Lời giải bài tập Lịch Sử và Địa lí lớp 5 Bài 24: Xây dựng thế giới hoà bình sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử và Địa lí 5 Bài 24 từ đó học tốt môn Lịch Sử và Địa lí lớp 5.
Giải bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 5 Bài 24: Xây dựng thế giới hoà bình
Khởi động (trang 113)
Câu hỏi trang 113 Lịch sử và Địa lí 5: Hình 1 là bức hình người dân Mỹ biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Theo em, chúng ta cần phải làm gì để có được một thế giới hoà bình?
Hình 1. Biểu tình ở Mỹ phản đối chiến tranh ở Việt Nam năm 1968
Lời giải:
- Để có một thế giới hoà bình, chúng ta cần làm những điều sau:
+ Tôn trọng lẫn nhau: Chúng ta cần tôn trọng và quan tâm đến nhau, bất kể chúng ta khác nhau như thế nào về ngôn ngữ, tôn giáo, hoặc giai cấp.
+ Giải quyết xung đột bằng cách nói chuyện: Khi có xung đột, chúng ta nên thử giải quyết bằng cách trò chuyện và lắng nghe nhau. Điều này giúp chúng ta hiểu lẫn nhau hơn và tìm ra giải pháp hòa bình.
+ Không bạo lực: Chúng ta không nên sử dụng bạo lực để giải quyết xung đột. Thay vào đó, chúng ta nên tìm cách thương lượng và đưa ra giải pháp hòa bình.
+ Học hỏi và chia sẻ: Chúng ta nên luôn muốn học hỏi từ nhau và chia sẻ kiến thức, kỹ năng và tình yêu thương. Điều này giúp chúng ta xây dựng một thế giới đầy đủ hoà bình và hạnh phúc.
Khám phá (trang 113, 114, 115)
Câu hỏi trang 113 Lịch sử và Địa lí: Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, 4, em hãy trình bày mong ước và cố gắng của nhân loại trong việc xây dựng một thế giới hoà bình.
Lời giải:
- Mong ước của toàn nhân loại là thế giới được hoà bình. Ước mong đó được thể hiện thông qua các hoạt động của Liên hợp quốc, trong thế vận hội Olympic, Uỷ ban chữ thập đỏ quốc tế.
+ Với quyền hạn của mình, Liên hợp quốc đã đưa ra một số quyết sách đối với những vấn để toàn cầu như hoà bình và an ninh, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, các quyền con người, giải trừ vũ khí, khủng hoảng nhân đạo và y tế.....
+ Thế vận hội Olympic: biểu tượng của hoà bình và hữu nghị.
+ Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế là tổ chức của Phong trào Chữ thập đỏ quốc tế, được thành lập năm 1863. Đây là tổ chức hoạt động trên toàn thế giới nhằm hỗ trợ nhân đạo cho những người bị ảnh hưởng bởi xung đột, bạo lực vũ trang và thúc đẩy pháp luật bảo vệ nạn nhân của chiến tranh.
Câu hỏi trang 115 Lịch sử và Địa lí 5: Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6, em hãy đề xuất một số biện pháp để xây dựng thế giới hoà bình.
Lời giải:
- Một số biện pháp xây dựng thế giới hoà bình:
+ Giải quyết các cuộc xung đột, mâu thuẫn bằng biện pháp hoà bình.
+ Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, nhân ái, không kì thị, phân biệt chủng tộc.
+ Tích cực tham gia các hoạt động kêu gọi đầu tranh bảo vệ hoà bình.
+ Tuyên truyền ý thức bảo vệ hoà bình.
Luyện tập (trang 116)
Luyện tập trang 116 Lịch sử và Địa lí 5:
1. Nhân loại đã và đang làm gì để xây dựng một thế giới hoà bình?
2. Nêu một hoạt động em đã hoặc sẽ tham gia để xây dựng thế giới hoà bình.
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1:
- Nhân loại đã hành động thể hiện thông qua các hoạt động của Liên hợp quốc, trong thế vận hội Olympic, Uỷ ban chữ thập đỏ quốc tế
+ Với quyền hạn của mình, Liên hợp quốc đã đưa ra một số quyết sách đối với những vấn để toàn cầu như hoà bình và an ninh, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, các quyền con người, giải trừ vũ khí, khủng hoảng nhân đạo và y tế.....
+ Thế vận hội Olympic: biểu tượng của hoà bình và hữu nghị
+ Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế là tổ chức của Phong trào Chữ thập đỏ quốc tế, được thành lập năm 1863. Đây là tổ chức hoạt động trên toàn thế giới nhằm hỗ trợ nhân đạo cho những người bị ảnh hưởng bởi xung đột, bạo lực vũ trang và thúc đẩy pháp luật bảo vệ nạn nhân của chiến tranh.
+ Ngoài ra còn những hành động nhỏ bé khác nhưng vô cùng có ý nghĩa: viết thư, vẽ tranh, tuyên truyền về bảo vệ hoà bình,…
♦ Yêu cầu số 2: Em đã tham gia cuộc thi Viết về chủ đề Vì một thế giới hoà bình do trường em tổ chức. Thông qua cuộc thi này, chúng em được giáo dục về việc xây dựng một thế giới hoà bình.
Vận dụng (trang 116)
Vận dụng trang 116 Lịch sử và Địa lí 5:
1. Sưu tầm và chia sẻ một câu chuyện hoặc hình ảnh về hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình cho mọi người.
2. Thể hiện mong ước của em về một thế giới hoà bình, không có chiến tranh thông qua một trong các hình thức sau; vẽ tranh viết thư
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1:
♦ Yêu cầu số 2:
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác: