Lời giải bài tập Khoa học lớp 5 Bài 8: Sử dụng năng lượng điện sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Khoa học 5 Bài 8 từ đó học tốt môn Khoa học lớp 5.
Giải Khoa học lớp 5 Bài 8: Sử dụng năng lượng điện
Giải Khoa học lớp 5 trang 30
Câu hỏi mở đầu trang 30 SGK Khoa học lớp 5: Khi dùng năng lượng điện để thắp sáng, chạy máy,… người ta thường lấy điện từ đâu? Nêu một số tình huống không an toàn khi sử dụng điện mà em biết.
Trả lời:
- Khi dùng năng lượng điện để thắp sáng, chạy máy,… người ta thường lấy điện từ nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện,…
- Một số tình huống không an toàn khi sử dụng điện mà em biết: cắm phích điện khi tay ướt, dùng điện thoại khi đang sạc pin, sử dụng thiết bị đang bị rò rỉ điện (như hở dây dẫn…),….
1. An toàn khi sử dụng điện
Hoạt động khám phá 1 trang 30 SGK Khoa học lớp 5: Thảo luận và chia sẻ với bạn.
- Ngoài thắp sáng, chạy máy thì điện còn được sử dụng vào những việc gì?
- Quan sát hình 1, cho biết điện được truyền từ nhà máy điện đến ổ điện của mỗi gia đình, cơ quan, trường học,…. như thế nào?
Trả lời:
- Ngoài thắp sáng, chạy máy thì điện còn được sử dụng vào những việc đốt nóng (nồi cơm điện), truyền tin (điện thoại), làm lạnh,….
- Hình 1 cho biết điện được truyền từ nhà máy điện đến trạm biến thế (tăng áp), qua các đường dây cao thế điện được truyền đến trạm biến thế (giảm áp) rồi đến ổ điện của mỗi gia đình, cơ quan, trường học,….
Giải Khoa học lớp 5 trang 31
Hoạt động khám phá 2 trang 31 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát hình 2 và cho biết việc nên làm, không nên làm để đảm bảo an toàn cho con người.
Trả lời:
Trong hình 2, để đảm bảo an toàn cho con người, những việc không nên làm là:
a. Thả diều gần hoặc dưới đường đây điện.
b. Phơi quần áo trên đường đây điện.
d. Leo trèo tại trạm biến áp.
Việc nên làm là c. Thợ điện mặc sử dụng đồ bảo hộ khi làm việc với đường dây điện trên cao.
Hoạt động khám phá 3 trang 31 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát hình 3, 4 và cho biết trường hợp nào sử dụng điện an toàn, trường hợp nào không an toàn. Vì sao?
Trả lời:
- Trong hình 3, trường hợp a sử dụng điện an toàn vì bịt ổ điện khi không sử dụng đến tránh trường hợp trẻ em nghịch cho ngón tay vào ổ điện. Trường hợp b, c, d sử dụng điện không an toàn. Vì trường hợp b, dây kết nối thiết bị chưa được tháo ra hoàn toàn, dây điện máy tính, quạt chưa được thu gọn; trường hợp c, dây điện có thể bị đứt, hỏng ổ cắm; trường hợp d, cắm điện vào lúc trời sấm sét có thể bị sét đánh.
- Trong hình 4, trường hợp a sử dụng điện không an toàn vì sử dụng nhiều thiết bị trên 1 ổ cắm điện, dẫn đến quá tải, dễ bị chập điện, cháy ổ cắm, các thiết bị đó. Trường hợp b sử dụng điện an toàn vì khi muốn ngắt cầu dao điện bị nhiễm nước thì bạn học sinh đã giữ an toàn cho mình bằng cách ngồi lên ghế gỗ, cách điện với nguồn nước.
Giải Khoa học lớp 5 trang 32
Hoạt động khám phá 4 trang 32 SGK Khoa học lớp 5: Kể thêm một số trường hợp sử dụng điện an toàn và không an toàn.
Trả lời:
Một số trường hợp sử dụng điện an toàn là:
- Không cầm các vật bằng kim loại cắm vào ổ lấy điện.
- Sử dụng dây điện có vỏ bọc đầy đủ.
- Dùng bút thử điện thử ổ cắm khi nghi ngờ bị hở điện.
- Lau khô tay hoặc sử dụng khăn khô để cắm phích điện….
Một số trường hợp sử dụng điện không an toàn là:
- Sử dụng điện thoại khi đang sạc pin.
- Sử dụng loại dây điện bị hở hoặc kém chất lượng.
- Sử dụng nhiều thiết bị cùng một lúc,….
Hoạt động luyện tập, vận dụng trang 32 SGK Khoa học lớp 5:
- Để an toàn khi sử dụng điện, chúng ta cần tuân thủ những quy tắc gì?
- Đề xuất việc cần làm để sử dụng điện an toàn cho gia đình và những người xung quanh.
Trả lời:
- Để an toàn khi sử dụng điện, chúng ta cần tuân thủ theo các biển báo an toàn điện, không chơi hoặc đến gần đường dây điện, trạm biến áp; tuyệt đối không chạm tay vào chỗ hở của đường dây điên, lỗ ở ổ cắm điện,….
- Việc cần làm để sử dụng điện an toàn cho gia đình và những người xung quanh:
+ Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện tại gia đình theo định kì hàng tuần, hàng tháng.
+ Dán các biển báo an toàn điện tại khu vực cần thiết.
+ Khi phát hiện có hiện tượng hở điện cần thông báo tới người lớn, tiến hành dập cầu dao điện để kiểm tra.
+ Tổ chức buổi hướng dẫn sử dụng điện an toàn tại các hộ gia đình trong hàng năm.
2. Tiết kiệm năng điện
Giải Khoa học lớp 5 trang 33
Hoạt động khám phá 1 trang 33 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát hình 6, nên những việc cần làm để tiết kiệm năng lượng.
Trả lời:
Những việc cần làm để tiết kiệm năng lượng:
- Tắt thiết bị điện khi không sử dụng.
- Sử dụng đèn tiết kiện điện.
- Hạn chế số lần mở tủ lạnh và thời gian mở tủ.
- Cài đặt nhiệt độ hợp lí cho máy điều hoà.
- Tắt ti vi khi không sử dụng.
Hoạt động khám phá 2 trang 33 SGK Khoa học lớp 5: Nêu các trường hợp sử dụng điện lãng phí ở gia đình và trường của em. Đề xuất cách tiết kiệm năng lượng điện cho gia đình và nhà trường.
Trả lời:
Các trường hợp sử dụng điện lãng phí ở gia đình và trường của em:
- Sử dụng đèn thắp sáng cả ngày.
- Không tắt quạt khi cả lớp ra ngoài thể dục hoặc khi ra về.
- Bật ti vi xem cả buổi.
- Sử dụng điều hoà ở nhiệt độ thấp.
- Bật nhiều thiết bị cùng 1 lúc như tivi, quạt, điều hoà, máy tính,…
Cách tiết kiệm năng lượng điện cho gia đình và nhà trường:
- Nâng cao ý thức của mỗi người về tiết kiệm điện, sau khi sử dụng các thiết bị điện phải tắt.
- Nhắc nhở bạn bè, người thân trong gia đình thực hành tiết kiệm điện, sử dụng hợp lí nguồn điện trong gia đình, nhà trường.
- Dùng các loại đèn tiết kiệm điện.
- Chỉ sử dụng điều hoà khi cần thiết và ở một nhiệt độ phù hợp.
- Kiểm tra hoạt động của các thiết bị điện theo tháng.
Hoạt động luyện tập, vận dụng 1 trang 33 SGK Khoa học lớp 5: Vì sao nên bật bình nóng lạnh trước khi tắm khoảng 15 phút và tắt trước khi tắm?
Trả lời:
Nên bật bình nóng lạnh trước khi tắm khoảng 15 phút và tắt trước khi tắm vì tránh vừa tắm vừa để bình nóng lạnh hoạt động có thể gây rò rỉ điện ra dòng nước rất nguy hiểm; giúp bình không phải hoạt động nhiều nên sẽ không lo bị quá tải, làm thiết bị hỏng, tiết kiệm chi phí sửa chữa; việc tắt bình trước khi tắm sẽ giúp tiết kiệm điện, tránh gây lãng phí trong quá trình sử dụng.
Hoạt động luyện tập, vận dụng 2 trang 33 SGK Khoa học lớp 5: Vì sao không nên là (ủi) quần áo trong phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ?
Trả lời:
Không nên là (ủi) quần áo trong phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ vì bàn là và máy điều hoà nhiệt độ là 2 thiết bị sử dụng công suất điện lớn, khi sử dụng đồng thời 2 thiết bị này có thể gây tình trạng quá tải điện. Mặt khác, sử dụng là (ủi) quần áo trong phòng có bật máy điều hoà, bàn là (ủi) lâu nóng, hiệu quả là (ủi) không cao.
Hoạt động luyện tập, vận dụng 3 trang 33 SGK Khoa học lớp 5: Xây dựng bảng “Quy tắc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm” đơn giản, dễ nhớ và vận động mọi người cùng thực hiện.
Trả lời:
Bảng “Quy tắc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm” đơn giản, dễ nhớ:
a. Tay khô hãy cắm phích điện.
b. Hãy tắt điện nếu bạn không dùng.
c. Mở tủ lạnh khi cần thiết.
d. Điều hoà ở nhiệt độ phù hợp sẽ mát.
e. Không nghịch các ổ điện, các thiết bị điện.
f. Điện hở cần báo ngay.
g. Kiểm tra thiết bị, lưới điện định kì….
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 8: Sử dụng năng lượng điện
Bài 9: Mạch điện đơn giản. Vật dẫn điện và vật cách điện
Bài 11: Sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước chảy
Bài 12: Ôn tập chủ đề Năng lượng