Với giải Câu hỏi trang 23 Bài 5 Lịch Sử 9 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930
Câu hỏi trang 23 Lịch Sử 9: Hãy trình bày những nét chính của phong trào của giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở trong nước.
Trả lời:
♦ Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản
- Giai cấp tư sản và bộ phận đại địa chủ Việt Nam đã đấu tranh chống lại sự cạnh tranh, chèn ép của tư sản Hoa kiều và tư sản Pháp, đồng thời yêu cầu chính quyền thuộc địa trao cho một số quyền tự do, dân chủ, được tham gia vào bộ máy chính quyền,...
- Các phong trào dấu tranh tiêu biểu gồm:
+ Tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam ở Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,... (1919);
+ Chống độc quyền cảng Sài Gòn của tư sản Pháp (1923),
- Một số tư sản và đại địa chủ đã thành lập Đảng Lập hiến tại Sài Gòn (1923), lập một số tờ báo để làm công cụ tuyên truyền và đòi quyền lợi cho mình như: Thực nghiệp dân báo, Diễn đàn bản xứ, Tiếng vang An Nam,...
♦ Phong trào đấu tranh của tầng lớp tiểu tư sản
- Tầng lớp tiểu tư sản ngày càng trưởng thành và tích cực tham gia vào phong trào yêu nước. Các hoạt động của họ đã góp phần tuyên truyền tư tưởng dân tộc, dân chủ, thức tỉnh và cổ vũ tinh thần yêu nước.
- Hoạt động đấu tranh tiêu biểu:
+ Thành lập các các nhà xuất bản tiến bộ, như: Cường học thư xã, Quan hải tùng thư, Nam Đồng thư xã...;
+ Ra báo bằng tiếng Pháp và tiếng Việt, như: Chuông rạn, An Nam trẻ….
+ Một số tổ chức chính trị sơ khai đã ra đời làm nòng cốt trong phong trào yêu nước, như: Thanh niên cao vọng Đảng, Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên,..
+ Tham gia các phong trào đấu tranh, như: đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925), Nguyễn An Ninh (1926), tổ chức đám tang và lễ truy điệu Phan Châu Trinh (1926),...
Lý thuyết Phong trào của giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở trong nước
♦ Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản
- Giai cấp tư sản và bộ phận đại địa chủ Việt Nam đã đấu tranh chống lại sự cạnh tranh, chèn ép của tư sản Hoa kiều và tư sản Pháp, đồng thời yêu cầu chính quyền thuộc địa trao cho một số quyền tự do, dân chủ, được tham gia vào bộ máy chính quyền,...
- Các phong trào dấu tranh tiêu biểu gồm:
+ Tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam ở Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,... (1919);
+ Chống độc quyền cảng Sài Gòn của tư sản Pháp (1923),
- Một số tư sản và đại địa chủ đã thành lập Đảng Lập hiến tại Sài Gòn (1923), lập một số tờ báo để làm công cụ tuyên truyền và đòi quyền lợi cho mình như: Thực nghiệp dân báo, Diễn đàn bản xứ, Tiếng vang An Nam,...
♦ Phong trào đấu tranh của tầng lớp tiểu tư sản
- Tầng lớp tiểu tư sản ngày càng trưởng thành và tích cực tham gia vào phong trào yêu nước. Các hoạt động của họ đã góp phần tuyên truyền tư tưởng dân tộc, dân chủ, thức tỉnh và cổ vũ tinh thần yêu nước.
- Hoạt động đấu tranh tiêu biểu:
+ Thành lập các các nhà xuất bản tiến bộ, như: Cường học thư xã, Quan hải tùng thư, Nam Đồng thư xã...;
+ Ra báo bằng tiếng Pháp và tiếng Việt, như: Chuông rạn, An Nam trẻ….
+ Một số tổ chức chính trị sơ khai đã ra đời làm nòng cốt trong phong trào yêu nước, như: Thanh niên cao vọng Đảng, Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên,..
+ Tham gia các phong trào đấu tranh, như: đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925), Nguyễn An Ninh (1926), tổ chức đám tang và lễ truy điệu Phan Châu Trinh (1926),...
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 4. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Bài 5. Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930.
Bài 6. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Bài 7. Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1939