Bị lừa tiền qua ngân hàng làm cách nào để lấy lại? Có khởi kiện đuợc không ?

135

Internet Banking đã giúp cho các giao dịch qua ngân hàng được nhanh chóng và thuận tiện hơn trên thực tế. Tuy nhiên, hiện nay có không ít các đối tượng lừa đảo lợi dụng ứng dụng này để trục lợi. Trường hợp bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng là một trong những rủi ro thường thấy nhất. Có không ít các thắc mắc thời gian qua như: Bị lừa tiền qua ngân hàng làm cách nào để lấy lại? Có khởi kiện được không ?...Để giải đáp các thắc măc trên, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có hướng xử lý trong tình huống không may bị lừa đảo qua tài khoản ngân hàng nhé.

1.    Một số trường hợp lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng phổ biến hiện nay

Số tài khoản ngân hàng bao gồm một dãy số dùng để nhận và chuyển tiền được ngân hàng cấp cho khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán.

Đa số các ngân hàng hiện nay vẫn khuyến cáo người dân hạn chế để lộ thông tin về số tài khoản ngân hàng cho người lạ, đặc biệt trên không gian mạng và trong các giao dịch dân sự khi chưa tìm hiểu kỹ bên kia. Bởi lẽ, nhiều đối tượng lừa đảo sẽ lợi dụng số tài khoản để thực hiện hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tiền. Dưới đây là một số cách thức lừa đảo từ số tài khoản ngân hàng, cụ thể:

– Cách 01: Yêu cầu khách hàng truy cập vào các đường link xác nhận chuyển tiền

+ Sau khi có được số tài khoản của các đối tượng nhẹ dạ cả tin được kẻ lừa đảo nhắm đến,  kẻ gian sẽ chuyển một khoản tiền nhỏ vào tài khoản của người này, sau đó gọi diện và giả làm nhân viên ngân, gửi tin nhắn cho khách hàng để thông báo giao dịch chuyển tiền bị treo và yêu cầu khách hàng truy cập vào một đường link trong tin nhắn để xác nhận thông tin, mở khóa lệnh và thực hiện chuyển tiền…

Đường link này sẽ dẫn khách hàng đến việc cung cấp các thông tin bảo mật như: Tên truy cập, mật khẩu ngân hàng, mã OTP … sau đó chiếm quyền kiểm soát tài khoản và thực hiện rút tiền

+ Giả mạo ngân hàng gửi email để thông báo khách hàng nhận được một khoản tiền và yêu cầu khách hàng xác nhận giao dịch bằng cách truy cập vào tệp hoặc đường link có chứa mã độc gửi kèm trong email nhằm chiếm đoạt thông tin và tiền trong tài khoản.

+ Các đối tượng này tìm những shop bán hàng online trên Facebook, sau đó nhắn tin hỏi mua hàng và nói dối là đang ở bên nước ngoài, yêu cầu các shop bán hàng đưa số tài khoản để họ chuyển tiền từ nước ngoài về.

Tiếp theo, chúng sẽ gửi cho các shop đường link, nói là truy cập vào đường link đó để nhận tiền chuyển khoản từ nước ngoài về, trong đường link này sẽ yêu cầu nhập số tài khoản, mật khẩu ngân hàng và mã OTP…

– Cách thức 02: Lừa đảo bằng thủ đoạn chuyển nhầm tiền vào tài khoản

Hình thức thực hiện thường thấy là các đối tượng sẽ vờ chuyển nhầm một khoản tiền vào tài khoản của khách hàng với nội dung cho vay, sau một thời gian, người này sẽ gọi điện đòi tiền cùng với lãi vay.

Hoặc, đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên ngân hàng thông báo có người chuyển nhầm tiền vào tài khoản của khách hàng và hướng dẫn thủ tục hoàn trả, sau đó gửi đường link yêu cầu khách hàng điền thông tin cá nhân gồm các thông tin bảo mật và chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

Do đó các khách hàng cần lưu ý:

– Tuyệt đối không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu đăng nhập tài khoản ngân hàng hay mã OTP cho bất kỳ ai, kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng.

– Tuyệt đối không bấm vào các đường link lạ được gửi qua tin nhắn, email, mạng xã hội.

– Khi cần xác thực thông tin, có thể liên hệ trực tiếp với ngân hàng (qua hotline hoặc đến ngân hàng) để được hỗ trợ, không làm theo hướng dẫn của người lạ, số điện thoại mang đầu số lạ.

– Hạn chế công khai số tài khoản cho người lạ, trên không gian mạng…

2.    Bị lừa tiền qua ngân hàng làm cách nào để lấy lại?

Nếu bạn khôny may trở thành nạn nhân của các vụ lừa tiền qua ngân hàng thì bạn hãy ngay lập tức báo cho ngân hàng để phong tỏa khoản tiền đó, trường hợp bạn lỡ cung cấp số tài khoản, mật khẩu và mã OTP ngân hàng cho đối tượng lừa đảo, hay ngay lập tức liên hệ với bộ phậm chăm sóc khách hàng của ngân hàng quản lý tài khoản ngân hàng của bạn. Đồng thời, thông báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để trình bày rõ sự việc và để họ biết và tiến hành điều tra hành vi lừa đảo.

3.    Ngay sau khi bị lừa tiền qua ngân hàng cần làm gì ?

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin đến mọi người dân kể cả khi đã chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo, cần thực hiện ngay các thao tác sau đây để hạn chế tối thiểu các thiệt hại xảy ra:

1. Liên hệ ngay với ngân hàng cấp thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ để báo cáo hành vi lừa đảo và yêu cầu ngân hàng dừng mọi giao dịch.

2. Báo cáo cho Công ty phát hành thẻ quà tặng nếu được đối tượng gửi thẻ này và chiếm đoạt tài sản.

3. Chuyển tiền ngân hàng: Báo cáo với công ty chuyển khoản ngân hàng hoặc ngân hàng mà bạn đang sử dụng để thu hồi lệnh chuyển tiền nếu sự việc vừa mới xảy ra, hoặc yêu cầu phong tỏa tài khoản mà số tiền chuyển đến.

4. Báo cáo với nhà cung cấp ứng dụng chuyển tiền nếu chuyển tiền qua ứng dụng của bên thứ 3.

5. Báo cáo cho nhà cung cấp nền tảng hoặc công ty bạn đã sử dụng để gửi tiền điện tử vì tiền điện tử là không thể thu hồi được.


6. Tiền mặt: Nếu bạn gửi qua thư hoặc chuyển phát, hãy liên hệ với Bưu điện hoặc dịch vụ chuyển phát đã sử dụng để xem liệu họ có thể chặn gói hàng hay không.

7. Chuyển khoản trái phép: Báo ngay cho ngân hàng để vô hiệu hoá tài khoản và giao dịch của bạn nếu kẻ lừa đảo chuyển tiền từ tài khoản mà không có sự chấp thuận của bạn.

8. Nhanh chóng thu thập, lưu lại bằng chứng, làm đơn tố giác gửi tới cơ quan Công an nơi cư trú.

4.    Tố cáo số tài khoản ngân hàng lừa đảo ở đâu?

Khi bị một đối tượng lừa đảo thông qua hình thức chuyển tiền vào số tài khoản ngân hàng thì người bị hại có thể tố cáo đến cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tin tố giác tội phạm lừa đảo qua ngân hàng và kiến nghị khởi tố, bao gồm: 

Cơ quan điều tra (Cơ quan Công an) và Viện kiểm sát nhân dân.

Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

“Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố”.

Khi tố cáo số tài khoản ngân hàng lừa đảo thì bị hại cần chuẩn bị các thông tin liên quan và các chứng cứ bị lừa đảo, cụ thể là các giao dịch chuyển tiền, tin nhắn trao đổi thỏa thuận khi giao dịch, biên lai chuyển khoản, bản sao kê, và các thông tin chứng cứ khác mà bị hại có được.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các thông tin và chứng cứ thì bị hại có thể tố giác tội phạm lừa đảo thông qua số tài khoản ngân hàng bằng cách liên hệ đến cơ quan chức năng theo đúng thẩm quyền, thẩm quyền được xác định như sau:

– Cơ quan điều tra (Cơ quan Công an): Tiếp nhận tin tố giác tội phạm lừa đảo qua số tài khoản ngân hàng –> Sau khi tiếp nhận thì giải quyết tin báo về tội phạm –> Sau khi giải quyết, xem xét nếu xét thấy có dấu hiệu của tội phạm thì kiến nghị khởi tố vụ án hình sự.

– Viện kiểm sát nhân dân: Viện kiểm sát nhân dân cũng có thẩm quyền và trách nhiệm giống như đối với cơ quan Công An: Đầu tiên, tiếp nhận tin tố giác tội phạm lừa đảo qua số tài khoản ngân hàng –> Sau khi tiếp nhận thì giải quyết tin báo về tội phạm –> Sau khi giải quyết, xem xét nếu xét thấy có dấu hiệu của tội phạm thì kiến nghị khởi tố vụ án hình sự.

Bên cạnh đó, Viện kiểm sát nhân dân còn có thẩm quyền kiến nghị khởi tố khi đã có đơn tố cáo số tài khoản ngân hàng lừa đảo nhưng Cơ quan Công an không thực hiện, hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, hoặc quá trình xác minh có sai phạm,… Thì lúc này Viện kiểm sát có thẩm quyền kiến nghị khởi tố

– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra: Có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết đơn tố giác số tài khoản ngân hàng lừa đảo, bao gồm các cơ quan sau: Các cơ quan của Bộ đội biên phòng; Các cơ quan của Hải quan; Các cơ quan của Kiểm lâm; Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển; Các cơ quan của Kiểm ngư; Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân.

Khoản 1 điều 35 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

“Điều 35. Cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

1. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:

a) Các cơ quan của Bộ đội biên phòng;

b) Các cơ quan của Hải quan;

c) Các cơ quan của Kiểm lâm;

d) Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển;

đ) Các cơ quan của Kiểm ngư;

e) Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

g) Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra”.

– Cơ quan, tổ chức nhà nước khác: Ngoài cơ quan điều tra và Viện kiểm sát ra thì các cơ quan nhà nước khác cũng có thẩm quyền tiếp nhận tin tố giác tội phạm (tiếp nhận tin tố cáo số tài khoản ngân hàng, số điện thoại, hoặc các hình thức lừa đảo khác). Sau khi tiếp nhận thì chuyển ngay cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết.

Như vậy, trên đây là thẩm quyền tiếp nhận đơn tố cáo số tài khoản ngân hàng, số điện thoại, và các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản khác, các bạn có thể làm đơn tố giác đến những cơ quan ở trên để tiếp nhận, giải quyết và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự, từ đó có thể giúp bị hại nhanh chóng lấy lại được khoản tiền mà mình đã bị lừa trước đó một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Dưới đây là các cách tố cáo số tài khoản lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Để tố cáo một số tài khoản ngân hàng lừa đảo thì các bạn làm theo các bước sau:

Bước 1: Tổng hợp thông tin và chứng cứ bị lừa đảo.

Trước khi tố giác hãy thu thập các thông tin và chứng cứ một cách chi tiết:

+ Số tài khoản ngân hàng lừa đảo, ngân hàng gì? Tên người thụ hưởng, địa chỉ, và các thông tin liên quan khác của số tài khoản

+ Quá trình nhắn tin, gọi điện khi giao dịch: Hãy thu thập tất cả các đoạn ghi âm, tin nhắn khi bạn chat trong quá trình giao dịch

+ Biên lai chuyển tiền, bản in sao kê có chứng nhận của nhân hàng, bản chụp màn hình chuyển khoản, và các thông tin khác,…

+ Bản tường trình quá trình bị lừa đảo: Các bạn ghi chi tiết, chính xác quá trình giao dịch của bạn.

+ Người làm chứng (nếu có): Tên, địa chỉ, số điện thoại,…. của người làm chứng.

+ Và các thông tin, chứng cứ khác mà bạn có được, các bạn cần thu thập tất cả những thông tin chứng cứ liên quan để quá trình giải quyết vụ việc được chính xác, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Bước 2: Làm đơn tố cáo số tài khoản ngân hàng lừa đảo.

Sau khi thu thập đầy đủ thông tin và chứng cứ bị lừa đảo thì các bạn bắt đầu làm đơn tố cáo

Bước 3: Nộp đến cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Sau khi hoàn thành đơn tố cáo thì thì các bạn gửi đến đúng cơ quan chức năng có thẩm quyền, các bạn có thể gửi qua đường bưu điện, hoặc gửi trực tiếp, hoặc gửi qua hòm thư điện tử (nếu có). Trong đó, gửi trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền để được tiếp nhận và hỗ trợ xử lý nhanh nhất. 

5.    Có khởi kiện đối tượng lừa đảo tiền qua ngân hàng được không?

Về việc xác định tội danh

Theo quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 139 và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 140 của Bộ luật Hình sự 2015  thì hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 khi thủ đoạn gian dối xuất hiện ngay từ đầu, người phạm tội cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm làm cho người khác tin đó là sự thật nhằm chiếm đoạt tài sản (thủ đoạn gian dối xuất hiện trước hành vi chiếm đoạt).

Trường hợp nếu người kia ngay từ đầu không gian dối, chỉ sau khi có được tiền của bạn, người đó mới xuất hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng các thủ đoạn bỏ trốn, đánh tráo, không có khả năng hoàn trả vì đã sử dụng vào mục đích bất hợp pháp…thì hành vi này cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 của Bộ luật Hình sự 2015.

Cũng cần lưu ý về giá trị tài sản chiếm đoạt như sau:

- Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

- Nếu giá trị tài sản không đáp ứng các quy định tại khoản 1 của Điều 139 và khoản 1 Điều 140 thì người thực hiện hành vi vi phạm chỉ bị xử lý hành chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định số 167/2013/NCĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 uy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, người có hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Do đó, hoàn toàn có thể tố giác hành vi vi phạm của  người lừa đảo tiền qua tài khoản ngân hàng miễn là bạn có thể cung cấp đầy đủ các thông tin và chứng cứ cho cơ quan có thẩm quyền.

6.    Cách phòng chống bị lừa đảo tiền qua ngân hàng

Để bảo vệ tài chính của bản thân, mọi người cần lưu ý đến các cách để giúp bản thân không rơi vào “ bẫy” của các đối tượng lừa đảo:

- Tìm hiểu kỹ thông tin người nhận tiền trước khi chuyển khoản.

- Sử dụng các ứng dụng chính thống của ngân hàng, không truy cập vào các link lạ.

- Không cung cấp mật khẩu cho bất kỳ ai (kể cả nhân viên ngân hàng); nên bảo mật hai lớp.

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017)

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

 7.    Thực hiện giao dịch cho công ty mà bị lừa đảo qua ngân hàng thì có nên báo cho công ty biết không ?

Đối với trường hợp khi bạn thực hiện các giao dịch mua bán cho công ty mà bị xảy ra tình trạng bị lừa đảo qua ngân hàng, bạn đã lỡ chuyển khoản tiền công ty cho đối tượng lừa đảo thì bạn cần thông báo ngay cho công ty biết toàn bộ sự việc để có thể ngay lập tức phối hợp với cơ quan công an để tìm ra kẻ lừa đảo một cách thuận lợi và nhanh hơn.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá