Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Bài 3: Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương em chi tiết trong sách Kết nối tri thức. Mời các bạn đón xem:
Giải VBT Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Bài 3: Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương em
Bài tập 1 trang 10 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Viết vào những bông hoa tên một số món ăn, lễ hội tiêu biểu ở địa phương em.
Tên một số món ăn:
Tên một số lễ hội:
Lời giải:
(*) Tham khảo: Hà Nội
- Tên một số món ăn: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,...
- Tên một số lễ hội: lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn); hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì),...
Bài tập 2 trang 11 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Viết vào thẻ tên một số danh nhân tiêu biểu ở địa phương em.
Lời giải:
- Một số danh nhân tiêu biểu ở địa phương (Hà Nội)
+ Ngô Quyền
+ Phùng Hưng
+ Phùng Khắc Khoan
+ Nguyễn Trãi
+ Chu Văn An
Bài tập 3 trang 11 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Làm thẻ giới thiệu một món ăn của địa phương mà em yêu thích.
Lời giải:
Bài tập 4 trang 12 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Lập kế hoạch cho buổi tham quan tìm hiểu về một di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương em vào bảng sau.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Kế hoạch cho buổi tham quan tìm hiểu về di tích Đền Gióng (Sóc Sơn)
- Tên di tích: Đền Gióng (Sóc Sơn)
- Mục đích tham quan: tìm hiểu về công đức của Thánh Gióng, qua đó góp phần bồi đắp lòng yêu nước, tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc.
- Thời gian dự kiến: ngày …./ tháng …../ năm 2023.
- Chuẩn bị: kinh phí, vật phẩm để dâng hương (hương, hoa, hoa quả,…), đồ ăn nhẹ,…
- Các bước thực hiện
+ Liên hệ để thuê xe và thống nhất với bên vận chuyển về thời gian, địa điểm, lịch trình
+ Khi đến Đền Gióng: làm lễ dâng hương trước sân Rồng, sau đó tham quan, tìm hiểu di tích theo sự hướng dẫn của Hướng dẫn viên du lịch; tổ chức một số trò chơi dân gian, như: nhảy bao bố, kéo co,…
Bài tập 5 trang 12 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hoàn thành bảng dưới đây về một số nét văn hoá truyền thống ở địa phương em.
STT |
Lĩnh vực |
Tên gọi |
Mô tả |
1 |
Lễ hội |
…………….. |
…………………………………………………… ………………………………………………… |
2 |
Món ăn |
…………….. |
…………………………………………………… ………………………………………………… |
3 |
Phong tục, tập quán |
…………….. |
…………………………………………………… ………………………………………………… |
Lời giải:
(*) Tham khảo: Một số nét văn hóa tiêu biểu của Hà Nội
STT |
Lĩnh vực |
Tên gọi |
Mô tả |
1 |
Lễ hội |
Lễ hội chùa Hương |
- Diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. - Ngày khai hội chính thức là: mùng 6 tháng Giêng. - Không chỉ được biết đến như một lễ hội du xuân thông thường của vùng đất “linh sơn phúc đại”, mà lễ hội chùa Hương còn mang đậm nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của Bắc Bộ. |
2 |
Món ăn |
Phở |
- Thành phần chính của phở là: bánh phở (làm từ bột gạo), nước dùng (ninh từ xương bò cùng các loại thảo mộc) và thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng. - Khi ăn phở, thực khách có thể ăn kèm các gia vị như: hạt tiêu, chanh, ớt, hành lá, rau thơm,… |
3 |
Phong tục, tập quán |
Làm bánh chưng vào Tết Nguyên đán |
- Các nguyên liệu để gói bánh chưng bao gồm: lá dong, gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn. - Người Việt thường dâng cúng bánh chưng vào các dịp lễ, tết để bày tỏ lòng thành, sự biết ơn với tổ tiên, trời đất và cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa. |
Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương em
Bài 3: Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương em
Bài 4: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ