Lời giải bài tập Lịch Sử và Địa lí lớp 5 Bài 10: Triều Trần xây dựng đất nước và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử và Địa lí 5 Bài 10 từ đó học tốt môn Lịch Sử và Địa lí lớp 5.
Giải bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 5 Bài 10: Triều Trần xây dựng đất nước và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược
Khởi động (trang 44)
Câu hỏi trang 44 Lịch sử và Địa lí lớp 5: Trong tác phẩm Lịch sử nước ta (năm 1942), Bác Hồ viết:
Nhà Trần thống trị giang san
Trị yên trong nước, đánh tan giặc ngoài ...
Đời Trần văn giỏi võ nhiều,
Ngoài dân thịnh vượng, trong triều hiền minh.
Theo em, các câu thơ trên nói đến những đóng góp nào của Triều Trần đối với lịch sử dân tộc?
Lời giải:
- Các câu thơ trên nói đến những đóng góp của Triều Trần trong việc xây dựng đất nước phát triển phồn thịnh, cũng như đánh bại mọi kẻ thù xâm lược để bảo vệ đất nước, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Khám phá (trang 44)
1. Triều Trần và công cuộc xây dựng đất nước
Câu hỏi trang 44 Lịch sử và Địa lí lớp 5: Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hãy:
- Nêu những nét chính về tình hình đất nước dưới thời Trần.
- Kể về một nhân vật lịch sử của Triều Trần và đóng góp của nhân vật đó đối với lịch sử dân tộc.
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1:
- Những nét chính về tình hình đất nước dưới thời Trần:
+ Bộ máy nhà nước được tổ chức chặt chẽ.
+ Quân đội được tổ chức quy củ, chặt chẽ, nhiều tướng giỏi đã có công lớn trong kháng chiến chống ngoại xâm.
+ Giáo dục, khoa cử được chú trọng, trường học được mở ở nhiều địa phương, đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước.
♦ Yêu cầu số 2:
- Câu chuyện về nhân vật Chu Văn An:
+ Chu Văn An là người có tính cương trực, học vấn tinh thông, ông được mời ra làm quan nhưng từ chối để về quê mở trường học.
+ Học trò của ông đỗ đạt cao, có công giúp nước. Nhờ đó, Chu Văn An được mời làm người đứng đầu Quốc Tử Giám, trực tiếp dạy học cho các hoàng tử.
+ Dưới thời vua Trần Dụ Tông, Chu Văn An đã dâng sớ đòi chém 7 viên quan nịnh thần nhưng vua không nghe, ông liền từ quan và về Hải Dương dạy học, viết sách.
- Đóng góp của Chu Văn An đối với lịch sử dân tộc: đóng góp to lớn với sự nghiệp giáo dục nước nhà suốt theo chiều dài lịch sử.
2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên
Câu hỏi trang 47 Lịch sử và Địa lí lớp 5: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 3 đến 5, em hãy:
- Kể tóm tắt về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
- Kể câu chuyện về một nhân vật có đóng góp trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên.
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1: chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
- Được tin quân Nguyên kéo về cửa sông Bạch Đằng để đón đoàn thuyền lương, Hưng Đạo Đại Vương đã cho đóng cọc gỗ xuống sông Bạch Đằng.
- Ngày 9-4-1288, đoàn thuyền của quân Nguyên đến sông Bạch Đằng. Nhân lúc nước triều lên, Hưng Đạo Đại Vương cho quân ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy. Quân Nguyên dẫn binh thuyền đuổi theo. Nước triều xuống, thuyền giặc sa vào bãi cọc. Phục binh của quân nhà Trần đổ ra đánh cùng với quân tiếp ứng. Quân Nguyên bị tiêu diệt.
♦ Yêu cầu số 2: Câu chuyện: Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Nhân vật em yêu thích là Trần Quốc Toản:
+ Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến sau khi đánh thắng giặc Nguyên lần thứ nhất, nhà vua mở hội nghị Bình Than để bàn kế sách.
+ Biết tin, Trần Quốc Toản đến xin dự, dù còn nhỏ tuổi những có chí khí, vua đã khen và thưởng cho quả cam. Tuy nhiên Trần Quốc Toản đã vô ý bóp quả cam trong tay vì căm giận quân giặc mà lại không được dự họp.
+ Sau đó, Trần Quốc Toản tập hợp mọi người luyện tập, rèn vũ khí, viết lên lá cờ sáu chữ “Phá cường địch, bảo hoàng ân” (Phá giặc mạnh, báo ơn vua). Ông tham gia nhiều trận đánh lớn và hy sinh khi mới 18 tuổi.
Luyện tập (trang 49)
Luyện tập 1 trang 49 Lịch sử và Địa lí lớp 5: Hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) về một số nét chính của lịch sử Việt Nam dưới Triều Trần.
Lĩnh vực |
Nét chính |
Nhân vật lịch sử tiêu biểu |
Chính trị |
Thực hiện chế độ Thái Thượng hoàng |
|
Quân đội |
||
Giáo dục, khoa cử |
||
Kháng chiến |
Lời giải:
Lĩnh vực |
Nét chính |
Nhân vật lịch sử tiêu biểu |
Chính trị |
- Thực hiện chế độ Thái Thượng hoàng. - Bộ máy nhà nước tổ chức chặt chẽ. |
Trần Nhân Tông |
Quân đội |
- Quân đội thời nhà Trần được tổ chức quy củ, chặt chẽ. - Triều Trần tiếp tục thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông". - Nhiều tướng giỏi đã có công lớn trong kháng chiến chống ngoại xâm. |
Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư,… |
Giáo dục, khoa cử |
- Giáo dục, khoa cử thời nhà Trần được chú trọng. -Trường học được mở ở nhiều địa phương, đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước -Tổ chức kì thi Thái học sinh, đặt danh hiệu “Tam khôi” tôn vinh 3 người xuất sắc nhất |
Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An,… |
Kháng chiến |
- Đánh bại quân Mông-Nguyên bằng nhiều chiến thắng quan trọng như Đông Bộ Đầu, Chương Dương (Hà Nội), Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên),... và đặc biệt là chiến thắng Bạch Đằng. |
Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản |
Luyện tập 2 trang 49 Lịch sử và Địa lí lớp 5: Giới thiệu về một nhân vật thời nhà Trần và đóng góp của nhân vật đó đối với lịch sử dân tộc thông qua tư liệu mà em sưu tầm được.
Lời giải:
Trần Nhân Tông-vị vua thứ ba của nhà Trần, được mệnh danh là "Phật hoàng" bởi những đóng góp to lớn về cả mặt chính trị, quân sự, văn hóa và tôn giáo. Ông trị vì Đại Việt từ năm 1278 đến năm 1308, dẫn dắt đất nước qua hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông oanh liệt và để lại di sản đồ sộ cho hậu thế. Là một vị vua nhưng cũng là một nhà sư:
- Lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh tan quân Nguyên Mông hùng mạnh trong hai cuộc kháng chiến (1284-1285 và 1287-1288), bảo vệ thành công độc lập dân tộc, đưa thời Trần trở thành thời kỳ hưng thịnh nhất trong lịch sử
- Thực hiện nhiều chính sách cải cách, củng cố quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, văn hóa. Trần Nhân Tông xây dựng đất nước thái bình dựa trên triết lý đạo Phật
- Có công xây dựng triều đình nhà Trần vững mạnh, tạo nền tảng cho sự phát triển thịnh vượng của Đại Việt trong nhiều thế kỷ sau. Khi đất nước đã thái bình, ông đã từ bỏ đỉnh cao danh vọng và quyền lực để xuất gia tu hành.
Vận dụng (trang 49)
Vận dụng trang 49 Lịch sử và Địa lí lớp 5: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu viết,... về một di tích lịch sử liên quan đến Triều Trần còn lại đến ngày nay và chia sẻ với bạn.
Lời giải:
- Khu di tích lịch sử nhà Trần tọa lạc tại các xã An Sinh, Tràng An, Bình Khê, Thủy An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 20km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 170km.
- Đây là khu di tích quốc gia gồm lăng mộ, đền, chùa, am tháp với 14 di tích trải rộng
- Là vùng thánh địa linh thiêng mang đậm tinh thần lịch sử, văn hoá là nơi quê gốc nhà Trần.
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long
Bài 10: Triều Trần xây dựng đất nước và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược
Bài 12: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê
Bài 14: Cách mạng tháng Tám năm 1945