

- Súc miệng dầu dừa: đẩy vi khuẩn ra khỏi răng và chữa lành chúng một cách tự nhiên.

Luyện tập, vận dụng 1 trang 58 SGK Khoa học lớp 5: Trong thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng của em, những việc nào có thể dẫn đến bệnh sâu răng? Nêu cách em thay đổi để phòng tránh bệnh sâu răng.

Thói quen có thể dẫn đến bệnh sâu răng

Cách thay đổi đề phòng tránh bệnh sâu răng

Ăn nhiều thức ăn ngọt

Hạn chế ăn đồ ngọt

?

?

Trả lời:

Thói quen có thể dẫn đến bệnh sâu răng

Cách thay đổi đề phòng tránh bệnh sâu răng

Ăn nhiều thức ăn ngọt

Hạn chế ăn đồ ngọt

Không đánh răng thường xuyên

Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày

Uống đồ uống có ga

Hạn chế uống đồ uống có ga

Luyện tập, vận dụng 2 trang 58 SGK Khoa học lớp 5: Ngoài những việc trên, em cần làm gì khác để phòng tránh bệnh sâu răng?

Trả lời:

- Cách phòng tránh bệnh sâu răng:

+ Chải răng đúng cách sau khi ăn.

+ Dùng kem đánh răng có chứa chất ngăn ngừa sâu răng.

+ Khám răng và lấy cao răng định kì.

+ Thêm chất và vitamin vào chế độ ăn uống.

Giải Khoa học lớp 5 trang 59

Câu hỏi quan sát 1 trang 59 SGK Khoa học lớp 5: Nêu nguyên nhân có thể gây bệnh tả ở người.

Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 12: Vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh ở người

Trả lời:

Nguyên nhân có thể gây bệnh tả ở người:

- Nước bị nhiễm vi khuẩn tả.

- Thủy, hải sản sống trong nước bị nhiễm vi khuẩn tả.

- Bàn tay bị nhiễm vi khuẩn tả.

- Thức ăn bị vật trung gian như ruồi, nhặng mang vi khuẩn tả đậu vào.

- Rau trồng trên đất hoặc nguồn nước tưới bị nhiễm vi khuẩn tả.

Câu hỏi quan sát 2 trang 59 SGK Khoa học lớp 5: Nêu một số biểu hiện thường gặp ở người bị bệnh tả.

Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 12: Vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh ở người

Trả lời:

Một số biểu hiện thường gặp ở người bị bệnh tả:

- Đầy bụng và sôi bụng.

- Nôn.

- Tiêu chảy liên tục, nhiều lần, mất nước.

Giải Khoa học lớp 5 trang 60

Câu hỏi hoặc thảo luận trang 60 SGK Khoa học lớp 5: Dựa vào hình 10, nêu một số việc làm để phòng tránh bệnh tả và giải thích tác dụng của những việc làm đó.

Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 12: Vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh ở người

Trả lời:

Một số việc làm để phòng tránh bệnh tả và tác dụng của những việc làm đó:

- Sử dụng nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt: tránh việc nước bị nhiễm vi khuẩn tả.

- Thực hiện nguyên tắc “Ăn chín, uống chín’’, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: giảm nguy cơ nhiễm khuẩn tả, tránh việc thức ăn bị vật trung gian như ruồi, nhặng mang vi khuẩn tả đậu vào.

- Rửa tay bằng xà phòng nước khi ăn và sau khi đi vệ sinh: tránh việc tay bị nhiễm khuẩn tả.

- Xử lí đúng cách nguồn phân, chất thải, rác thải, xác động vật, tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh: tránh cho vi khuẩn tả sinh sôi, phát triển.

- Uống hoặc tiêm vắc-xin theo chỉ định: giúp con người phòng tránh được vi khuẩn tả.

Luyện tập, vận dụng trang 60 SGK Khoa học lớp 5: Liệt kê những việc nên và không nên làm để phòng tránh bệnh tả: chia sẻ với bạn những việc em đã thực hiện được.

Trả lời:

*Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp, cần rắc vôi bột hoặc Cloramin B sau mỗi lần đi tiêu.

- Phân và chất thải của người bệnh phải được đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, Cloramin B… vào nhà tiêu để sát khuẩn.

- Tránh tập trung ăn uống đông người như ma chay, cưới xin, cúng giỗ.

- Hạn chế người ra vào vùng đang có dịch.

*Chú ý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

- Mọi nhà, mọi người đều thực hiện ăn chín uống sôi.

- Không ăn rau sống, uống nước lã.

- Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua…

*Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch

- Nguồn nước uống phải được bảo vệ sạch sẽ.

- Tất cả các nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất Cloramin B.

- Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh, xác súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng gây ô nhiễm môi trường nước.

* Khi có người bị tiêu chảy cấp

- Phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá