15 câu Trắc nghiệm Củng cố mở rộng trang 47 lớp 6 - Kết nối tri thức

1.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Củng cố mở rộng trang 47 sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Củng cố mở rộng trang 47

Câu 1. Truyện Thạch Sanh khác với những câu chuyện đã học?

A. Kết thúc có hậu

B. Có yếu tố kì ảo, thần kì

C. Có nhiều tình tiết phức tạp

D. Bên cạnh tình tiết chính, còn mạch tình tiết phụ

Đáp án: D

Giải thích: Truyện Thạch Sanh có nhiều yếu tố, tình tiết phụ

Câu 2. Vì sao tên địa điểm trong truyện Thạch Sanh đều là tên riêng nhưng truyện vẫn mang tính phiếm chỉ?

A. Vì không phải tất cả các nhân vật, địa điểm trong truyện đều có tên riêng

B. Tác giả dùng tên riêng cho một số nhân vật thuyết phục người nghe về hiện thực trong tác phẩm

C. Đó chính là tên của cả một loại người, nhân vật đại diện

D. Trong thực tế cuộc sống, không ai đặt tên là Thạch Sanh, Lí Thông

Đáp án: C

Giải thích: Tên gọi trong truyện Thạch Sanh còn đại diện cho 1 loại người, kiểu người

Câu 3. Thạch Sanh trở thành hình tượng lý tưởng cho sáng tác của các tác giả sau này, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: Truyện Thạch Sanh còn trở thành hình tượng lí tưởng cho các sáng tác sau này của tác giả.

Câu 4. Truyện Thạch Sanh chứa đựng nhiều nội dung, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, nhưng chung quy lại đều cùng một nội dung phản ánh

A. Đấu tranh chinh phục tự nhiên

B. Đấu tranh chống xâm lược

C. Đấu tranh chống sự bất công trong xã hội

D. Đấu tranh giữa thiện và ác

Đáp án: D

Giải thích: Cuộc đấu tranh trong truyện cổ tích là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác

Câu 5. Nhận xét nêu chính xác về nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh?

A. Từ thế giới tâm linh

B. Từ những người chịu nhiều đau khổ

C. Từ chú bé mồ côi

D. Từ những người đấu tranh quật khởi

Đáp án: A

Giải thích: Thạch Sanh là con trai Ngọc Hoàng phái xuống trần làm con của gia đình hiền lành nọ.

Câu 6. Những nhân vật xuất hiện trong truyện cổ tích là?

A. Nhân vật bất hạnh

B. Nhân vật dũng sĩ và có tài năng kỳ lạ

C. Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch

D. Nhân vật là động vật 

E. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: E

Giải thích: Những nhân vật xuất hiện trong truyện cổ tích là:

- Nhân vật bất hạnh

- Nhân vật dũng sĩ và có tài năng kỳ lạ

- Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch

- Nhân vật là động vật 

Câu 7. Kiểu nhân vật bất hạnh trong truyện cổ tích là người mồ côi, con riêng, em út, có hình dạng xấu xí.

Ý kiến này đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: Kiểu nhân vật bất hạnh trong truyện cổ tích là người mồ côi, con riêng, em út, có hình dạng xấu xí.

Câu 8. Truyện cổ tích mang tính chất tưởng tượng.

Ý kiến này đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: Đúng. Truyện cổ tích mang tính chất tưởng tượng, "tính khác thường" của sự việc và hành động, được xây dựng theo một vài sơ đồ chung như: dũng sĩ giết quái vật cứu người đẹp, người xấu xí nhưng tốt bụng, tài giỏi,...

Câu 9. Truyện cổ tích là chuyện có thật, xảy ra ngoài đời thực.

Ý kiến này đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: Sai vì: Trong truyện cổ tích các yếu tố huyền ảo, thơ mộng, thế giới kỳ ảo thường xâm nhập lẫn nhau với thế giới trần tục. Thường gồm các con vật kỳ ảo, đồ vật kỳ ảo,....có tác dụng thể hiện mục đich của tác giả nhân dân trong việc truyền tải chủ đề của câu chuyện. 

Câu 10. Ước mơ của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội trong truyện Thạch Sanh là?

A. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt

B. Thạch Sanh vượt qua được hoạn nạn, giúp vua dẹp xâm lăng

C. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho

D. Thạch Sanh lấy công chúa, lên làm vua

Đáp án: A

Giải thích: Mẹ con Lí Thông sau nhiều lần lừa Thạch Sanh, giờ đã bị trừng phạt

Câu 11. Phương thức biểu đạt chính của Cây khế là gì?

A. Miêu tả.

B. Tự sự.

C. Biểu cảm.

D. Nghị luận.

Đáp án: B

Câu 12. Đâu không phải ý nghĩa câu chuyện?

A. Thể hiện ước mơ của nhân dân về anh hùng.

B. Phê phán người tham lam, kẻ ác.

C. Ca ngợi người hiền lành, nhân hậu.

D. Thể hiện ước mơ của nhân dân về công bằng.

Đáp án: A

Câu 13. Cây khế thuộc loại văn bản nào?

A. Truyền thuyết

B. Cổ tích

C. Truyện ngắn

D. Tiểu thuyết

Đáp án: B

Giải thích: Cây khế là văn bản thuộc loại cổ tích

Câu 14. Cây khế là do ai sáng tác?

A. Thái Bá Dũng

B. Nhân dân

C. Hà Minh

D. Xuân Diệu

Đáp án: B

Giải thích: Cây khế là sáng tác của nhân dân.

Câu 15. Bố cục Cây khế có thể chia làm mấy phần?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đánh giá

0

0 đánh giá