Bằng tốt nghiệp THPT, bằng cử nhân bị mất thì phải làm sao? Hồ sơ xin cấp lại như thế nào ?

246

           Bằng tốt nghiệp THPT, bằng cử nhân là những bằng cấp quan trọng của mỗi cá nhân, vậy khi bằng tốt nghiệp và bằng cử nhân bị mất thì phải làm sao? Hồ sơ xin cấp lại như thế nào ?... Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp cho những thắc mắc này nhé.

Bằng tốt nghiệp THPT, bằng cử nhân bị mất thì phải làm sao? Hồ sơ xin cấp lại như thế nào ? 

 1. Bằng tốt nghiệp là gì? Bằng cử nhân là gì ? Thẩm quyền cấp bằng thuộc về ai?

Bằng tốt nghiệp (diploma) là chứng chỉ hoặc chứng thư được cấp bởi một tổ chức giáo dục, chẳng hạn như cao đẳng hoặc đại học, chứng nhận rằng người nhận đã hoàn thành thành công một khóa học cụ thể. Bằng tốt nghiệp cũng đề cập đến một giải thưởng học thuật được trao sau khi hoàn thành nghiên cứu trong các khóa học khác nhau như bằng tốt nghiệp trong giáo dục đại học, bằng tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp sau khi tốt nghiệp,...

Khoản 2 Điều 12 Luật giáo dục 2019 quy định:

“Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương”.

Tốt nghiệp cử nhân theo cách nói khác chính là tốt nghiệp đại học theo Luật giáo dục đại học 2012

Ngoài ra thì bàn về khái niệm này thì tại Luật giáo dục 2019 được hiểu là bằng do cơ sở giáo dục đại học cấp cho người đã tốt nghiệp trình độ đại học.

Bằng tốt nghiệp cử nhân là một loại văn bằng nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, bằng tốt nghiệp cử nhân sẽ được cấp cho những sinh viên hoàn thành xong chương trình đại học. Thông tin trên bằng có ghi rõ thông tin cá nhân, trường theo học cũng như kết quả tốt nghiệp để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

  • Thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp

+ Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp;

+ Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp;

+ Bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm do người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo viên hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo giáo viên cấp;

  • Thời hạn cấp văn bằng, chứng chỉ được quy định như sau:

+ 75 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông;

+ 30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học;

+ 30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ;

+ 30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận học vị tiến sĩ và cấp bằng tiến sĩ.

+ Người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 19 của Quy chế này có trách nhiệm cấp chứng chỉ cho người học chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp.

+ Trong thời gian chờ cấp văn bằng, người học đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp được cơ sở giáo dục nơi đã theo học cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời".

2. Bằng tốt nghiệp THPT có cấp lại được không?

Bằng tốt nghiệp THPT mất rồi có cấp lại được không ?

Căn cứ theo Điều 2 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT (Quy chế) quy định về nguyên tắc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ như sau:

- Văn bằng, chứng chỉ được quản lý thống nhất, thực hiện phân cấp quản lý cho các sở giáo dục và đào tạo, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo giáo viên, cơ sở giáo dục đại học theo quy định tại Điều 3 Quy chế.

Văn bằng, chứng chỉ được cấp một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 18 Quy chế.

- Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong cấp phát và sử dụng văn bằng, chứng chỉ.

- Bảo đảm công khai, minh bạch trong cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

Điều 18. Cấp lại văn bằng, chứng chỉ

1. Trường hợp văn bằng, chứng chỉ đã cấp nhưng phát hiện bị viết sai do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ thì cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm cấp lại bản chính văn bằng, chứng chỉ.

2. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ quy định tại Điều 15 của Quy chế này có thẩm quyền cấp lại văn bằng, chứng chỉ.

3. Thủ tục cấp lại văn bằng, chứng chỉ như sau:

a) Người có yêu cầu cấp lại văn bằng, chứng chỉ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho cơ quan có thẩm quyền cấp lại văn bằng, chứng chỉ một bộ hồ sơ gồm: đơn đề nghị cấp lại văn bằng, chứng chỉ; văn bằng, chứng chỉ đề nghị cấp lại; giấy tờ chứng minh cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ viết sai văn bằng, chứng chỉ;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc cấp lại văn bằng, chứng chỉ; nếu không cấp lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Trường hợp mẫu văn bằng, chứng chỉ tại thời điểm cấp văn bằng, chứng chỉ đã thay đổi, cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ sử dụng mẫu văn bằng, chứng chỉ hiện hành để cấp cho người được cấp lại văn bằng, chứng chỉ.

Như vậy, văn bằng và chứng chỉ chỉ được cấp duy nhất một lần trừ trường hợp được cấp lại. Do đó, mất bằng tốt nghiệp cấp 3 sẽ không được cấp lại bản chính mà người đứng tên trong văn bằng cũng sẽ chỉ được cấp lại bản sao dù cho việc làm mất bằng xảy ra do bất cứ lý do nào.

Còn đối với những trường hợp sai sót thông tin như tên họ, ngày tháng... được ghi trên bằng tốt nghiệp thì sẽ được cấp lại. Bản cấp lại này sẽ là bản chính của văn bằng vì bản sai sót kia được coi là không có giá trị do phản ánh không đúng thông tin của chủ bằng

3. Bằng tốt nghiệp cử nhân có cấp lại được không?

Căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 2 Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT về Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân thì văn bằngchứng chỉ chỉ được cấp một lần, trừ các trường hợp:

  •  Văn bằng, chứng chỉ đã cấp nhưng phát hiện bị viết sai do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ thì cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm cấp lại bản chính văn bằng, chứng chỉ.
  • Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ quy định tại Điều 15 của Quy chế này có thẩm quyền cấp lại văn bằng, chứng chỉ.

     Như vậy, khi bị mất bằng cử nhân thì sinh viên sẽ không được cấp lại bản gốc mà chỉ được cấp bản sao y từ bằng gốc. Bản sao của bằng tốt nghiệp có giá trị sử dụng, giá trị pháp lý tương đương và thay cho bản chính.

4. Dùng bằng tốt nghiệp của người khác để xin việc có phạm tội không ?

Theoquy định tại Khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ cung cấp thông cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động thì:

Điều 16. Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động

...

2. người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.”

Trường hợp mượn bằng cấp, giấy tờ tùy thân của người thân, bạn bè hay đi thuê bằng để xin vào làm việc tại một doanh nghiệp là hành vi vi phạm quy định pháp luật về lao động, cụ thể là vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động.

Theoquy định tại điểm đ khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với việc mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân (CMND), thẻ Căn cước công dân (CCCD) để thực hiện hành vi trái pháp luật như sau:

Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân

...

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

...

đ) Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

...

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm đ khoản 4 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 4 Điều này.

tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 04/2021/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng văn bằng, chứng chỉ như sau:

Điều 23. Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác;

b) Cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình;

...”

Có thể thấy, việc mượn bằng cấp, giấy tờ tùy thân của người khác để xin việc thì cả người mượn và người cho mượn đều sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể như sau:

- Đối với hành vi mượn, cho mượn chứng minh nhân dân hay thẻ căn cước công dân thì sẽ chịu mức phạt hành chính:

+ Bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

+ Buộc nộp lại CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm này gây ra.

- Đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng văn bằng, chứng chỉ: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

(Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP  và điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP).

5. Trình tự cấp bản sao bằng cấp 3

Trình tự cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc được quy địnhchi tiết tại khoản 2 Điều 31 Quy chế như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người đề nghị cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ theo Mục 4 cho cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc;

Bước 2: Trả kết quả

Trường hợp đủ hồ sơ, thực hiện yêu cầu cấp bản sao bằng cấp 3:

Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 03 (ba) giờ chiều, cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng chứng chỉ từ sổ gốc phải cấp bản sao cho người có yêu cầu. 

Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được xác định từ thời điểm cơ quan tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến;

Thời gian gia hạn cấp bằng cấp 3:

Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu cấp bản sao từ nhiều sổ gốc, yêu cầu số lượng nhiều bản sao, nội dung văn bằng, chứng chỉ phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao không thể đáp ứng được thời hạn tại Bước 2 thì thời hạn cấp bản sao:

- Kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc 

- Dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu cấp bản sao.

Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao hoặc không cấp bản sao cho người yêu cầu:

Cơ quan tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu và nêu rõ lý do theo thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 31 Quy chế.

6. Hồ sơ, thủ tục cấp bản sao bằng đại học

Hồ sơ phục vụ cho việc làm thủ tục cấp bản sao bằng đại học cần đáp ứng được các giấy tờ sau đây:

  • Đơn đề nghị cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ, trong đó cung cấp các thông tin về văn bằng, chứng chỉ đã được cấp;
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra;
  • Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc là người quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 30 của thông tư 21/2019/TT-BGDĐT thì phải xuất trình giấy ủy quyền (đối với người được ủy quyền) hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ;
  • Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi bản sao có chứng thực giấy tờ trên đây kèm theo 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc.

 Trình tự cấp bản sao bằng đại học bị mất

     Dưới đây là các bước trong trình tự cấp bản sao bằng đại học bị mất, cụ thể:

      Bước 1: Người đề nghị cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc;

      Bước 2: Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 03 (ba) giờ chiều, cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng chứng chỉ từ sổ gốc phải cấp bản sao cho người có yêu cầu. Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được xác định từ thời điểm cơ quan tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến;

      Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu cấp bản sao từ nhiều sổ gốc, yêu cầu số lượng nhiều bản sao, nội dung văn bằng, chứng chỉ phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao không thể đáp ứng được thời hạn trên đây thì thời hạn cấp bản sao được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu cấp bản sao.

     Như vậy, khi làm thủ tục xin cấp bản sao bằng đại học, theo quy định bạn chỉ mất từ 01-3 ngày làm việc. Thế nhưng, trên thực tế các trường đại học, cao đẳng thường đưa ra nhiều lý do để kéo dài thời gian trả kết quả cho người yêu cầu.

7.   Một số thắc mắc liên quan đến vấn đề mất bằng tốt nghiệp đại học

7.1:  Có thể ủy quyền cho người khác thay mặt thực hiện thủ tục cấp lại bằng đại học bị mất không?

     Theo quy định của pháp luật, cá nhân có nhu cầu cấp lại bản sao bằng đại học bị mất nhưng vì các lý do cá nhân hoặc do vị trí địa lý xa xôi không thể đi nộp hồ sơ trực tiếp tại trường thì có thể ủy quyền cho người khác thay mặt nộp hồ sơ thực hiện thủ tục.

7.2: Lệ phí cấp lại bằng tốt nghiệp đại học bị mất là bao nhiêu?

     Hiện nay mức lệ phí cấp lại bản sao bằng tốt nghiệp đại học được thu theo quy định của từng trường, thường dao động khoảng 30.000 đồng - 50.000 đồng/bản, đặc biệt có một số trường quy định mức thu cao hơn khoảng 70.000 đồng - 80.000 đồng/ bản

7.3: Khi xin cấp lại bằng đại học bị mất sẽ được cấp kết quả là giấy tờ gì?

     Khi xin cấp lại bằng đại học bị mất, cá nhân không được cấp bản gốc mà chỉ được cấp theo một trong hai hình thức đó là bản sao bằng đại học từ sổ gốc hoặc giấy chứng nhận đã tốt nghiệp đại học.Một số trường đại học cho phép người yêu cầu xin cấp lại bằng đại học được lựa chọn nhận kết quả là một trong hai hình thức trên.

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá