Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Bài 12: Thăng Long - Hà Nội chi tiết trong sách Chân trời sáng tạo. Mời các bạn đón xem:
Giải VBT Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Bài 12: Thăng Long - Hà Nội
Câu 1 trang 35 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Quan sát hình 1 trang 49 trong SGK, em hãy:
1. Cho biết Hoàng thành Thăng Long nằm ở quận nào của Hà Nội ngày nay.
2. Kể tên các quận hoặc huyện tiếp giáp với quận đó.
Lời giải:
1. Hoàng thành Thăng Long nằm ở quận Ba Đình và Hoàn Kiếm của Hà Nội ngày nay.
2. Các quận, huyện tiếp giáp với quận Ba Đình và Hoàn Kiếm là: quận Tây Hồ; quận Long Biên; quận Hai Bà Trưng; quận Đống Đa; quận Cầu Giấy.
Câu 2 trang 35 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy gạch dưới từ hoặc cụm từ miêu tả về đặc điểm của vùng đất Thăng Long trong đoạn thông tin dưới đây:
Thành Đại La “ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sự mãi muôn đời”.
(Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, trang 241)
Lời giải:
Thành Đại La “ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sự mãi muôn đời”.
Câu 3 trang 35 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy đánh dấu x vào trước một số tên gọi khác của Hà Nội.
Đại La.
Thăng Long.
Hoa Lư.
Đông Đô.
Đông Quan.
Đông Kinh.
Gia Định Thành.
Bắc Thành.
Lời giải:
- Một số tên gọi khác của Hà Nội là: Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh và Bắc Thành.
Câu 4 trang 36 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy hoàn thành sơ đồ tóm tắt dưới đây về lịch sử của Thăng Long - Hà Nội.
Lời giải:
- Năm 1010, vua Lý Thái Tổ cho dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên Đại La Thăng Long nghĩa là rồng bay lên
- Thế kỉ XV, Lê Lợi lên ngôi, lập ra nhà Lê, đóng đô ở Thăng Long
- Năm 1882, Thực dân Pháp tấn cống thành Hà Nội lần thứ hai
- Năm 1972, quân dân Hà Nội đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mĩ
Câu 5 trang 36 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 dòng) để chứng minh: Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục quan trọng của Việt Nam.
Lời giải:
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị quan trọng, nơi đặt trụ sở của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của quốc gia. Hà Nội còn là trung tâm kinh tế với sự đa dạng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao,... và tập trung nhiều cơ quan quan trọng về văn hoá, giáo dục của cả nước.
Câu 6 trang 36 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy hoàn thành bảng dưới đây về biện pháp giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của Thăng Long - Hà Nội.
Biện pháp |
Việc làm cụ thể |
Giữ gìn truyền thống văn hoá của Thăng Long - Hà Nội |
|
Phát huy truyền thống văn hoá của Thăng Long - Hà Nội |
Lời giải:
Biện pháp |
Việc làm cụ thể |
Giữ gìn truyền thống văn hoá của Thăng Long - Hà Nội |
+ Tham quan di tích lịch sử - văn hóa. + Tìm hiểu văn hoá truyền thống của vùng đất Thăng Long - Hà Nội. |
Phát huy truyền thống văn hoá của Thăng Long - Hà Nội |
+ Vẽ tranh tuyên truyền về lịch sử - văn hóa của vùng đất Thăng Long - Hà Nội. |
Câu 7 trang 37 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy điền tên các địa điểm ở Thủ đô Hà Nội vào chỗ trống (......) dưới các hình cho phù hợp.
Lời giải:
Câu 8 trang 37 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy sưu tầm 6 hình ảnh và dán vào chỗ trống có nội dung phù hợp (nếu không có hình ảnh, em có thể vẽ hoặc mô tả ngắn gọn) với tên hình về những địa điểm liên quan đến lịch sử Thăng Long - Hà Nội.
Lời giải:
Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 11: Sông Hồng và văn minh sông Hồng
Bài 13: Văn miếu - Quốc tử giám
Bài 14: Thiên nhiên vùng duyên hải miền Trung
Bài 15: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng duyên hải miền Trung