10 câu Trắc nghiệm Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận lớp 6 - Kết nối tri thức

1.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 09 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận

Câu 1. Ý nào sau đây không thuộc yêu cầu về hình thức của biên bản?

A. Viết đúng mẫu quy định

B. Có đầy đủ các phần, mục

C. Có đánh số cụ thể

D. Có đầy đủ bố cục 3 phần

Đáp án: C

Giải thích:

Có đánh số cụ thể không phải là hình thức của biên bản

Câu 2. Mục đích của việc viết biên bản là gì?

A. Làm chứng cứ để minh chứng cho các sự kiện diễn ra trong thực tế

B. Đề đạt lên cấp trên để thi hành, giải quyết

C. Thỏa thuận các điều khoản giữa các bên liên quan

D. Thông báo cho nhiều người được biết về một sự kiện vừa diễn ra

Đáp án: A

Giải thích:

Mục đích của việc viết biên bản là làm chứng cứ để minh chứng cho các sự kiện diễn ra trong thực tế

Câu 3. Yêu cầu nào không phù hợp với biên bản?

A. Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể

B. Ghi chép sự việc trung thực, đầy đủ, khách quan

C. Lời văn ngắn gọn, chính xác

D. Có thể sử dụng các biện pháp tu từ

Đáp án: D

Giải thích:

Các biện pháp tu từ không phù hợp với biên bản

Câu 4.  Lời văn của biên bản phải đáp ứng yêu cầu gì?

A. Trau chuốt, mượt mà

B. Bay bổng, lãng mạn

C. Ngắn gọn, chính xác

D. Tùy từng trường hợp để sử dụng lời văn

Đáp án: C

Giải thích:

Lời văn của biên bản phải đáp ứng yêu cầu ngắn gọn, chính xác.

Câu 5. Tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng sơ đồ được hiểu là:

A. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ.

B. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng video

C. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng âm thanh.

D. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng lời nói.

Đáp án: A

Giải thích:

Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ là cách lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ.

Câu 6. Biên bản là gì?

A. Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi chép biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.

B. Biên bản là những văn bản ghi chép lại tản mản những câu chuyện được lưu truyền trong dân gian
C. Biên bản là văn bản hành chính đề nghị một vấn đề, sự việc với cấp trên

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi chép biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.

Câu 7. Biên bản gồm mấy phần?

A. 3 phần

B. 4 phần

C. 5 phần

D. 6 phần

Đáp án: A

Giải thích:

Biên bản gồm 3 phần

Câu 8. Những tình huống nào dưới đây cần viết biên bản?

A. Đơn xin nghỉ ốm

B. Đơn tường trình khi một nhóm học sinh tự ý đi tham quan khi chưa được phép của thầy cô và cha mẹ

C. Lớp em đề xuất đi tham quan bảo tàng dân tộc học

D. Ghi lại diễn biến và kết quả Đại hội Đoàn trường

Đáp án: D

Giải thích:

Ghi lại diễn biến và kết quả Đại hội Đoàn trường cần viết biên bản.

Câu 9. Một biên bản cần đảm bảo yếu tố gì về mặt nội dung

A. Ghi chép đầy đủ ngắn gọn về sự việc

B. Nêu đầy đủ diễn biến của sự việc

C. Bảo đảm tính xác thực

D. Cả A, B, C

Đánh giá

0

0 đánh giá