TOP 20 bài Trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm

1.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm

Đề bài: Em hãy viết bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em đang quan tâm.

TOP 20 bài Trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm (ảnh 1)

Trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm - Văn hóa thần tượng

Văn hóa thần tượng hiện nay vô cùng phát triển ở nước ta cũng như trên toàn thế giới, đặc biệt là với lứa tuổi thanh thiếu niên. Như vậy, thì việc thần tượng một ai đó là nên hay không nên?

Việc chúng ta thần tượng một người nào đó là việc nên làm, bởi nó đem đến rất nhiều lợi ích cho bản thân mình. Bởi thường những người được chọn để thần tượng sẽ là người đạt được thành tích nào đó nổi bật trong cuộc sống. Như một diễn viên nổi tiếng, một học sinh giỏi xuất sắc, một cô công an tài giỏi… Sự thành công của họ khiến chúng ta ngưỡng mộ và kính mến, nên dần thần tượng họ. Việc này khiến chúng ta trở nên khao khát được lại gần và trở nên tài giỏi như thần tượng của mình. Từ đó, thôi thúc chúng ta học tập và rèn luyện chăm chỉ hơn, đạt được các thành tích tốt hơn để có thể xứng đáng với thần tượng của mình.

Ngoài ra, việc có một thần tượng xuất chúng, còn khiến các bạn trẻ có động lực học tập, làm việc hơn trong cuộc sống. Họ sẵn sàng học hành chăm chỉ hơn, làm việc hiệu suất hơn trước để có thể nhận được những phần quà, phần thưởng là các món đồ lưu niệm liên quan đến thần tượng, hay được đến các buổi giao lưu, gặp gỡ thần tượng. Hiệu ứng ấy vô tình khiến cho hiệu suất và hiệu quả của việc học tập, làm việc tăng lên đáng kể. Điều này rất dễ gặp ở xung quanh chúng ta. Như các em học sinh vì muốn được bố mẹ mua cho album của thần tượng, mà quyết tâm học tập ngày đêm để đạt được điểm cao trong kì thi theo mục tiêu bố mẹ đề ra. Đây thực sự là một kết quả tích cực.

Cùng với đó, việc có một thần tượng cho bản thân mình. Để hâm mộ, yêu thương và theo dõi bước chân của họ mỗi ngày cũng giúp chúng ta có thêm niềm vui trong cuộc sống. Nó giống như một hoạt động giải trí, đem đến những giờ phút vui vẻ rất riêng biệt. Đồng thời, nó còn giúp chúng ta có thêm nhiều bạn bè hơn nữa - đó là những người cùng chung thần tượng với chúng ta. Việc cùng yêu thích một người nổi tiếng, sẽ giúp gắn kết mọi người lại với nhau, trở nên thân thiết hơn.

Bên cạnh các lợi ích như vậy, việc có một thần tượng cũng đem đến một số tác hại đáng kể đến. Đầu tiên, là việc tiêu tốn thời gian và tiền bạc. Việc có một thần tượng để yêu quý và theo dõi, sẽ khiến chúng ta mất khá nhiều thời gian trong ngày để nắm bắt các hoạt động và sự kiện mà họ tham gia. Đặc biệt là các mùa giải mà họ thi đấu, cần cạnh tranh với các đối thủ khác. Khi đó các cuộc cạnh tranh về lượt xem, lượt bình chọn diễn ra quyết liệt khiến các người hâm mộ tốn nhiều công sức, thời gian. Đồng thời, việc mua các món đồ lưu niệm, món đồ do thần tượng tham gia đại ngôn cùng các vé xem sự kiện, buổi biểu diễn của thần tượng cũng tốn không ít tiền bạc. Khiến rất nhiều bạn trẻ lâm vào hoàn cảnh khó khăn, dẫn đến trộm cắp tiền của bố mẹ, hay lấy tiền học, tiền sinh hoạt để sử dụng.

Cùng với đó, có một bộ phận các bạn trẻ đã có sự thần tượng quá mức, đến không thể kiểm soát được bản thân. Trở thành fan cuồng có các hành động tiêu cực khiến người xung quanh khó chịu. Như sưu tầm mọi đồ vật liên quan đến thần tượng mặc kệ giá cả. Bảo vệ thần tượng bất chấp lí do, hậu quả, dù họ đã làm sai chuyện gì. Xem thường, chửi mắng, hạ thấp thần tượng của người khác để nâng cao thần tượng của mình lên. Các hành động ấy đều khiến cho bản thân chúng ta bị mọi người chán ghét.

Như vậy, việc có một thần tượng cho bản thân vừa có ưu vừa có nhược điểm. Vì vậy, chúng ta vẫn nên có một thần tượng nhưng cần phải biết kiểm soát bản thân để các ưu điểm được phát huy hết mức có thể và giảm tải tối đa những nhược điểm của nó.

TOP 20 bài Trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm (ảnh 2)

Trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm - Sống ảo

Thời đại xã hội phát triển công nghệ là ưu tiên hàng đầu tại các nước được ưa chuộng và ưu tiên phát triển. Bên cạnh những phát triển vượt bậc trong ngành công nghệ thì đời  sống con người cũng được quan tâm và chăm chút hơn. Chính vì vậy mà chúng ta đã xuất hiện cụm từ “sống ảo” trên các trang mạng internet thậm chí còn trở thành thói quen của xã hội, đặc biệt đối với các bạn trẻ. Nhưng hiện nay hiện tượng này càng ngày càng có xư hướng phát triển thái quá và có những hệ lụy tiêu cực.

“Sống ảo” là hiện tượng có cách sống hoang tưởng, không đúng với thực tại bản thân hay có ý tự tô vẽ cho mình một cuộc sống hoàn hảo, tốt đẹp trong mắt người khác và được người khác ngưỡng mộ mà cuộc sống đó hoàn toàn khác với cuộc sống thực tại của họ. Giá trị thực tại không chỉ dừng lại ở sự thật về mỗi người trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những giá trị tinh thần  tốt đẹp và chuẩn mực đạo đức của xã hội. Việc xác định giữa giá trị thực và “ sống ảo” là một vấn đề khiến chúng ta đáng suy ngẫm

Hiện tượng sống ảo có thể xảy ra hàng ngày, trên tất cả các trạng mạng xã hội. Sống ảo không chỉ là chạy theo nút “ like” hay “ yêu thích” trên mạng nó còn là cuộc sống chạy theo hào nhoáng, khoe mẽ, thể hiện bản thân của các bản trẻ. Chính vì sống ảo đang lan tràn như một hiện tượng thái quá nên nó đã kéo theo những hệ lụy như lừa đảo hay  “anh hùng bàn phím”,…. Mọi người mắc bệnh sống ảo luôn chạy theo những thứ hào nhoáng ở trên các trang mạng mà quên đi bản thân của thực tại, quên đi cuộc sống của bản thân. Đối bới các bạn trẻ họ có thể dựa vào định giá về độ “hot” của đối phương trên mạng Internet để tìm bạn, tìm người yêu và điều này càng tồi tệ hơn khi thời gian dịch vừa rồi không chỉ thanh niên mà còn cả các em học sinh cũng tiếp xúc nhiều với điện thoại và cuộc sống “sống ảo” trên mạng. Do các bạn trẻ còn quá ngây thơ nên đã bị kẻ xấu lợi dụng, lừa đảo dẫn đến những hành vi  suy đồi, sai trái và bỏ bên cuộc sống thực tại, chuyện học tập cũng ảnh hưởng đáng kể. 

Mỗi chúng ta cần phải hết sức chú ý đến bản thân khi sử dụng mạng xã hội, để cho bản thân tự ý thức về việc sử dụng mạng xã hội. Bên cạnh đó phụ huynh học sinh cũng cần phải chú ý tới con em của mình nhiều hơn, khi mà trẻ được tiếp xúc với mạng internet quá sớm thì chúng ta cần phải định hướng cho trẻ biết phải trái, đúng sai, tránh để con em nhà mình phát triển một cách lệch lạc. Mỗi chúng ta đều phải tự ý thức cho bản thân mình và uống nắt sự phát triển của con em mình một cách đúng đắn về sự cân bằng, hài hòa giữa cuộc sống thực tại và những gì đang diễn ra trên mạng xã hội. Nếu sử dụng đúng cách, đúng mục đích thì công nghệ là một công cụ vô cùng hiệu quả và hữu ích cho sự phát triển của mỗi cá nhân.

TOP 20 bài Trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm (ảnh 3)

Trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm - Trò chơi điện tử - Mẫu 1

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, các trò chơi điện tử ngày càng đa dạng và phổ biến hơn. Đây là một hình thức giải trí vừa có ưu và nhược điểm rõ rệt. Chính vì vậy có câu hỏi đưa ra rằng “ Trò chơi điện tử: lợi hay hại?”.

Ưu điểm lớn nhất của các trò chơi điện tử chính là giúp người chơi được giải trí, thư giãn đầu óc. Sau các giờ học tập, làm việc mệt nhọc, thì việc được chơi trò chơi yêu thích sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, đem đến cảm giác vui vẻ và dễ chịu. Đặc biệt là khi chơi trò chơi cùng lúc với những người bạn bè của mình. Tình cảm bạn bè sẽ theo đó trở nên gắn bó và gần gũi hơn. Trò chơi điện tử cũng rất đa dạng về thể loại và chính nó giúp cho người chơi có suy nghĩ chu đáo hơn cũng như phát triển tư duy qua các trò chơi chiến thuật. Đối với những trò chơi yêu cầu phải làm việc nhóm thì trò chơi điện tử giúp người chơi rèn luyện được tư duy, phản xạ và cả khả năng hợp tác làm việc nhóm với người khác.

Ngoài ra, các trò chơi điện tử còn giúp chúng ta làm quen và kết bạn thêm với những người bạn mới, ở các khoảng cách địa lí xa xôi, hiểm trở. Chỉ cần cùng chơi một trò chơi, tham gia cùng một hoạt động đoàn đội, là những con người ở những nơi khác nhau, chưa từng gặp gỡ cũng có thể trở nên thân thiết hơn. Điều đó giúp cho người chơi không cần phải đi xa mà vẫn có thể có thêm nhiều bạn bè.

Trò chơi điện tử có rất nhiều lợi ích tốt nhưng bên cạnh đó, nó cũng tồn tại nhiều tác hại cần phải lưu ý. Đầu tiên, việc chơi trò chơi điện tử có thể tiêu tốn rất nhiều thời gian của người chơi. Đặc biệt, nó còn dễ khiến người chơi bị sa vào, không thể kiểm soát được. Từ đó, khiến cho thời gian dành cho trò chơi tăng lên, và thời gian cho các công việc khác trong ngày bị thu hẹp lại, khiến cho hiệu suất học tập, làm việc bị giảm đi. Không chỉ vậy trò chơi điện tử còn làm cho người chơi rơi vào thế giới ảo trong game từ đó dẫn đến những ảo tưởng cho người chơi đặc biệt đối với trẻ con. Khi dành quá nhiều thời gian cho game thì người chơi có thể bị thu hút và cả bị lừa đảo để làm đến những hành vi như trộm cắp, cướp giật,…để có tiền nạp vào trong game. Khi đó người chơi sẽ bỏ bê những công việc chính của mình phải làm để dành quá nhiều tâm trí vào game chểnh mảng công việc, học tập.

Cùng với đó, cũng không ít người còn tiêu tốn tiền bạc vào các trang bị, sự kiện của trò chơi. Và số tiền đó nhiều khi là không hề nhỏ. Đôi khi nó khiến người chơi - nhất là các bạn nhỏ có các hành vi không đúng để có tiền nạp game. Như trộm tiền mẹ, cướp tiền của bạn học, ghi nợ… Đó đều là những điều vô cùng tiêu cực.

Đặc biệt, nhiều người chơi trò chơi điện tử vì quá đắm chìm vào thế giới ảo đó, mà quên đi cuộc sống thực tại bên ngoài. Họ thỏa mãn với nhân vật trong trò chơi, với những người bạn ở trên đó dù chưa gặp một lần. Rồi ít nói và giao tiếp với những người xung quanh hơn, lúc nào cũng cắm mặt vào điện thoại, máy tính. 

Như vậy, trò chơi điện tử có những tác hại đáng ngại nhưng cũng có nhiều lợi ích tốt. Vì vậy chúng ta phải biết cân đối giữa việc chơi game và cuộc sống thực, để phát huy tối đa các lợi ích tốt và giảm thiểu hết mức các tác hại mà nó đem lại.

Trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm - Trò chơi điện tử - Mẫu 2

Hiện nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các trò chơi điện tử cũng ngày càng đa dạng và hấp dẫn. Vì vậy, nó nhanh chóng phổ biến và được nhiều bạn học sinh yêu thích. Tuy nhiên, trái với sự hào hứng, thích thú của các bạn, nhiều phụ huynh lại cho rằng, các trò chơi điện tử có nhiều tác động tích cực đến người chơi. Từ đó dẫn đến tranh luận xung quanh vấn đề Lợi ích và tác hại của trò chơi điện tử.

Trò chơi điện tử là hoạt động giải trí được ưa chuộng hiện nay, bởi sự đa dạng và hấp dẫn của nó. Hiểu một cách đơn giản, đây là những trò chơi ở trên các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, máy tính bảng… Chúng có điểm chung là có nội dung phong phú, nhiều cấp độ, đồ họa sắc nét, hấp dẫn…

Các trò chơi điện tử đem lại nhiều lợi ích cho người chơi. Trước hết, nó là một hoạt động giải trí hấp dẫn, giúp người chơi cảm thấy thư giãn về mặt tinh thần. Đặc biệt là các bạn học sinh. Khi chơi trò chơi điện tử, các bạn ấy sẽ được vui vẻ hơn, và tạm quên đi những căng thẳng của buổi học vừa qua. Cùng với đó, các trò chơi điện tử còn giúp gắn kết người chơi lại với nhau hơn. Thông thường, các trò chơi điện tử đều có thể chơi theo đội, nhóm. Nhờ vậy, các bạn học sinh khi chơi sẽ có thêm nhiều bạn mới, và có những cuộc giao lưu, chuyện trò thú vị. Ngoài ra, chúng còn giúp các bạn có thêm kĩ năng làm việc nhóm, hoạt động tập thể. Bên cạnh đó, các trò chơi điện tử còn có một ưu điểm rất lớn, đó là có thể chơi trong khoảng thời gian ngắn và ở bất kì đâu. Khi thời gian giải lao chỉ có mười lăm đến ba mươi phút, hay khi trời mưa lớn, nắng gắt… Thì các trò chơi điện tử vẫn có thể tiến hành. Các bạn học sinh không cần phải hẹn gặp nhau và ra ngoài ở một thời điểm nhất định, mà chỉ cần ở trong căn phòng của mình cũng có thể chơi cùng bạn bè.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó, trò chơi điện tử vẫn tồn tại không ít những tác hại đáng nói. Đầu tiên, các trò chơi điện tử có sức hút lớn, cộng thêm cá tính năng như bảng xếp hạng, các cấp bậc khi chơi, đã khiến người chơi say sưa và không muốn ngừng lại. Nhiều trường hợp các bạn học sinh bỏ học, không làm bài tập, thậm chí là quên ăn, quên ngủ để chơi. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như việc học. Cùng với đó, nhiều bạn còn có hành vi đua đòi, thậm chí là trộm tiền của bố mẹ để nộp vào tài khoản game. Đặc biệt, có một bộ phận các bạn học sinh, vì quá say mê thế giới trò chơi, mà bỏ quên các mối quan hệ khác ở bên ngoài. Các bạn ấy chỉ chơi với bạn bè trên trò chơi, mà không đi chơi hay tham gia các hoạt động tập thể ở thế giới thực. Dần dần tách mình khỏi tập thể. Đồng thời, nó cũng đem lại các ảnh hưởng về cơ thể khi chúng ta dành quá nhiều thời gian trong ngày để chơi game, như cận thị, đau đầu chóng mặt, gù lưng…

Như vậy, cũng như cuộc sống, trò chơi điện tử tồn tại song song hai mặt tốt và xấu. Vì vậy, chúng ta cần có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này. Bởi suy cho cùng, chính người dùng mới là người giữ quyền chủ động. Chỉ cần chúng ta biết cân đối thời gian và cách chơi cho phù hợp, thì khi đó trò chơi điện tử sẽ là một hoạt động giải trí phù hợp và hữu ích.

Đánh giá

0

0 đánh giá