Lời giải bài tập Lịch sử & Địa Lí lớp 9 Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử & Địa Lí 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử & Địa Lí 9 Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
Mở đầu trang 240 Chủ đề 3 Lịch Sử và Địa Lí 9: Biển Đông nằm ở phía Đông Việt Nam, trong đó, vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2. Biển Đông có vai trò quan trọng đối với Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thể giới. Vậy, những chứng cử lịch sử và pháp lí nào khăng định chủ quyền biển đão của Việt Nam ở Biển Đông? Biển đáo có vai trò chiến lược ra sao? Từ đó, chúng ta cần có hành động cụ thể gì để thể hiện trách nhiệm đổi với việc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biên Đông?
Trả lời:
- Cơ sở lịch sử và pháp lí:
+ Nhiều tư liệu hiện vật, chữ viết, truyền miệng,... của Việt Nam và thế giới đã cung cấp chứng cứ lịch sử về các hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo liên tục của dân tộc trên Biển Đông qua các thời kì lịch sử.
+ Nhiều văn bản luật pháp quốc tế đã cung cấp những chứng cứ pháp lí quan trọng khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.
- Vai trò chiến lược của biển đảo Việt Nam:
+ Là tuyến phòng thủ của đất nước.
+ Cung cấp tài nguyên phát triển tiềm lực đất nước.
- Hành động cụ thể:
+ Tích cực, chủ động tìm hiểu các tư liệu lịch sử, pháp luật Việt Nam,… để có nhận thức đúng đắn về vấn đề về chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.
+ Quan tâm, theo dõi đến đến đời sống chính trị - xã hội của đất nước cũng như nơi mình sinh sống.
+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam; những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc
+ Tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào bảo vệ chủ quyền biển đảo.
+ …
1. Chứng cứ lịch sử và pháp lí của Việt Nam về chủ quyền ở Biển Đông
Câu hỏi trang 240 Lịch Sử và Địa Lí 9: Hãy trình bày những chứng cứ lịch sử, pháp lí về chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Trả lời:
Cơ sở lịch sử và pháp lí về chủ quyền biển, đảo Việt Nam
♦ Cơ sở lịch sử: Chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với biển đảo được thể hiện qua các chứng cứ khảo cổ học, các di tích, các văn bản lịch sử, bản đồ và quá trình Nhà nước liên tục thực thi chức năng quản lí, bảo vệ đối với vùng biển, dảo thuộc sở hữu của Việt Nam ở Biển Đông.
+ Một khối lượng đồ sộ các văn bản lịch sử, bản đồ do người Việt và người nước ngoài biên soạn trong các thế kỉ XVI – XIX đã xác định quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc Việt Nam nằm ở ngoài khơi vùng biển miền Trung ngày nay.
+ Những chứng cứ lịch sử đã chứng minh Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Quá trình thực thi chủ quyền được thực hiện một cách liên tục từ thời các chúa Nguyễn (thế kỉ XVII), được tiếp nối bởi nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, chính quyền thực dân Pháp, Chính quyền Sài Gòn và ngày nay là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
♦ Cơ sở pháp lí:
- Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các quốc gia ven biển có 5 vùng biển là: nội thuỷ, lanh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam là quốc gia ven biển có đặc điểm địa lí phù hợp cho việc yêu sách cả 5 vùng biển nêu trên.
- Việt Nam cũng dã ban hành nhiều văn bản pháp luật khẳng dịnh chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển và các đảo, quần đảo ở Biển Đông. Ví dụ như:
+ Năm 1977, Việt Nam tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
+ Năm 1982, tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa.
+ Từ khi phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (năm 1994), Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển đảo, như: Luật Biên giới quốc gia, Luật Biển Việt Nam, Luật Hàng hải Việt Nam, Luật Cảnh sát Biển Việt Nam, ...
Câu hỏi trang 240 Lịch Sử và Địa Lí 9: Dựa vào các tư liệu từ 3.1 đến 3.9 và thông tin trong bài, hãy chứng minh Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và có quá trình xác lập, thực thì chủ quyền liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đào Trường Sa.
Trả lời:
Quá trình thực thi chủ quyền được thực hiện một cách liên tục từ thời các chúa Nguyễn (thế kỉ XVII), được tiếp nối bởi nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, chính quyền thực dân Pháp, Chính quyền Sài Gòn và ngày nay là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể:
+ Trước năm 1884: Nhà nước phong kiến Việt Nam xác lập chủ quyền và thực hiện quản lí hành chính. Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải chịu trách nhiệm trực tiếp quản lí, bảo vệ, khai thác quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
+ Từ 1884 – 1975: Chính quyền thực dân Pháp, Chính quyền Sái Gòn tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lí hành chính và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, quần đáo Trường Sa.
+ Từ 1975 – nay: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền quản lí hành chính và đấu tranh về pháp lí, ngoại giao để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa theo đúng các quy định của luật pháp quốc tế.
2. Vai trò chiến lược của biển đảo Việt Nam
Câu hỏi trang 244 Lịch Sử và Địa Lí 9: Hãy nêu vai trò chiến lược của biển đảo trong việc khắng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Trả lời:
♦ Biển Đông là tuyến phòng thủ của đất nước
- Biển đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, đóng vai trò trọng yếu trong công cuộc bảo vệ sự toàn vẹn đất nước.
- Hệ thống các đảo, cụm đảo trải đều trên Biển Đông của Việt Nam có ý nghĩa lớn trong triển khai phòng thủ, bảo vệ đất liền và kiểm soát vùng biển, vùng trời trên biển của quốc gia. Đây là những căn cứ tiền tiêu trên tuyến phòng thủ hướng đông bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng như thực hiện các nhiệm vụ quốc tế về cứu hộ, cứu nạn trên biển.
♦ Cung cấp tài nguyên phát triển tiềm lực đất nước
- Vùng biển và thềm lục địa rộng lớn của Việt Nam chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Các đảo, quần đảo cũng nằm ở vị trí án ngữ nhiều trục giao thông huyết mạch trên biển và có nguồn lợi về tài nguyên phát triển kinh tế biển đầy tiềm năng. Đây là cơ sở để đất nước nâng cao tiểm lực quốc gia, phục vụ hoạt động khẳng định, bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân.
- Phát triển toàn diện, bền vững các ngành kinh tế biển (khai thác, nuôi trồng hải sản; du lịch và dịch vụ biển; khai thác khoáng sản biển; giao thông vận tải biển ;... ) là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước, góp phần khẳng định, bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập 1 trang 245 Lịch Sử và Địa Lí 9: Hãy hoàn thành bảng thống kê liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đào Trường Sa theo mẫu dưới đây vào vở:
Xuất xứ |
Tên tư liệu/ Bản đồ |
Thời gian, tác giả |
Nội dung chủ yếu |
Tư liệu thành văn |
|
|
|
Bản đồ |
|
|
|
Trả lời:
Xuất xứ |
Tên tư liệu/ Bản đồ |
Thời gian, tác giả |
Nội dung chủ yếu |
Tư liệu thành văn |
Đại Việt sử kí toàn thư |
Thế kỉ XV, Ngô Sĩ Liên |
Ghi chép tường tận về cương vực, lãnh thổ và hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của các triều đại quân chủ Việt Nam ở khu vực Biển Đông, đặc biệt ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. |
Dư địa chí |
Thế kỉ XV, Nguyễn Trãi |
||
Phủ biên tạp lục |
Thế kỉ XVIII, Lê Quý Đôn |
||
Lịch triều hiến chương loại chí |
Thế kỉ XIX, Phan Huy Chú |
||
Đại Nam nhất thống chí |
Thế kỉ XIX, Quốc sử quán triều Nguyễn |
||
Châu bản |
Thế kỉ XIX, triều Nguyễn |
||
Nhật kí hành trình |
1885, P.Poa-vơ-gơ |
||
Bản đồ |
Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư |
Thế kỉ XVII, nhà Lê |
Thể hiện rõ hình thể và vị trí của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc vùng biển của Việt Nam |
Đại Nam nhất thống toàn đồ |
1838, nhà Nguyễn |
||
Vương quốc An Nam |
Thế kỉ XVII, Bồ Đào Nha |
||
Bản đồ Đông Dương |
1808, Anh |
||
Át-lát Bruc-xen |
1827, Bỉ |
Luyện tập 2 trang 245 Lịch Sử và Địa Lí 9: Dựa vào những kiển thức đã học và thông tin trong bài, hãy nêu vai trò của biển đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay.
Trả lời:
- Vai trò chiến lược của biển đảo Việt Nam:
+ Là tuyến phòng thủ của đất nước.
+ Cung cấp tài nguyên phát triển tiềm lực đất nước.
Vận dụng trang 245 Lịch Sử và Địa Lí 9: Hãy viết một bức thư gửi người bạn thân, trong đó, nêu một số hoạt động thể hiện trách nhiệm của học sinh đối với việc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Trả lời:
(*) Tham khảo:
Hải Dương thân mến!
Sau khi tìm hiểu nội dung “Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông”, mình cảm thấy thật xúc động. Những cảm xúc trân trọng và đáng tự hào về thành quả của cha ông đã thôi thúc mình viết những dòng thư này tới câu.
Hải Dương này, minh nhận thấy: trước những thách thức đáng lo ngại đối với tình hình chủ quyền và an ninh quốc gia, chúng ta, thế hệ trẻ, cùng dân tộc Việt Nam, phải nâng cao ý thức trách nhiệm và hành động thiết thực để bảo vệ tương lai và tình yêu quê hương.
Để đảm bảo chủ quyền biển đảo, trước hết, chúng ta, đặc biệt là thanh niên và học sinh, cần xác định rằng việc giữ vững biển đảo bắt đầu bằng tri thức về chủ quyền biển đảo. Chúng ta cần tự mình nghiên cứu và thấu hiểu sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng của chủ quyền biển đảo và giá trị to lớn của chủ quyền này, mà các tổ tiên của chúng ta đã hy sinh nhiều để xây dựng. Hơn nữa, chúng ta cần tìm hiểu về lịch sử đất nước, đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, cũng như lịch sử của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này giúp chúng ta thấu hiểu sâu sắc về tầm quan trọng của những vùng biển này đối với quốc gia và dân tộc. Chúng ta cũng cần nắm rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với biển Đông, để biết cách hành động và ủng hộ các nỗ lực của chính quyền trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Chúng ta hãy cùng nhau trang bị kiến thức, tạo ra một cộng đồng ý thức cao về chủ quyền biển đảo và sẵn sàng đóng góp bằng tri thức và tình yêu quê hương để đối mặt với mọi thách thức trong tương lai!
Bạn của cậu
Nhật Nam
Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 21. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Bài 22. Thực hành: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long.
Bài 23. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo
Chủ đề 1. Đô thị: Lịch sử và hiện tại
Chủ đề 2. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
Chủ đề 3. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông