TOP 20 Dàn ý bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích 2024 SIÊU HAY

341

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Dàn ý bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Dàn ý bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

Đề bài: Lập dàn ý cho bài văn bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích.

Dàn ý bài văn kể lại truyện Con Rồng cháu Tiên

1. Mở bài

- Tập trung kể về nguồn gốc dân tộc và đất nước, về công cuộc dựng nước và giữ nước là truyền thuyết dân gian về thời các vua Hùng.

- Truyện “Con Rồng cháu Tiên” giới thiệu với mọi người nguồn gốc thật đẹp, thật đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.

2. Thân bài

a) Sự xuất hiện của Thần Lạc Long Quân

- Thuở xưa đất Lạc Việt có nhiều yêu quái (Ngư Tinh, Mộc Tinh, Hồ Tinh…) quấy nhiễu, dân lành không yên ổn làm ăn.

- Thần Lạc Long Quân nòi Rồng, thường ở dưới Thủy cung, thinh thoảng lên giúp dân trừ yêu quái, dạy dân chăn nuôi, trồng trọt và cách ăn ở.

b) Cuộc gặp gỡ Rồng Tiên

- Nàng Âu Cơ dòng họ Thần Nông, đẹp tuyệt trần, từ vùng núi cao phương Bắc nghe đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, đến thăm.

- Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau, kết nghĩa vợ chồng, chung sống ở cung điện Long Trang.

c) Bọc trứng kì diệu

- Âu cơ có thai, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm con trai hồng hào, khôi ngô, tự lớn lên như thổi.

d) Cuộc chia tay hùng vĩ

- Lạc Long Quân ở dưới nước, Âu Cơ ở trên cạn nên không thể sống với nhau mãi, đành phải chia tay với lời hẹn: “Khi có việc phải giúp đỡ lẫn nhau”.

- Lạc Long Quân mang 50 người con xuống biển, Âu Cơ mang 50 người con lên núi, các con chia nhau cai quản các phương.

e) Vị vua Hùng đầu tiên của nước Văn Lang

- Người con cả làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Từ đấy, lệ truyền ngôi: Con trưởng thay cha, danh hiệu Hùng Vương không thay đổi.

- Triều đình có tướng văn, tướng võ. Con trai vua là quan lang con gái là mẹ nàng.

3. Kết luận: Người Việt Nam luôn tự hào là con Rồng cháu Tiên.

TOP 20 Dàn ý bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý bài văn kể lại truyện Thạch Sanh

1. Mở bài: Giới thiệu truyện cổ tích “Thạch Sanh”.

2. Thân bài (diễn biến sự việc)

- Mở đầu: Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.

- Thắt nút: Lý thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng.

- Phát triển

  • Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Lý Thông cướp công.
  • Thạch Sanh dùng tên bắn bị thương đại bàng, cứu công chúa.

- Mở nút: Khi nghe tiếng đàn văng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Vua tìm ra sự thật, kết tội Lý Thông.

- Kết thúc:

  • Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh.
  • Chư hầu đến cầu hôn không được, kéo sang đánh…

3. Kết bài: Ý nghĩa câu chuyện: “Ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.

Dàn ý bài văn kể lại truyện Thánh Gióng

1. Mở bài

Giới thiệu đôi nét về truyền thuyết Thánh Gióng.

2. Thân bài

Kể lại diễn biến của truyền thuyết Thánh Gióng theo gợi ý sau:

- Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức nhưng mãi vẫn chưa có nổi một mụn con.

- Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai.

- Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười.

- Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta, nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước.

- Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”.

- Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc.

- Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa, phải nhờ dân làng góp gạo nuôi lớn.

- Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc.

- Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời.

- Về sau, vua Hùng nhớ công ơn liền phong là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.

3. Kết bài

Nêu ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng.

Dàn ý bài văn kể lại truyện Bánh chưng, bánh giầy

I. Mở bài

Giới thiệu về thời gian, không gian của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy: Đời Hùng Vương thứ sáu, nhà vua đã có tuổi nên muốn truyền ngôi cho con.

II. Thân bài

1. Điều kiện truyền ngôi của Vua Hùng

- Hoàn cảnh: Hùng Vương lúc về nhà, muốn truyền ngôi nhưng lại có tới hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng

- Điều kiện: “Người nối ngôi ta phải nối được trí ta, không nhất thiết phải là con trưởng.”

- Hình thức: Nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.

2. Lang Liêu và các hoàng tử thi nhau tìm kiếm lễ vật dâng nhà vua

- Các lang đua nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon đem về lễ Tiên vương.

- Lang Liêu là con thứ mười tám; mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng thiệt thòi nhất.

- Lang Liêu nằm mơ, được thần mách bảo hãy dùng thứ gạo nếp quen thuộc làm thành lễ vật dâng vua cha.

- Chàng lấy gạo nếp vo sạch, lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, gói bằng lá dong thành hình vuông, đem luộc một ngày một đêm. Cũng thứ gạo nếp ấy đồ lên, đem giã nhuyễn rồi nặn thành hình tròn.

- Đến ngày lễ Tiên vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì.

- Nhà vua xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại.

=> Kết quả: Vua Hùng chọn hai thứ bánh làm lễ, Lang Liêu được truyền ngôi báu.

3. Ý nghĩa và phong tục làm bánh chưng bánh giầy

- Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy:

  • Bánh hình tròn tượng trưng cho trời, được đặt tên là bánh giầy.

  • Bánh hình vuông tượng trưng cho đất nên được đặt tên là bánh chưng

  • Lá bọc bên ngoài ngụ ý đùm bọc lẫn nhau giống với truyền thống thương người như thể thương thân của dân tộc ta.

- Tục lệ của dân tộc ta: Hàng năm, mỗi khi Tết đến, bánh chưng bánh giầy là món ăn không thể thiếu.

III. Kết bài

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

TOP 20 Dàn ý bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Dàn ý bài văn kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.

2. Thân bài

- Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.

- Nhà vua hết mực yêu thương, nên muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng.

- Một hôm, có hai vị thần đến cầu hôn. Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người là Thuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm.

- Cả hai đều vừa ý khiến vua hùng không biết chọn ai. Sau khi bàn bạc với các chư hầu, vua Hùng bèn đặt ra điều kiện: “Ngày mai ai mang lễ vật gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thì ta sẽ gả con gái cho”.

- Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, cưới được Mị Nương.

- Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nước.

- Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ.

- Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua.

- Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

3. Kết bài

Nêu ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Dàn ý bài văn kể lại truyện Sự tích hồ Gươm

1. Mở bài: Giới thiệu đôi nét từ cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo.

2. Thân Bài: Kể lại diễn biến sự việc theo trình tự sau đây:

  • Lê Thận kéo lưới bắt cá nhưng cả ba lần kéo lưới lên đều có một lưỡi gươm. Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn.

  • Lê Lợi đến nhà Lê Thận thấy lưỡi gươm.

  • Lê Lợi chạy vào rừng, vô tình thấy chuôi gươm nạm ngọc.

  • Lê Lợi tra lưỡi gươm ở nhà Lê Thận vào chuôi gươm vừa như in.

  • Có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn dâng cao khí thế đánh giặc Minh xâm lược.

  • Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thắng lợi đất nước thanh bình, nhân dân chuyên lo việc ruộng đồng, xây dựng đất nước vững bền.

  • Vua đi thuyền trên hồ Tả Vọng, Rùa nổi lên mạn thuyền, xin lại gươm thần.

3. Kết bài: Hồ Tả Vọng xưa kia nay là Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.

Dàn ý bài văn kể lại truyện Cây tre trăm đốt

1. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện

2. Thân bài

- Mở đầu: Giới thiệu anh trai cày hiền lành và lão nhà giàu tham lam, lừa lọc.

- Thắt nút: Lão lừa dối “sẽ gả con gái” cho anh.

- Phát triển:

  • Anh quần quật làm giàu cho lão suốt ba năm.

  • Lão nhà giàu gả con gái với diều kiện anh phải đi tìm được cây tre trăm đốt

  • Anh trai cày không tìm được nhưng nhờ có Bụt ra tay giúp đỡ, anh đã thành công và mừng rỡ gánh về.

- Mở nút: Khi thấy hai họ ăn uống linh đình và sửa soạn đón dâu, anh mới hiểu âm mưu thâm độc của lão nhà giàu và anh ra tay trừng phạt.

- Kết thúc: Lão nhà giàu phải gả con gái cho anh trai cày. Hai vợ chồng sống với nhau hạnh phúc.

3. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ

  • Rút ra bài học

Dàn ý bài văn kể lại truyện Non-bu và Heng-bu

1. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện cổ tích mà em muốn kể lại: chuyện cổ tích Non-bu và Heng-bu

2. Thân bài: Kể lại diễn biến chính của câu chuyện cổ tích theo trình tự thời gian:

  • Non-bu và Heng-bu là hai anh em trai, nhưng tính cách trái ngược nhau: Non-bu độc ác, tham lam còn Heng-bu thì hiền lành, chăm chỉ

  • Một lần nọ, Heng-bu tình cờ gặp chú chim én bị thương ở cánh. Anh đã tận tình chăm sóc chú én đến khi chú khỏi bệnh rồi mới thả đi

  • Sau đó, để trả ơn cho Heng-bu, chim én tặng cho anh một hạt bầu thần

  • Hạt bầu mọc thành cây, cho ra nhiều quả bầu khổng lồ, bên trong chứa đầy vàng bạc. Nhờ vậy Heng-bu trở nên giàu có.

  • Non-bu thấy vậy, liền muốn bắt chước em, nhưng hắn chọn cách bắt một con chim én, bẻ gãy cánh của nó rồi mới chữa trị, sạu đó đòi chim én trả ơn

  • Chim én cũng đưa cho Non-bu một hạt bầu thần, nhưng bên trong nở ra toàn những rắn rết, kẻ cướp

  • Kết cục, Non-bu bị cướp hết gia sản và bị đánh bầm dập, trở thành ăn mày

3. Kết bài:

  • Ý nghĩa của câu chuyện cổ tích mà em vừa kể lại
  • Tình cảm, cảm xúc của em dành cho câu chuyện cổ tích đó
Đánh giá

0

0 đánh giá