Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 38, 39, 40 Tập làm văn | Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 tập 1

5.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập làm văn trang 38, 39, 40 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 5 Tập 1. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 38, 39, 40 Tập làm văn - Luyện tập tả cảnh

Câu 1 trang 39, 39 VBT Tiếng Việt lớp 5: Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu ở dưới:

a) Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

- Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?

- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?

- Gạch dưới những hình ảnh trong đoạn văn thể hiện những liên tưởng thú vị của tác giả khi quan sát biển.

b) Con kênh này có tên là kênh Mặt Trời. Nơi đây, suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếch trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hoá ra một dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Có lẽ bởi vậy mà nó được gọi là kênh Mặt Trời.

- Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?

- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?

- Gạch dưới những hình ảnh thể hiện sự liên tưởng của tác giả khi quan sát và miêu tả con kênh. Nêu tác dụng của những liên tưởng đó.

Phương pháp giải:

a. - Em đọc câu văn thứ nhất.

- Em đọc những câu văn còn lại.

- Em đọc kĩ toàn bài.

b. - Em đọc kĩ toàn bài để xác định những mốc thời gian được nhắc tới trong bài.

- Em đọc kĩ để xem tác giả đã dùng giác quan nào để quan sát: thị giác (mắt nhìn), thính giác (tai nghe), khứu giác (mũi ngửi), xúc giác (tay sờ)

- Em đọc kĩ bài.

Trả lời:

a) 

- Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?

  + Đoạn văn tả màu sắc của biển thay đổi tùy theo sắc mây trời.

- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?

  + Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những lúc khác nhau : khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi dông gió lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

- Gạch dưới những hình ảnh trong đoạn văn thể hiện những liên tưởng thú vị của tác giả khi quan sát biển.

Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ ... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

b)

- Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?

   + Con kênh được quan sát suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa và lúc trời chiều.

- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?

  + Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác, để thấy được màu sắc thay đổi của con kênh. Ngoài ra còn bằng xúc giác để thấy nắng nóng như đổ lửa.

- Gạch dưới những hình ảnh thể hiện sự liên tưởng của tác giả khi quan sát và miêu tả con kênh. Nêu tác dụng của những liên tưởng đó.

Con kênh này có tên là kênh Mặt Trời. Nơi đây, suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếch trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hoá ra một dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Có lẽ bởi vậy mà nó được gọi là kênh Mặt Trời.

- Tác dụng của liên tưởng: Giúp người đọc hình dung được cái nắng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.

Câu 2 trang 40 VBT Tiếng Việt lớp 5: Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước).

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của đề bài.

Trả lời:

A. Mở bài : Giới thiệu cảnh đẹp

- Con sông mà em định tả tên gì ? Ở đâu (con sông Tiền nơi phà Rạch Miễu)

- Tại sao em lại chọn tả dòng sông ấy ? (đó là con sông quê ngoại, có nhiều kỉ niệm gắn bó với em)

B. Thân bài :

- Tả dòng sông

a) Buổi sáng

+ Mặt sông phẳng lặng, lục bình trôi dập dềnh, thỉnh thoảng có vài con thuyền chạy qua, vài chiếc xà lan chở hàng hóa khuấy động dòng nước. Nước đục nhờ nhờ, nhấp nhô sóng.

+ Hai bên bờ sông là dừa nước, thấp thoáng vài nóc nhà.

+ Từng chuyến phà lớn chở hàng hóa, người và xe cộ. Từ sáng sớm, đã đông đúc, tấp nập.

+ Nắng lên, mặt nước lấp lánh, nước sông đỏ đậm phù sa, cuồn cuộn chảy. Sóng đánh vào mạn phà, thuyền.

b) Buổi chiều

- Thủy triều xuống, nước sông cạn hơn.

- Lòng sông hẹp lại.

- Thuyền bè đi lại vẫn tấp nập.

- Trong ánh hoàng hôn, sóng nước sóng sánh nhuộm sắc vàng, trông thật đẹp.

C. Kết luận :

-  Sông đầy gắn bó vì đó là quê ngoại thân yêu.

-  Con sông làm nên vẻ đẹp cho quê hương.



Đánh giá

0

0 đánh giá