Vở bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Bài 21 (Cánh diều): Địa đạo Củ Chi

410

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Bài 21: Địa đạo Củ Chi chi tiết trong sách Cánh diều. Mời các bạn đón xem:

Giải VBT Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Bài 21: Địa đạo Củ Chi

Câu 1 trang 58 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Địa đạo Củ Chi được xây dựng ở huyện nào dưới đây?

A. Huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

B. Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.

D. Huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 2 trang 58 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Di tích Địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở những xã nào hiện nay?

A. Phú Mỹ Hưng và Nhuận Đức.

B. Nhuận Đức và An Phú.

C. An Phú và An Nhơn Tây.

D. Nhuận Đức và Phước Hiệp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 3 trang 59 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Công trình nào dưới đây không có trong Địa đạo Củ Chi?

A. Bếp Hoàng Cầm. B. Hầm giải phẫu.

C. Sân vận động. D. Xưởng chế tạo vũ khí.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 4 trang 59 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Địa đạo Củ Chi gồm:

A. hệ thống công sự kiên cố kết hợp hào sâu.

B. mạng lưới chiến hào kết hợp hầm cá nhân.

C. mạng lưới công sự nổi, hố nguỵ trang.

D. hệ thống công sự ngầm, hầm bí mật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 5 trang 59 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Địa đạo Củ Chi rất khó bị phát hiện vì

A. được xây dựng kiên cố và bảo vệ chặt chẽ.

B. được nguỵ trang rất sâu và kín đáo dưới lòng đất, trong rừng rậm.

C. thường xuyên được thay đổi địa điểm.

D. có cấu tạo phức tạp, kiên cố.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 6 trang 59 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Ý nào dưới đây không đúng về Địa đạo Củ Chi?

A. Là công trình dưới lòng đất, phục vụ cho kháng chiến chống Mỹ.

B. Là công trình phòng thủ, phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Pháp.

C. Có hệ thống đường hầm dài hàng trăm ki-lô-mét.

D. Có những công trình phục vụ cho sinh hoạt của người dân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 7 trang 59 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Ghép các từ, cụm từ cho sẵn vào chỗ chấm (...) đã được đánh số để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây về Địa đạo Củ Chi.

A. chống Pháp. B. căn cứ. C. trú ẩn. D. vũ khí. E. Đường hầm.

...(1)... trong Địa đạo Củ Chi được đào trong thời kì kháng chiến ...(2)..., với mục đích ban đầu là để ...(3)..., cất giấu tài liệu, ...(4)... Đến thời kì kháng chiến chống Mỹ, Củ Chi được chọn làm ...(5)... lâu dài nên phong trào đào hầm địa đạo đã phát triển mạnh mẽ.

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - E

2 - A

3 - C

4 - D

5 - B

 

Câu 8 trang 59 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Sắp xếp các công việc dưới đây theo đúng trình tự trong quá trình đào địa đạo.

A. Tạo đường hầm đủ rộng để người đi được dưới lòng đất.

B. Đào một giếng với đường kính 0,6 m, sâu 3 m.

C. Cứ cách 16 m lại tạo một giếng.

D. Dùng cuốc tay tiếp tục khoét sâu từ đáy giếng.

Lời giải:

- Thứ tự sắp xếp đúng là: B => D => A => C

Câu 9 trang 60 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Quan sát hình 2, tìm hiểu về bếp Hoàng Cầm và cho biết:

a) Tại sao gọi là bếp Hoàng Cầm?

b) Bếp Hoàng Cầm có thiết kế như thế nào?

c) Bếp Hoàng Cầm có ưu điểm gì nổi bật?

d) Bếp Hoàng Cầm được sử dụng như thế nào trong Địa đạo Củ Chi.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 21: Địa đạo Củ Chi

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Tên gọi bếp Hoàng Cầm được đặt theo tên của người sáng tạo ra kiểu bếp này là anh nuôi Hoàng Cầm.

♦ Yêu cầu b) Về thiết kế, bếp có nhiều đường rãnh để thoát khói, nối liền với lò bếp, bên trên rãnh đặt cành lá cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm.

♦ Yêu cầu c) Ưu điểm nổi bật của bếp Hoàng Cầm là khi nấu, khói từ trong lò bếp bốc lên qua các đường rãnh chỉ là một dải hơi nước tan nhanh khi rời khỏi mặt đất. Do đó có thể nấu bếp ban ngày, không bị địch phát hiện.

♦ Yêu cầu d) Trong Địa đạo Củ Chi, bếp Hoàng Cầm được sử dụng phổ biến, nằm ở tầng trên cùng, cách mặt đất khoảng 3 m.

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 18: Thiên nhiên vùng Nam Bộ

Bài 19: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ

Bài 20: Thành phố Hồ Chí Minh

Bài 21: Địa đạo Củ Chi

Ôn tập cuối năm

Đánh giá

0

0 đánh giá