Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Bài 19: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên chi tiết trong sách Chân trời sáng tạo. Mời các bạn đón xem:
Giải VBT Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Bài 19: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên
Câu 1 trang 57 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy tô màu vùng Tây Nguyên trong lược đồ dưới đây.
Lời giải:
Câu 2 trang 58 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Quan sát hình 3 trong SGK trang 79 và đọc thông tin trong bài, em hãy trả lời các câu hỏi dưới đây.
1. Vùng Tây Nguyên giáp với những quốc gia nào?
2. Vùng Tây Nguyên có đường biên giới ở phía nào?
3. Ở phía đông, vùng Tây Nguyên giáp với vùng nào của nước ta?
4. Cao nguyên nào của vùng Tây Nguyên có đường biên giới chung với Lào và Cam-pu-chia?
5. Cao nguyên nào của vùng Tây Nguyên tiếp giáp Cam-pu-chia và vùng Nam Bộ?
Lời giải:
1. Vùng Tây Nguyên giáp với Lào và Cam-pu-chia
2. Vùng Tây Nguyên có đường biên giới ở phía Tây
3. Ở phía đông, vùng Tây Nguyên giáp với vùng tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
4. Cao nguyên Kon Tum của vùng Tây Nguyên có đường biên giới chung với Lào và Campuchia
5. Cao nguyên Đắk Lắk của vùng Tây Nguyên tiếp giáp Campuchia và vùng Nam Bộ
Câu 3 trang 58 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy đánh dấu x vào trước thông tin đúng về vùng Tây Nguyên.
Vùng Tây Nguyên giáp biển ở phía tây.
Vùng Tây Nguyên giáp biển ở phía đông.
Vùng Tây Nguyên không giáp biển.
Vùng Tây Nguyên có đường biên giới với Cam-pu-chia ở phía nam.
Chư Yan Sin là đỉnh núi cao nhất vùng Tây Nguyên.
Cao nguyên Lâm Viên là nơi bắt nguồn của sông Sê San.
Sông Ba chảy qua vùng Tây Nguyên và đổ ra Biển Đông.
Lời giải:
Vùng Tây Nguyên không giáp biển
Chư Yan Sin là đỉnh núi cao nhất vùng Tây Nguyên
Sông Ba chảy qua vùng Tây Nguyên và đổ ra Biển Đông
Câu 4 trang 59 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy đánh dấu x vào trước thông tin đúng về đặc điểm khí hậu của vùng Tây Nguyên.
Một năm có 3 mùa.
Lượng mưa lớn.
Có hiện tượng khô hạn.
Không có mùa khô.
Khí hậu có mùa mưa.
Lời giải:
Lượng mưa lớn
Có hiện tượng khô hạn
Khí hậu có mùa mưa
Câu 5 trang 59 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy viết tên các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên theo độ cao trung bình vào chỗ trống (….....) trong bảng dưới đây.
Lời giải:
Câu 6 trang 59 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Dựa vào bảng 2 trang 80 trong SGK, em hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống (......) để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây về khí hậu ở thành phố Pleiku.
Trong năm, thành phố Pleiku có ................ tháng nhiệt độ trung bình dưới 20°C. Mùa mưa kéo dài ..…………. tháng. Nhiệt độ cao nhất vào tháng .............. .... Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là………........ °C. Mùa mưa kéo dài từ tháng ………...... đến tháng ………….. Lượng mưa cao nhất vào tháng ................ Chênh lệch lượng mưa trung bình giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là ........... lần.
Lời giải:
Trong năm, thành phố Pleiku có 2 tháng nhiệt độ trung bình dưới 20°C. Mùa mưa kéo dài 6 tháng. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 4, 5. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 5 °C. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa cao nhất vào tháng 8. Chênh lệch lượng mưa trung bình giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 164 lần.
Câu 7 trang 60 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy viết tên các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên vào chỗ trống (......) trong lược đồ dưới đây.
Lời giải:
1/Cao Nguyên Kon Tum
2/Cao nguyên Pleiku
3/Cao nguyên Đăk Lắk
4/Cao nguyên Mơ Nông
5/Cao Nguyên Lâm Viên
6/Cao nguyên Di Linh
Câu 8 trang 60 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy đánh dấu x vào trước loại đất chính ở vùng Tây Nguyên.
Đất đỏ badan
Đất xám
Đất đen
Đất vàng badan
Lời giải:
Đất đỏ badan
Câu 9 trang 61 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy nối đặc điểm của rừng (ở cột A) với loại rừng (ở cột B) cho phù hợp.
Lời giải:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 - A
2 - B
Câu 10 trang 61 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy sử dụng những từ hoặc cụm từ cho sẵn trong các ô dưới đây để hoàn thành sơ đồ về vai trò của rừng ở Tây Nguyên.
Điều hoà nguồn nước |
Chống động đất |
Nơi cư trú của động vật,… |
Cung cấp khoáng sản |
Hạn chế gió bão |
Cung cấp gỗ, dược liệu |
Lời giải:
Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 19: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên
Bài 20: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên
Bài 21: Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên
Bài 22: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên