Sách bài tập GDCD 7 Bài 3 (Kết nối tri thức): Học tập tự giác, tích cực

6.6 K

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Bài tập 1 trang 11 SBT GDCD 7: Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực?

(Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)

A. T chỉ chăm học khi sắp đến kì thi.

B. H luôn nghĩ đến nhiều cách khác nhau để giải một bài toán.

C. Trong học tập, C luôn đặt câu hỏi“Vì sao?” và cố gắng tìm cách để trả lời câu hỏi đó nên bạn hiểu các vấn đề rất sâu sắc.

D. P chỉ làm các bài tập theo những điều thầy, cô giáo đã hướng dẫn.

E. M luôn đưa ra nhiều cách giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp và những bạn đó đã tiến bộ rõ rệt trong học tập.

Trả lời:

- Lựa chọn phương án: B, C, E

Bài tập 2 trang 11 SBT GDCD 7Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Luôn chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

B. Chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi tới các kì kiểm tra.

C. Chỉ cần xây dựng kế hoạch học tập còn việc thực hiện thì tuỳ thuộc vào hoàn cảnh.

D. Tự giác, tích cực học tập giúp em rèn luyện tính tự lập, tự chủ và tích luỹ kiến thức cho bản thân.

Trả lời:

- Đồng tình với ý kiến A, D, vì những việc làm đó sẽ giúp em tiến bộ trong học tập, nắm vững kiến thức, thực hành và rèn luyện kĩ năng để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.

- Không đồng tình với ý kiến B, C, vì:

+ Ý kiến B thể hiện cách học mang tính chất đối phó.

+ Ý kiến C không thể hiện sự tự giác, tích cực trong học tập.

Bài tập 3 trang 11 SBT GDCD 7: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:

Tình huống a) A học rất giỏi và luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong học tập. Khi các bạn gặp khó khăn hay băn khoăn vấn đề gì, A giảng giải để giúp bạn hiểu bài. Trong giờ kiểm tra, A rất khó xử vì các bạn ngồi cạnh muốn chép bài.

1/ Em có nhận xét gì về cách học của một số bạn muốn chép bài của A trong tình huống trên?

2/ Nếu là A, em sẽ làm gì?

Tình huống b) Mỗi khi sang nhà T chơi, thấy T cặm cụi làm thêm những bài tập nâng cao,mở rộng kiến thức, H liền nói:“Cậu ngốc quá! Đây có phải là những bài tập thầy cô giao đâu mà phải làm. Chúng mình chỉ cần làm hết các bài trong sách giáo khoa là tốt lắm rồi!”.

1/ Em có nhận xét gì về lời nói của H?

2/ Nếu là T, em sẽ nói gì với H?

Trả lời:

* Tình huống a)

- Yêu cầu số 1: Việc một số bạn đòi chép bài của A trong giờ kiểm tra là không đúng. Các bạn nên tự giác hoàn thành bài kiểm tra của mình. Mỗi học sinh cần phải tự giác, tích cực trong học tập; thường xuyên tự ôn tập, trau dồi, nâng cao kiến thức cho bản thân; nếu không hiểu bài có thể nhờ thầy cô giáo, các bạn giảng giải và sau đó tự làm.

- Yêu cầu số 2: Khuyên các bạn tự làm bài kiểm tra của mình. Không nên chỉ học vì điểm số mà không nắm vững kiến thức.

* Tình huống b)

- Yêu cầu số 1: Không đồng tình với lời nói của H vì trong học tập, để nắm vững kiến thức thì ngoài việc làm các bài tập trong sách giáo khoa, học sinh cần tích cực làm thêm các bài tập mở rộng, nâng cao ở sách tham khảo. Việc làm đó sẽ giúp em nhanh tiến bộ trong học tập.

- Yêu cầu số 2: Giảng giải, phân tích để giúp H hiểu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác ôn tập, làm thêm các bài tập ở ngoài sách giáo khoa để củng cố kiến thức và kĩ năng. Đồng thời khuyên H nên dành thời gian cho việc học tập và hẹn bạn đi chơi vào dịp cuối tuần.

Bài tập 4 trang 12 SBT GDCD 7: Em hãy đưa ra lời khuyên cho các bạn trong những tình huống dưới đây:

Tình huống a) K được nhiều bạn trong lớp ngưỡng mộ vì bạn luôn chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. Có bạn hỏi“bí quyết” của Kđể có thể làm được như vậy, K trả lời: “Mình chỉ làm những bài tập dễ, còn những bài khó thì lấy sách hướng dẫn ra chép. Làm như vậy, mình không mất nhiều thời gian suy nghĩ mà lại hoàn thành đủ bài tập”.

1/ Em Có tán thành với cách học của K không? Vì sao?

2/ Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ khuyên K điều gì?

Tình huống b) H là học sinh chăm chỉ nên thường được điểm cao trong các bài kiểm tra. Khi các bạn hỏi lí do khiến H chăm chỉ học tập như vậy thì H trả lời rằng mình học để lấy điểm cao cho bố mẹ vui lòng.

1/ Em hãy nhận xét về thái độ và động cơ học tập của H.

2/ Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ khuyên H điều gì?

Tình huống c) Vì sợ thua điểm M về môn Tiếng Anh nên chỉ dành thời gian và cố gắng học thật tốt môn này còn các môn khác T thường bỏ qua.

1/ Em có nhận xét gì về cách học của T?

2/ Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ khuyên điều gì?

Trả lời:

* Tình huống a)

- Yêu cầu số 1: Không tán thành với cách học của K vì đó là cách học không đúng, thiếu trung thực trong học tập. Việc dựa dẫm vào sách hướng dẫn sẽ khiển K bị hổng kiến thức.

- Yêu cầu số 2: Khuyên bạn nên tự giác làm tất cả các bài tập trước khi tới lớp. Nếu bài nào không hiểu có thể nhờ bố mẹ, anh, chị, người thân trong gia đình giảng giải rồi tự làm hoặc có thể nhờ thầy cô, bạn bè hướng dẫn, sau đó tự làm.

* Tình huống b)

- Yêu cầu số 1: Không đồng tình với thái độ và động cơ học tập của H vì bạn không học cho chính bản thân mình.

Yêu cầu số 2: Khuyên bạn không nên suy nghĩ như vậy. Bạn nên tích cực, tự giác học để có kiến thức, chuẩn bị hành trang cho bản thân sau này. Bố mẹ sẽ vui lòng khi bạn biết xác định động cơ, mục đích học tập đúng đắn.

* Tình huống c)

- Yêu cầu số 1: Không đồng tình với cách học của Ivì bạn học lệch, học chỉ vì ganh đua về điểm số với bạn bè.

- Yêu cầu số 2: Khuyên bạn nên học đều tất cả các môn.Việc học lệch, chỉ chú tâm cho một môn sẽ dẫn tới kết quả học tập các môn khác ngày một giảm sút. Học tập và rèn luyện đầy đủ các môn học sẽ giúp em tiến bộ về mọi mặt, cũng như Có nền tảng kiến thức, kĩ năng tốt để vận dụng vào cuộc sống một cách toàn diện.

Bài tập 5 trang 13 SBT GDCD 7: Em hãy xác định một biểu hiện chưa tự giác, tích cực học tập của bản thân. Lập kế hoạch khắc phục điểm chưa tự giác, tích cực đó theo bảng sau:

SBT Giáo dục công dân 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

SBT Giáo dục công dân 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Bài 4: Giữ chữ tín

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Lý thuyết GDCD 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

1. Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực

Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở, khuyên bảo.

- Học tập tự giác, tích cực biểu hiện ở:

+ Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn;

+ Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập (học và làm bài đầy đủ hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực hợp tác khi học nhóm,...);

+ Luôn cố gắng vượt khó, kiên trì trong học tập;

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực của bản thân.

Lý thuyết Bài 3: Học tập tự giác, tích cực - Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 3: Học tập tự giác, tích cực - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hăng hái phát biểu xây dựng bài

Kiên trì học tập dù gia đình khó khăn

2. Ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực

- Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta:

+ Không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập;

+ Rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, ý kiến kiên cường, bền bỉ

+ Thành công trong cuộc sống và được mọi người tin yêu, quý mến.

- Cần góp ý nhắc nhở những bạn chưa tự giác tích cực trong học tập để các bạn đạt kể quả tốt hơn.

Lý thuyết Bài 3: Học tập tự giác, tích cực - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Chủ động, tự giác học tập giúp học sinh đạt được kết quả cao

Đánh giá

0

0 đánh giá