Đề cương ôn tập giữa kì 2 GDCD 8 Kết nối tri thức năm 2024

2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Đề cương ôn tập giữa kì 2 GDCD 8 Kết nối tri thức năm 2024 – 2025. Tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi Giữa học kì 2 GDCD 8. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề cương ôn tập giữa kì 2 GDCD 8 Kết nối tri thức năm 2024

I. PHẠM VI ÔN TẬP

Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

- Nhận biết được khái niệm bạo lực gia đình và người thường gây ra bạo lực gia đình.

- Nhận biết được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến và tác hại của bạo lực gia đình với cá nhân, gia đình và xã hội.

- Nhận diện được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến.

- Nêu được việc làm cần thực hiện khi xảy ra bạo lực gia đình.

- Biết được nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực gia đình.

- Xác định được tác hại của bạo lực gia đình đối với xã hội.

- Xác định được nhân vật ứng xử chưa đúng khi bạo lực gia đình xảy ra.

- Biết được hậu quả của bạo lực gia đình đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

- Biết được biểu hiện của nhân vật có thói quen chi tiêu hợp lí.

- Bày tỏ quan điểm trước các vấn đề liên quan đến chi tiêu hợp lí.

- Giải thích được lí do cần kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

- Xử lí được tình huống và khuyến khích mọi người chi tiêu hợp lí.

- Biết được như thế nào là chi tiêu chưa hợp lí trong tình huống cụ thể.

- Thực hiện được các việc làm thể hiện chi tiêu hợp lí.

- Lập được kế hoạch chi tiêu hằng tháng của bản thân hợp lí.

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP ÔN LUYỆN

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải là những câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về sự hòa thuận và hạnh phúc gia đình?

A. Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.
B. Chị ngã em nâng/ Anh em như thể chân tay
C. Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
D. Muốn sang thì bắt cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Câu 2: Hình thức bạo lực gia đình và tác hại của hành vi bạo lực gia đình là:

A. đánh mắng vợ
B. ép chồng đưa toàn bộ thu nhập cho vợ quản lí, khi có việc cần chi tiêu, chồng phải hỏi xin vợ
C. con cái bực tức, cố ý đạp phá đồ đạc trong gia đình
D. Tất cả đáp án trên

Câu 3: Bạo lực gia đình có tác hại như thế nào đối với cá nhân, gia đình và xã hội:

A. Đối với người bị bạo lực: gây tổn thương đến cuộc sống của người bị bạo lực (sức khỏe, danh dự, tính mạng, kinh tế,...)
B. Đối với gia đình là nguyên nhân chính dẫn đến tan vỡ gia đình
C. Đối với xã hội: làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội, gián tiếp gây ra các tệ nạn xã hội
D. Cả A, B, C

Câu 4: Anh (chị) hãy cho biết Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành từ thời gian nào?

A. Từ 07/01/2008
B. Từ 01/7/2008
C. Từ 07/01/2009
D. Từ 01/7/2009

Câu 5: Anh (chị) hãy cho biết bạo lực gia đình là gì?

A. Là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất đối với thành viên khác trong gia đình
B. Là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về tinh thần đối với thành viên khác trong gia đình
C. Là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
D. Đáp án a,b và c đều đúng

Câu 6: Bạo lực gia đình có mấy hình thức?

A. 2 hình thức: thể chất và tinh thần.
B. 3 hình thức: thể chất, tinh thần và tình dục.
C. 4 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế.
D. 5 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế và xua đuổi.

Câu 7: Anh (chị) hãy cho biết nạn nhân bạo lực gia đình có những quyền gì?:

A. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình
B. Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định pháp luật
C. Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật; Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định pháp luật
D. Đáp án a,b và c đều đúng

Câu 8: Anh (chị) hãy cho biết những hành vi nào sau đây được xem là hành vi bạo lực gia đình?

A. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; danh dự, nhân phẩm..
B. Cưỡng ép quan hệ tình dục; Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
B. Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 9: Anh (chị) hãy cho biết người có hành vi bạo lực gia đình có những nghĩa vụ nào?

A. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực; Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
B. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
C. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Anh (chị) hãy cho biết hành vi nào bị nghiêm cấm trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình?

A. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
B. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
C. Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và các hành vi khác theo quy định pháp luật
D. Đáp án a,b và c đều đúng

Câu 11: Anh (chị) hãy cho biết đối tượng nào có thẩm quyền ra Quyết định cấm tiếp xúc?

A. Chủ tịch UBND cấp huyện
B. Tòa án
C. Chủ tịch UBND cấp xã
D. Đáp án b,c đúng

Câu 12: Anh (chị) hãy cho biết Chủ tịch UBND cấp xã phải ra quyết định cấm tiếp xúc trong khoản thời gian nào khi nơi đó có hành vi bạo lực gia đình xảy ra?

A. Không quá 05 ngày
B. Không quá 04 ngày
C. Không quá 03 ngày
D. Không quá 02 ngày

Câu 13: Anh (chị) hãy cho biết Chủ tịch UBND cấp xã quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc khi có đủ các điều kiện nào?

A. Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;
B Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;
C Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.
D. Tất cả các điều kiện trên.

Câu 15: Loại kế hoạch tài chính cá nhân nào nhằm thực hiện mục đích cân đối thu chi trong tiêu dùng hay tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, thời gian thực hiện từ 3 đến 6 tháng?

A. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn.
B. Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn.
C. Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn.
D. Loại kế hoạch tài chính cá nhân khác.

.............

Đánh giá

0

0 đánh giá