Sử dụng vốn vay không đúng mục đích sẽ bị xử phạt hình sự khi nào ? Hồ sơ vay vốn cần những gì ?

402

Sử dụng vốn vay sai mục đích có thể bị ngân hàng ngừng giải ngân hoặc thu hồi nợ trước hạn. Vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về mục đích sử dụng vốn vay và sử dụng vốn vay không đúng mục đích sẽ bị xử phạt hình sự khi nào ? … Để giải đáp những thắc mắc trên đây, trong bài viết này, Tailieumoi.vn sẽ tổng hợp các thông tin pháp luật để giải đáp cho bạn đọc.

Sử dụng vốn vay không đúng mục đích sẽ bị xử phạt hình sự khi nào ? Hồ sơ vay vốn cần những gì ?

1.   Pháp luật hiện hành quy định thế nào về mục đích sử dụng vốn vay?

1.1. Vốn vay là gì?

Vốn là toàn bộ giá trị vật chất được doanh nghiệp đầu tư phục vụ cho việc vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn có thể là toàn bộ của cải vật chất được con người tạo ra và tích luỹ được qua thời gian sản xuất kinh doanh và cũng có thể là những của cải thuộc về thiên nhiên như đất đai, khoáng sản…

Doanh nghiệp cần vốn để hoạt động. Vốn là tài sản được sử dụng để từ đó doanh nghiệp khai thác và tạo ra nhiều tài sản hơn. Vốn bao gồm nhà máy, hàng tồn kho, đất đai, tài sản góp vốn,… Các doanh nghiệp có thể có được vốn vay thông qua : tài trợ bằng nợ và tài trợ vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu là tiền mà công ty đã có hoặc có thể huy động từ các chủ sở hữu hoặc từ nhà đầu tư. "Vốn vay" được sử dụng để phân biệt vốn có nhờ nợ với vốn có bằng vốn chủ sở hữu.

Các phương thức vay có thể ở dạng cho vay, thẻ tín dụng, thỏa thuận thấu chi và phát hành nợ như trái phiếu. Trong mọi trường hợp, người vay cần trả lãi suất như chi phí vay.Nợ trên thực tế được doanh nghiệp bảo đảm bằng tài sản thế chấp, chẳng hạn như trường hợp mua nhà, tài sản thế chấp được bảo đảm bằng căn nhà đang mua. Tuy nhiên, vốn vay cũng có thể là một hình thức gỡ nợ, và trong trường hợp đó, nó không được bảo đảm bằng tài sản.

Cho vay là một quan hệ kinh tế, phát sinh khi chủ thể này chuyển cho chủ thể khác quyền sử dụng một khoản giá trị (tiền tệ hoặc hiện vật) trong một thời gian nhất định.

Ví dụ: Anh A mua một căn nhà giá 2 tỷ đồng Việt Nam, anh A có sẵn 1 tỷ 500 triệu, vay ngân hàng thêm 500 triệu (thời hạn trả là 18 tháng) để mua căn nhà đó. Như vậy, 500 triệu đồng trong trường hợp này là vốn vay, được sử dụng cho mục đích mua nhà của anh A.

1.2. Mục đích sử dụng vốn vay

Mục đích sử dụng vốn vay sẽ được quy định trong hợp đồng vay. Mục đích sử dụng vốn vay là nghĩa vụ hợp đồng vay theo cam kết của bên vay đối với bên cho vay nhằm đảm bảo việc tuân thủ, đạt các mục tiêu, hiệu quả hợp đồng như mong muốn của các bên.

Trong thực tiễn áp dụng, không ít trường hợp sử dụng vốn vay không đúng mục đích cam kết, vi phạm các điều khoản trong hợp đồng vay đã diễn ra. Bên cho vay không làm tốt công tác kiểm tra dẫn đến sai phạm và hậu quả nghiêm trọng.

2. Xử lý hình sự đối với hành vi sử dụng vốn vay không đúng mục đích

2.1. Sử dụng vốn vay không đúng mục đích

Việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng là dấu hiệu của hành vi chiếm đoạt tiền vay. Các biểu hiện thường của hành vi này: tạo dựng chứng từ giả, cung cấp thông tin không đúng sự thật với mục đích duy nhất là có được vốn vay để giải quyết các nhu cầu riêng của bên vay, kể cả việc sử dụng vào mục đích trái pháp luật.

Ví dụ: Khi mở cửa hàng để kinh doanh sắt thép, ông P đã thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà cho ngân hàng để vay 500 triệu đồng. Tuy nhiên sau đó do con trai ông P bị ốm và cần tiền chi trả viện phí nên ông P đã sử dụng số tiền vay để chi trả , dẫn đến không có khả năng trả nợ. Do đó, hành vi sử dụng vốn vay trái mục đích theo thoả thuận trong hợp đồng vay của ông P chính là hành vi sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

Nếu  ông P không hoàn trả tiền vay, đây là biểu hiện của sai phạm về sự gian dối của bên vay thuộc về ý thức chủ quan của người vay, các cơ quan tố tụng đã có căn cứ để xác định hành vi chiếm đoạt tài sản và truy cứu trách nhiệm hình sự. 

2.2. Điều kiện xử lý hình sự đối với hành vi sử dụng vốn vay không đúng mục đích

Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) thì người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Theo đó, căn cứ các quy định trên thì trường hợp cá nhân có hành vi sử dụng khoản vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tiền thì có thể dẫn đến truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

 Công văn 64/TANDTC-PC năm 2019  hướng dẫn một số quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) như sau:

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì: “Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù cỏ điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”. Như vậy:

- Trường hợp người sử dụng vốn vay vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích xin vay vốn nhưng không sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp (buôn lậu, rửa tiền, sản xuất, buôn bán ma túy...) mà dùng vốn vay để tiêu xài, xây nhà cửa, mua sắm đồ dùng, phương tiện đi lại...) dẫn đến khi đến hạn họ không có điều kiện, khả năng trả nợ thì không coi là sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản để xử lý trách nhiệm hình sự.

- Trường hợp đến thời hạn trả lại tài sản mà họ có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả (có nhà, đất đai, tài sản nhưng chây ì, tẩu tán hoặc có hành vi chống đối lại việc kê biên, thu hồi tài sản...) thì bị xử lí trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Do đó, trường hợp người vay vay ngân hàng một số tiền để sử dụng vào mục đích kinh doanh (ghi trên hợp đồng vay). Nhưng khi được ngân hàng giải ngân, người vay lại không dùng số tiền đó để kinh doanh mà dùng để xây nhà. Nay ngân hàng kiểm tra tình hình sử dụng khoản vay thì phát hiện như trên và yêu cầu người vay phải trả ngay khoản vay, nhưng người vay đã mất khả năng chi trả. Cần căn cứ thêm các cơ sở để xác định hành vi của ngừoi vay có dấu hiệu phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không? nếu người vay sử dụng số vốn vay để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như buôn lậu, rửa tiền, sản xuất, buôn bán ma túy..., và người vay đã mất khả năng chi trả khoản vay trên thì người vay mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trên.

3. Một số lưu ý khi sử dụng vốn vay

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng vốn vay mà chúng tôi khuyên bạn cần lưu ý trong quá trình sử dụng nguồn vốn vay. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

-       Xác định Mục đích vay: Trước khi vay tiền, hãy rõ ràng về mục đích vay. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo rằng bạn sử dụng số tiền vay một cách có trách nhiệm và đáng tin cậy.

-       Đánh giá Khả năng Trả nợ: Hãy xem xét kỹ lưỡng khả năng tài chính của bạn trước khi vay. Đảm bảo rằng bạn có khả năng trả nợ theo lịch trình đã thỏa thuận mà không gặp khó khăn đáng kể.

-       So sánh Lãi suất và Điều kiện Vay: Nếu có nhiều nguồn vay khác nhau, hãy so sánh lãi suất và điều kiện vay để chọn lựa lựa chọn tốt nhất. Một lãi suất thấp không phải lúc nào cũng tốt nếu có các điều kiện vay không lợi cho bạn.

-       Đọc Kỹ Hợp đồng Vay: Trước khi ký kết hợp đồng vay, đảm bảo bạn đã đọc và hiểu rõ tất cả các điều khoản và điều kiện. Nếu có bất kỳ điều gì mơ hồ hoặc không rõ, hãy hỏi nhà cung cấp vay để làm rõ.

-       Không Sử dụng Vay để Trả nợ Khác: Tránh sử dụng vốn vay để trả nợ cho các khoản vay khác, trừ khi có lý do cụ thể và chiến lược tài chính cân nhắc.

-       Tạo Kế hoạch Trả nợ: Xây dựng một kế hoạch cụ thể để trả nợ theo thời gian. Điều này giúp bạn theo dõi và quản lý tốt hơn tình hình tài chính.

-       Tránh Vay Quá Mức: Hãy tránh vay nhiều hơn số tiền bạn thực sự cần. Vay quá mức có thể dẫn đến khả năng trả nợ kém và tình hình tài chính bất ổn.

-       Kiểm tra Điều khoản Phạt và Phí: Xem xét kỹ về các điều khoản phạt và phí nếu bạn trả nợ sớm hoặc có vi phạm hợp đồng. Điều này giúp bạn tránh bị ảnh hưởng bởi các chi phí không mong muốn.

4. Vay tài sản nhưng sử dụng không đúng mục đích thì có phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không?

Căn cứ quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

...

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo quy định, nếu người phạm tội không có hành vi gian dối, không bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản nhưng lại dùng tài sản đó (tài sản nhận từ chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản) vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản đó thì cũng bị coi là có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trường hợp dùng tài sản vào mục đích bất hợp pháp là trường hợp dùng tài sản vào việc thực hiện tội phạm thì mới bị coi là bất hợp pháp với ý nghĩa là dấu hiệu cấu thành tội phạm như: dùng tiền vay được để hối lộ, để buôn lậu, mua bán hàng cấm, mua bán ma tuý, vũ khĩ quân dụng, chất cháy, chất độc.. Cần phân biệt, dùng tài sản vào mục đích bất hợp pháp với việc sử dụng tài sản không đúng mục đích đã thoả thuận khi vay, mượn.

5. Vay tài sản để chăn nuôi thì thì bên vay có nghĩa vụ gì?

Vay tài sản để chăn nuôi thì thì bên vay có nghĩa vụ được quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Vay tài sản để chăn nuôi thì hai bên có thể thỏa thuận lãi suất tối đa bao nhiêu?

Lai suất vay được quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Theo đó, vay tài sản để chăn nuôi thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

6. Hồ sơ vay vốn bao gồm những giấy tờ gì ?

Dưới đây là các giấy tờ bạn cần chuẩn bị để làm hồ sơ vay vốn, cụ thể bao gồm:

* Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án kinh doanh và tự khai nguồn thu nhập – chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Giấy tờ nhân thân (CMND, hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân…)

* Hồ sơ Pháp lý (Giấy đăng ký kinh doanh, mã số thuế…)

* Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập (sổ theo dõi doanh thu/công nợ, báo cáo tài chính, tờ khai thuế giá trị gia tăng, hợp đồng cho thuê nhà/xe).

* Tài liệu thuyết minh mục đích sử dụng vốn vay (hợp đồng đầu vào/đầu ra, hóa đơn mua/bán hàng, các chứng từ khác…)

* Giấy tờ thể hiện quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đảm bảo

* Các giấy tờ khác có liên quan.

Đánh giá

0

0 đánh giá