Đề cương ôn tập giữa kì 2 Địa lí 10 Kết nối tri thức năm 2024

0.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Đề cương ôn tập giữa kì 2 Địa lí 10 Kết nối tri thức năm 2024 – 2025. Tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi Giữa học kì 2 Địa lí 10. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Địa lí 10 Kết nối tri thức năm 2024

I. Nội dung ôn thi giữa kì 2 Địa lí 10

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Bài 19. Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới.

1. Quy mô dân số: đặc điểm và tình hình phát triển dân số thế giới.

2. Gia tăng dân số:

a. Gia tăng dân số tự nhiên:

  • Tỉ suất sinh thô
  • Tỉ suất tử thô
  • Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.

b. Gia tăng dân số cơ học:

  • Tỉ suất nhập cư
  • Tỉ suất xuất cư
  • Gia tăng dân số cơ học.

c. Gia tăng dân số thực tế.

d. các nhân tố ảnh tác động đến gia tăng dân số

  • Điều kiện tự nhiên và môi trường sống.
  • Điều kiện kinh tế xã hội.

3. Cơ cấu dân số

a. Cơ cấu sinh học:

  • Cơ cấu dân số theo giới.
  • Cơ cấu dân số theo tuổi.

b. Cơ cấu xã hội:

  • Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.
  • Cơ cấu dân số theo lao động.

Bài 20. Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới

1. Phân bố dân cư:

a. Tình hình phân bố dân cư thế giới.

b. Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư.

  • Nhân tố tự nhiên.
  • Nhân tố kinh tế xã hội.

2. Đô thị hóa

a. Khái niệm.

b. Các nhân tố tác động đến đô thị hóa.

  • Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên.
  • Nhân tố kinh tế xã hội.

c. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội và môi trường.

  • Ảnh hưởng tích cực.
  • Ảnh hưởng tiêu cực.

Bài 21. Các nguồn lực phát triển kinh tế

1. Khái niệm.

2. Phân loại.

  • Theo nguồn gốc.
  • Theo phạm vi lãnh thổ.

3. Vai trò của nguồn lực.

  • Các nguồn lực bên trong.
  • Các nguồn lực bên ngoài.

B. PHẦN TỰ LUẬN

Vẽ và nhận xét biểu đồ (vẽ một trong số biểu đồ sau: cột, tròn, kết hợp)

II. Đề thi minh họa giữa kì 2 Địa lí 10

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là

A. hiệu số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
B. tổng số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
C. hiệu số giữa người xuất cư, nhập cư.
D. tổng số giữa người xuất cư, nhập cư.

Câu 2. Thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh là

A. tổng tỉ suất sinh.
B. tỉ suất sinh thô.
C. tỉ suất sinh đặc trưng.
D. tỉ suất sinh chung.

Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng về quy mô dân số thế giới?

A. Quy mô dân số thế giới ngày càng tăng.
B. Tốc độ tăng dân số khác nhau giữa các giai đoạn.
C. Quy mô dân số thế giới tăng khá đều giữa các nước.
D. Quy mô dân số có sự khác nhau giữa các quốc gia.

Câu 4. Tỉ suất sinh thô không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Tự nhiên - sinh học.
B. Biến đổi tự nhiên.
C. Phong tục tập quán.
D. Tâm lí xã hội.

Câu 5. Cơ cấu theo giới không ảnh hưởng đến

A. phân bố sản xuất.
B. đời sống xã hội.
C. phát triển sản xuất.
D. tuổi thọ dân cư.

Câu 6. Tiêu chí nào sau đây không được thể hiện trong kiểu tháp tuổi mở rộng?

A. Tỉ suất sinh cao.
B. Tuổi thọ thấp.
C. Dân số tăng nhanh.
D. Già hoá dân số.

Câu 7. Đặc trưng nào sau đây không đúng với các nước có cơ cấu dân số trẻ?

A. Tỉ lệ dân số phụ thuộc ít.
B. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi thấp.
C. Nguồn lao động dự trữ dồi dào.
D. Việc làm, y tế là vấn đề nan giải.

Câu 8. Kiểu tháp tuổi mở rộng thường có ở

A. các nước công nghiệp.
B. các nước phát triển.
C. các nước chậm phát triển.
D. các nước đang phát triển.

Câu 9. Con người được xem là nguồn lực có vai trò như thế nào?

A. Không quan trọng đến sự phát triển của một đất nước.
B. Quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước.
C. Cần thiết đến sự phát triển kinh tế của một đất nước.
D. Tạm thời đối với sự phát triển kinh tế ở một đất nước.

Câu 10. Nguồn lực nào sau đây được xác định là điều kiện cần cho quá trình sản xuất?

A. Vị trí địa lí.
B. Dân cư và nguồn lao động.
C. Tài nguyên thiên nhiên.
D. Đường lối chính sách.

Câu 11. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia nguồn lực thành

A. nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế - xã hội.
B. nguồn lực kinh tế - xã hội, nguồn lực vị trí địa lí.
C. nguồn lực trong nước, nguồn lực nước ngoài.
D. nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vị trí địa lí.

Câu 12. Thành phần nào sau đây không được xếp vào cơ cấu lãnh thổ một quốc gia?

A. Vùng kinh tế.
B. Khu chế xuất.
C. Điểm sản xuất.
D. Ngành sản xuất.

Câu 13. Thành phần nào sau đây không được xếp vào cơ cấu ngành kinh tế của một quốc gia?

A. Trồng trọt.
B. Chăn nuôi.
C. Khai khoáng.
D. Hộ gia đình.

Câu 14. GNI phản ánh nội lực của

A. nền kinh tế.
B. vốn đầu tư.
C. nguồn lao động.
D. nguồn tài nguyên.

Câu 15. Thổ nhưỡng có ảnh hưởng thế nào đến sự phân bố và phát triển của nông nghiệp?

A. Quy mô, phương hướng sản xuất nông nghiệp.
B. Quy mô, cơ cấu, năng suất cây trồng, vật nuôi.
C. Cơ cấu sản xuất, mùa vụ, tính ổn định sản xuất.
D. Sự phân bố, quy mô của sản xuất nông nghiệp.

Câu 16. Điều kiện tự nhiên được coi là

A. tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông nghiệp.
B. nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
C. ít có ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp.
D. nhân tố không tác động đến sự phân bố nông nghiệp.

Câu 17. Cơ sở vật chất - kĩ thuật ảnh hưởng đến

A. quy mô, hiệu quả sản xuất và thúc đẩy sản xuất hàng hóa.
B. năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
C. điều tiết sản xuất và ảnh hưởng đến tính chuyên môn hóa.
D. sự phân bố và quy mô của hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Câu 18. Các vật nuôi nào sau đây thuộc gia súc nhỏ?

A. Bò, lợn, dê.
B. Trâu, dê, cừu.
C. Lợn, cừu, dê.
D. Gà, lợn, cừu.

Câu 19. Dê là vật nuôi không phổ biến ở

A. Xu-đăng.
B. Ê-ti-ô-pi.
C. Ni-giê-ri-a.
D. Tây Ban Nha.

Câu 20. Vai trò nào sau đây không đúng hoàn toàn với ngành trồng trọt?

A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
C. Cơ sở để phát triển chăn nuôi và nguồn xuất khẩu.
D. Cơ sở để công nghiệp hoá và hiện đại hoá kinh tế.

Câu 21. Lúa gạo là cây phát triển tốt nhất trên đất

A. ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
B. màu mỡ, cần nhiều phân bón.
C. phù sa, cần có nhiều phân bón.
D. ẩm, tầng mùn dày, nhiều sét.

Câu 22. Ngành lâm nghiệp gồm có các hoạt động nào sau đây?

A. Trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.
B. Bảo vệ rừng, trồng cây gỗ lớn và khai thác gỗ tròn.
C. Trồng rừng sản xuất, bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ.
D. Khai thác rừng tự nhiên, trồng và bảo vệ rừng trồng.

Câu 23. Ngành lâm nghiệp không có hoạt động nào sau đây?

A. Bảo vệ rừng.
B. Tái chế gỗ.
C. Khai thác gỗ.
D. Trồng rừng.

Câu 24. Do con người khai thác quá mức nên hiện nay tài nguyên rừng trên thế giới đang xảy ra tình trạng nào dưới đây?

A. Suy giảm nghiêm trọng.
B. Đang dần được khôi phục.
C. Chất lượng rừng nghèo.
D. Rừng tự nhiên tăng lên.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2,0 điểm). Phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

Câu 2 (2,0 điểm). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

Đánh giá

0

0 đánh giá