Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ chi tiết trong sách Chân trời sáng tạo. Mời các bạn đón xem:
Giải VBT Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 1 trang 16 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Quan sát hình 1 trang 21 trong SGK, em hãy:
1. Kết hợp với kiến thức đã học, đánh dấu x vào trước thông tin đúng với đặc điểm dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Đây là vùng có nhiều dân tộc thiểu số như người Chăm, Khơ-me, Mông, Dao,...
Dân cư trong vùng phân bố khá đều, nhiều tỉnh có mật độ dân số trên 200 người/km2.
Nơi có địa hình thấp, dân cư tập trung đông đúc.
Trên các khu vực núi cao, dân cư thưa thớt.
Lời giải:
Trên các khu vực núi cao, dân cư thưa thớt.
2. Hoàn thành bảng dưới đây về mật độ dân số các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
STT |
Mật độ dân số |
Tên các tỉnh |
1 |
Dưới 100 người/km2 |
|
2 |
Từ 100 - 200 người/km2 |
|
3 |
Trên 200 người/km2 |
Lời giải:
STT |
Mật độ dân số |
Tên các tỉnh |
1 |
Dưới 100 người/km2 |
Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn |
2 |
Từ 100 - 200 người/km2 |
Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang |
3 |
Trên 200 người/km2 |
Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh. |
Câu 2 trang 16 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy đánh dấu x vào trước thông tin không đúng về hoạt động khai thác thuỷ điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Các công trình thuỷ điện cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt.
Thuỷ điện góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
Nhà máy thuỷ điện Sơn La nằm trên sông Hồng.
Thuỷ điện giúp giảm lũ cho hạ lưu các sông.
Lời giải:
Nhà máy thuỷ điện Sơn La nằm trên sông Hồng.
Câu 3 trang 17 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp cho sẵn trong các ô dưới đây điền vào chỗ trống (......) để hoàn thành đoạn thông tin.
than đá |
xuất khẩu |
nhiên liệu |
hầm lò |
đời sống |
nhà máy |
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có tài nguyên khoáng sản phong phú. Một trong những khoáng sản quan trọng của vùng là …………, tập trung chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh. Than đá được khai thác chủ yếu theo hình thức ………..... với sản lượng hàng chục triệu tấn mỗi năm. Phần lớn than đá khai thác phục vụ cho .............. hoặc làm .... …………cho các……………. nhiệt điện. Một số ít than đá được dùng trong ……………..sinh hoạt của người dân.
Lời giải:
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có tài nguyên khoáng sản phong phú. Một trong những khoáng sản quan trọng của vùng là than đá tập trung chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh. Than đá được khai thác chủ yếu theo hình thức hầm lò với sản lượng hàng chục triệu tấn mỗi năm. Phần lớn than đá khai thác phục vụ cho xuất khẩu hoặc làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện. Một số ít than đá được dùng trong đời sống sinh hoạt của người dân.
Câu 4 trang 17 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em hãy sưu tầm 1 hình ảnh và một số thông tin về ruộng bậc thang ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Dán hình ảnh minh hoạ vào các ô tương ứng và ghi lại thông tin theo gợi ý để chia sẻ với các bạn.
1. Tên địa danh có ruộng bậc thang.
2. Cách thức canh tác, sản xuất lúa của đồng bào địa phương.
3. Em sẽ làm gì để mọi người biết đến nhiều hơn các danh thắng ruộng bậc thang ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Lời giải:
1. Danh thắng: ruộng bậc thang Mù Căng Chải (Yên Bái)
2. Cách thức canh tác, sản xuất lúa của đồng bào địa phương: Với địa hình đồi núi cao và đặc thù của khí hậu nên một năm đồng bào Mông ở Mù Cang Chải chỉ gieo trồng một vụ lúa duy nhất, tháng 5- 6 là thời gian đắp đập be bờ, lấy nước vào ruộng từ những cơn mưa đầu mùa hạ hoặc những con suối đầu nguồn để phục vụ cho việc cày ải, gieo mạ, cấy lúa (mùa nước đổ), tháng 9-10 là vào vụ thu hoạch (mùa lúa chín).
3. Biện pháp: Viết bài quảng bá nét đẹp của danh thắng Ruộng bậc thang Mù Căng Chải.
Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 4: Thiên nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
Bài 7: Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương
Bài 8: Thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ