Dựa vào hình 15.4 và thông tin trong bài, hãy: Xác định phạm vi của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

74

Với giải Câu hỏi trang 191 Địa lí lớp 9 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 15: Duyên hải Nam Trung Bộ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí lớp 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 15: Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu hỏi trang 191 Địa Lí 9: Dựa vào hình 15.4 và thông tin trong bài, hãy:

Dựa vào hình 15.4 và thông tin trong bài, hãy xác định phạm vi vùng kinh tế

- Xác định phạm vi của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Trình bày thế mạnh nổi bật và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Trả lời:

- Phạm vi của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có diện tích hơn 28 nghìn km2 (chiếm 8,5% diện tích cả nước, số dân hơn 6,6 triệu người (chiếm 6,7% dân số cả nước).

+ Vùng bao gồm các tỉnh, thành phố là: Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Năm 2004, bổ sung thêm tỉnh Bình Định.

- Thế mạnh nổi bật:

+ Vị trí giao thông chiến lược nằm giữa phía bắc và phía nam nước ta, cửa ngõ thông ra biển của vùng Tây Nguyên. Nguồn tài nguyên phong phú: biển rộng, nhiều bãi biển, đầm phá, vũng vịnh, khoáng sản đa dạng, nhiều di sản văn hóa thế giới như Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn.

+ Cơ sở hạ tầng, giao thông khá hiện đại gồm: các cảng hàng không Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát; các bến cảng nước sâu Chân Mây (cảng Thừa Thiên Huế), Liên Chiểu (cảng Đà Nẵng), Dung Quất (cảng Quảng Ngãi),…

+ Tập trung dải đô thị Huế, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang. Đây là các trung tâm hạt nhân và thu hút đầu tư.

- Vai trò:

+ Thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước.

+ Đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế biển, đảo; chuyển đổi cơ cấu kinh tế; khai thác hợp lí nguồn tài nguyên và góp phần giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Vùng còn là cầu nối quan trọng trong giao lưu quốc tế, điểm trung chuyển hàng hóa của Tây Nguyên và cửa ngõ ra biển của các nước thông qua hành lang kinh tế Đông - Tây.

Đánh giá

0

0 đánh giá