Giải SGK Lịch sử và Địa lí lớp 5 Bài 6 (Cánh diều): Vương quốc Phù Nam

418

Lời giải bài tập Lịch Sử và Địa lí lớp 5 Bài 6: Vương quốc Phù Nam sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử và Địa lí 5 Bài 6 từ đó học tốt môn Lịch Sử và Địa lí lớp 5.

Giải bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 5 Bài 6: Vương quốc Phù Nam

Khởi động (trang 30)

Câu hỏi trang 30 Lịch sử và Địa lí 5: Chiếc nhẫn vàng có hình bò Nandi là một trong nhiều hiện vật được phát hiện qua các đợt khai quật khảo cổ tại di tích Gò Giồng Cát (tỉnh An Giang). Chủ nhân của những hiện vật này là cư dân Phù Nam. Hãy chia sẻ những điều em biết về Vương quốc Phù Nam.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều Bài 6: Vương quốc Phù Nam

Hình 1. Nhẫn vàng có hình bò Nandi

Lời giải:

- Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I trên cơ sở của nền văn hóa Óc Eo và ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

- Phạm vi lãnh thổ chủ yếu của Vương quốc Phù Nam thuộc khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay.

- Trong các thế kỉ III-V, Phù Nam trở thành đế chế hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. Từ thế kỉ XI, Phù Nam suy yếu; đến thế kỉ VII, Phù Nam bị Chân Lạp thôn tính.

Khám phá (trang 30, 31)

Câu hỏi trang 30 Lịch sử và Địa lí 5: Qua truyền thuyết và bằng chứng khảo cổ, em hãy trình bày về sự thành lập Vương quốc Phù Nam.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều Bài 6: Vương quốc Phù Nam

Lời giải:

- Vương quốc Phù Nam ra đời và tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỉ I đến thế kỉ VII, địa bàn phần lớn ở Nam Bộ của Việt Nam ngày nay.

- Sự ra đời của Vương quốc Phù Nam được thể hiện qua truyền thuyết lập nước còn được lưu truyền cho đến ngày nay.

Câu hỏi trang 30 Lịch sử và Địa lí 5: Đọc thông tin và mô tả hiện vật trong các hình 5, 6, 7, 8.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều Bài 6: Vương quốc Phù Nam

Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều Bài 6: Vương quốc Phù Nam

Lời giải:

- Mô tả một số hiện vật khảo cổ của Vương quốc Phù Nam:

Cà ràng (bếp đun): loại bếp này làm bằng đất nung, có thành che gió, đáy giữ tro, đun bằng củi hoặc than, thuận tiện khi sử dụng ở nhà sàn hoặc trên thuyền, ghe. Ngày nay, cà ràng vẫn được người dân vùng Tây Nam Bộ sử dụng khá phổ biến.

Khuyên tai bằng vàng của cư dân Phù Nam được phát hiện ở tỉnh An Giang: được làm từ chất liệu chính là vàng, ghép từ hai nửa với nhiều kiểu dáng, kích thước và trang trí tinh xảo, thể hiện kỹ thuật kim hoàn cao. Đây là một trong những đồ trang sức phổ biến nhất thời Vương quốc Phù Nam, được sử dụng bởi cả nam và nữ.

Tượng thần Vít-xnu bằng đồng: Tượng tạo hình mỹ thuật sắc sảo, với tư thế đứng. Hai tay phía trên cầm 1 vỏ ốc (tay trái) và tay phải cầm 1 bánh xe. Hai tay bên dưới cầm 1 cây chùy dài. Tượng được tạo hình cân đối, hài hòa độc đáo, có giá trị về mặt thẩm mỹ.

Luyện tập (trang 32)

Luyện tập trang 32 Lịch sử và Địa lí 5: Viết tên những hiện vật khảo cổ phản ánh lĩnh vực tương ứng của Phù Nam theo bảng dưới đây vào vở ghi.

Đời sống vật chất

Đời sống tinh thần

 

 

 

Lời giải:

Đời sống vật chất

Đời sống tinh thần

Xương động vật và dụng cụ

Nhà sàn

Thuyền, bè

Bếp cà ràng

Tượng thần Vít-xnu

Nhẫn vàng có hình bò Nan-di

Bia đá Phù Nam có khắc chữ San-krit

Hoa tai, vòng cổ, vòng tay

Dấu tích Đền thần Mặt Trời ở Gò Cây Thị (An Giang)

 

Vận dụng (trang 32)

Vận dụng trang 32 Lịch sử và Địa lí 5: Mô tả hình ảnh một hiện vật khảo cổ của Phù Nam mà em yêu thích.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Tượng Phật Bình Hòa được làm bằng gỗ bằng lăng, tạc hình đúc Phật đứng trên toà sen với mái tóc xoăn. Thân tượng khoác áo choàng phủ vai trái, hai tay để ngang ngực.

- Tượng Phật Bình Hòa thể hiện kỹ thuật điêu khắc tinh xảo của người Phù Nam, với đường nét mềm mại, uyển chuyển, thể hiện sự thanh tao, thoát tục của Đức Phật. Đây cũng là tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng của cư dân Phù Nam.

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá