Trình bày những nét chính về phong trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu từ năm 1918 đến năm 1923

637

Với giải Câu hỏi trang 11 Bài 2 Lịch Sử 9 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945

Câu hỏi trang 11 Lịch Sử 9: Trình bày những nét chính về phong trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu từ năm 1918 đến năm 1923.

Trả lời:

- Do hậu quả nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ nhất và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, vào những năm 1918-1923, một phong trào cách mạng đã bùng nổ ở hầu khắp các nước tư bản châu Âu.

+ Ở Đức:

▪ Ngày 9/11/1918, công nhân và các tầng lớp nhân dân ở Béc-lin nổi dậy đấu tranh, lật đổ chế độ quân chủ. Tuy nhiên, sau đó, chính quyền rơi vào tay giai cấp tư sản.

▪ Tháng 12-1918, Đảng Cộng sản Đức được thành lập.

▪ Trong những năm 1919-1923, phong trào cách mạng chống lại giai cấp tư sản vẫn tiếp diễn nhưng thất bại.

+ Phong trào cách mạng cũng phát triển mạnh ở các nước châu Âu như: Hung-ga-ri, Anh, Pháp,...

▪ Ở Anh, từ năm 1919 đến năm 1921, đã có tới 6,5 triệu người bãi công.

▪ Ở Pháp, phong trào bãi công của công nhân chuyển thành cao trào cách mạng, với cuộc tổng bãi công lớn nhất nổ ra nhân ngày Quốc tế Lao động (1-5-1920) lôi cuốn hơn 1 triệu người tham gia.

- Qua phong trào, nhiều Đảng Cộng sản được thành lập như: Đảng Cộng sản Hung-ga-ri (1918), Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Anh (1920), Đảng Cộng sản Ita-li-a (1921),...

Lý thuyết Phong trào cách mạng (1918-1923) và sự thành lập Quốc tế Cộng sản (1919)

a) Phong trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu

Do hậu quả nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ nhất và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, vào những năm 1918-1923, một phong trào cách mạng đã bùng nổ ở hầu khắp các nước tư bản châu Âu.

+ Ở Đức:

▪ Ngày 9/11/1918, công nhân và các tầng lớp nhân dân ở Béc-lin nổi dậy đấu tranh, lật đổ chế độ quân chủ. Tuy nhiên, sau đó, chính quyền rơi vào tay giai cấp tư sản.

▪ Tháng 12-1918, Đảng Cộng sản Đức được thành lập.

▪ Trong những năm 1919-1923, phong trào cách mạng chống lại giai cấp tư sản vẫn tiếp diễn nhưng thất bại.

+ Phong trào cách mạng cũng phát triển mạnh ở các nước châu Âu như: Hung-ga-ri, Anh, Pháp,...

▪ Ở Anh, từ năm 1919 đến năm 1921, đã có tới 6,5 triệu người bãi công.

▪ Ở Pháp, phong trào bãi công của công nhân chuyển thành cao trào cách mạng, với cuộc tổng bãi công lớn nhất nổ ra nhân ngày Quốc tế Lao động (1-5-1920) lôi cuốn hơn 1 triệu người tham gia.

- Qua phong trào, nhiều Đảng Cộng sản được thành lập như: Đảng Cộng sản Hung-ga-ri (1918), Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Anh (1920), Đảng Cộng sản Ita-li-a (1921),...

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945

b) Sự thành lập Quốc tế Cộng sản

- Sự ra đời:

+ Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đặt ra yêu cầu cần phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo.

+ Những hoạt động tích cực của V. I. Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga.

=> Tháng 3/ 1919, Quốc tế Cộng sản (còn gọi là Quốc tế thứ ba) được thành lập ở Mát-xcơ-va.

- Hoạt động chính: Trong thời gian tồn tại (1919-1943), Quốc tế Cộng sản đã tiến hành 7 kì đại hội, để ra đường lối cho từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới, trở thành tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

- Năm 1943, do sự thay đổi của tình hình thế giới, Quốc tế Cộng sản tuyên bố tự giải tán.

Đánh giá

0

0 đánh giá