Lý thuyết Tin học 7 Bài 3 (Cánh diều 2024): Làm quen với trang tính (tiếp theo)

1.7 K

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 7 Bài 3: Làm quen với trang tính (tiếp theo) sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học7.

Tin học lớp 7 Bài 3: Làm quen với trang tính (tiếp theo)

A. Lý thuyết Tin học 7 Bài 3: Làm quen với trang tính (tiếp theo)

1. Hộp tên, thanh công thức và dữ liệu trong ô

Thanh ngang ngay dưới vùng lệnh và ở bên trên các tên cột, gồm có:

- Hộp tên.

- Các nút lệnh.

- Vùng dữ liệu.

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 3: Làm quen với trang tính (tiếp theo) - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 3.1: Hộp tên, thanh công thức và ô F3 được chọn

- Hộp tên không chỉ hiện thị mà cũng có thể nhập địa chỉ ô.

Ví dụ: Gõ nhập “ABC123” vào hộp tên để chọn ô đó sẽ nhanh hơn dùng chuột.

Thanh công thức hiển thị nội dung của ô đang được chọn. Có các trường hợp:

- Nội dung dữ liệu giống như ta gõ vào ô được chọn; ta gọi là dữ liệu trực tiếp.

- Nội dung bắt đầu với dấu “=”; đó là một công thức.

2. Khối ô

- Khối ô là một nhóm ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật.

- Tên khối hay địa chỉ của khối là cặp địa chỉ của ô góc bên trái và ô góc dưới bên phải, được phân cách nhau bởi dấu “:”.

Ví dụ: Khối B7:B9, khối E14:G9, …

- Trong trường hợp ô là một đoạn liền trong một hàng hoặc một cột thì tên khối là cặp địa chỉ của ô đầu đoạn và ô cuối đoạn, phân cách bởi dấu “:”.

Ví dụ: Khối B7:Z7, khối G7:G20, …

Chọn một khối ô

- Bôi đen khối ô, sau khi đánh dấu chọn, đường viền biên khối ô sẽ hiển thị nổi bật, khối sẽ được bôi đen để dễ nhận thấy.

- Trỏ chuột vào đúng đường viên biên khối ô, chuột sẽ có hình mũi tên 4 hướng Lý thuyết Tin Học 7 Bài 3: Làm quen với trang tính (tiếp theo) - Kết nối tri thức (ảnh 1), gợi ý có thể kéo thả khối ô tùy ý sang vị trí mới.

- Trên thanh trạng thái có thông tin về khối ô: Count là số lượng ô có dữ liệu; Sum là tổng số của các số liệu; Average là trung bình cộng của các số liệu trong khối.

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 3: Làm quen với trang tính (tiếp theo) - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 3.2: Thông tin của khối ô

Bỏ đánh dấu chọn: nháy chuột ở bên ngoài khối ô.

Xóa dữ liệu trong khối ô: chọn khối ô sau đó nhấn Delete.

3. Sao chép, di chuyển khối ô

Sao chép khối ô sang chỗ khác

Thao tác như khi soạn thảo văn bản: chọn khối ô; nhấn tổ hợp phím Ctrl+C; nháy chuột chọn ô là góc trên bên trái của đích đến; nhấn tổ hợp phím Ctrl+V.

Di chuyển khối ô

Thao tác tương tự khi soạn thảo văn bản.

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 3: Làm quen với trang tính (tiếp theo) - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 3.3: Trỏ chuột vào biên khối ô để di chuyển

Chèn khối ô

Giữ phím Shift trong khi thao tác kéo thả khối ô đến vị trí mới thì các ô đã có dữ liệu sẽ không bị viết đè lên mà bị đẩy dịch sang vị trí khác.

B. Bài tập trắc nghiệm Tin học 7 Bài 3: Làm quen với trang tính (tiếp theo)

Câu 1. Để bỏ đánh dấu chọn khối ô ta thực hiện:

A. Nháy chuột ở bên ngoài khối ô.

B. Nháy chuột lên tên của khối ô.

C. Kéo chuột chọn toàn bộ khối ô.

D. Nhấn nút Delete.

Đáp án đúng là: A

Để bỏ đánh dấu chọn khối ô ta thực hiện: Nháy chuột ở bên ngoài khối ô.

Câu 2. Để sao chép khối ô sang chỗ khác ta thực hiện:

A. Chọn khối ô→ Nhấn Ctrl+X→ Nháy chuột chọn ô là góc trên bên trái của đích đến→ Nhấn Ctrl+V.

B. Chọn khối ô→ Nhấn Ctrl+C→ Nháy chuột chọn ô là góc trên bên trái của đích đến→ Nhấn Ctrl+V.

C. Chọn khối ô→ Nhấn Ctrl+C

D. Chọn khối ô→ Nháy chuột chọn ô là góc trên bên trái của đích đến→ Nhấn Ctrl+V.

Đáp án đúng là: B

Để sao chép khối ô sang chỗ khác ta thực hiện: Chọn khối ô→ Nhấn Ctrl+C→ Nháy chuột chọn ô là góc trên bên trái của đích đến→ Nhấn Ctrl+V.

Câu 3. Để di chuyển khối ô sang chỗ khác ta thực hiện:

A. Chọn khối ô→ Nhấn Ctrl+X→ Nháy chuột chọn ô là góc trên bên trái của đích đến→ Nhấn Ctrl+V.

B. Chọn khối ô→ Nhấn Ctrl+C→ Nháy chuột chọn ô là góc trên bên trái của đích đến→ Nhấn Ctrl+V.

C. Chọn khối ô→ Nhấn Ctrl+X

D. Chọn khối ô→ Nháy chuột chọn ô là góc trên bên trái của đích đến→ Nhấn Ctrl+V.

Đáp án đúng là: A

Để di chuyển khối ô sang chỗ khác ta thực hiện: Chọn khối ô→ Nhấn Ctrl+X→ Nháy chuột chọn ô là góc trên bên trái của đích đến→ Nhấn Ctrl+V.

Câu 4. Để xóa dữ liệu trong khối ô ta thực hiện:

A. Chọn khối ô→ Nhấn phím End.

B. Nhấn phím Delete.

C. Chọn khối ô→ Nhấn phím Tab

D. Chọn khối ô→ Nhấn phím Delete.

Đáp án đúng là: D

Để xóa dữ liệu trong khối ô ta thực hiện: Chọn khối ô→ Nhấn phím Delete.

Câu 5. Trong hình dưới đây, khối ô được chọn là:

Trắc nghiệm Tin học 7 Cánh diều Bài 3 (có đáp án): Làm quen với trang tính (tiếp theo) (ảnh 1)

A.D9:F9

B.D4:F4

C.D4:F9

D.D4:D9

Đáp án đúng là: C

Khối ô được chọn là D4:F9

Câu 6.Trên trang tính, một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật gọi là:

A. Ô liên kết.

B. Các ô cùng hàng.

C. Khối ô.

D. Các ô cùng cột.

Đáp án đúng là: C

Khối ô là một nhóm những ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật. Khối hoàn toàn có thể là 1 ô, 1 hàng, 1 cột và mỗi khối có địa chỉ của riêng mình.

Câu 7. Trong chương trình bảng tính, ký hiệu khối ô từ ô D2 đến ô F6, ta viết:

A. D2:F6

B. F6:D2

C. D2..F6

D. F6..D2

Đáp án đúng là: A

Trong chương trình bảng tính, ký hiệu khối ô là: ″ ô trên cùng bên trái : ô dưới cùng bên phải ″. Vậy ký hiệu khối ô từ ô D2 đến ô F6, ta viết là D2 : F6 .

Câu 8. Trong chương trình bảng tính, khối ô A3:C4 là gồm các ô:

A. A3 và C4.

B. A3, A4, C3 và C4.

C. A3, A4, B3, B4, C3 và C4.

D. A3 và A4, C3, C4.

Đáp án đúng là: C

Trong chương trình bảng tính, khối ô A3 : C4 là gồm những ô mở màn từ ô A3 đến ô C4 đơn cử là A3, A4, B3, B4, C3 và C4 .

Câu 9.Trong chương trình bảng tính, thanh công thức cho biết:

A. Địa chỉ của ô được chọn.

B. Khối ô được chọn.

C. Hàng hoặc cột được chọn.

D. Dữ liệu hoặc công thức của ô được chọn.

Đáp án đúng là: D

Trong chương trình bảng tính, thanh công thức cho biết nội dung (dữ liệu hoặc công thức) của ô được chọn.

Câu 10. Khi gõ công thức vào một ô, kí tự đầu tiên phải là:

A. Ô đầu tiên tham chiếu tới.

B. Dấu ngoặc đơn.

C. Dấu nháy.

D. Dấu bằng.

Đáp án đúng là: D

Khi gõ công thức vào một ô, kí tự đầu tiên phải là dấu bằng ( = ) .

Câu 11. Sau khi đánh dấu chọn một khối ô số liệu, trên thanh trạng thái xuất hiện các thông tin về khối ô đó: Count là gì?

A.Số lượng ô có dữ liệu trong khối.

B.Tổng số các số liệu trong khối.

C.Trung bình cộng của các số liệu trong khối.

D.Số lượng hàng của khối.

Đáp án đúng là: A

Sau khi đánh dấu chọn một khối ô số liệu, trên thanh trạng thái xuất hiện các thông tin về khối ô đó: Count là số lượng ô có dữ liệu trong khối.

Ví dụ:

Trắc nghiệm Tin học 7 Cánh diều Bài 3 (có đáp án): Làm quen với trang tính (tiếp theo) (ảnh 2)

Câu 12. Sau khi đánh dấu chọn một khối ô số liệu, trên thanh trạng thái xuất hiện các thông tin về khối ô đó: Sum là gì?

A.Số lượng ô có dữ liệu trong khối.

B.Tổng số các số liệu trong khối.

C.Trung bình cộng của các số liệu trong khối.

D.Số lượng hàng của khối.

Đáp án đúng là: B

Sau khi đánh dấu chọn một khối ô số liệu, trên thanh trạng thái xuất hiện các thông tin về khối ô đó: Sum là tổng số các số liệu trong khối.

Ví dụ:

Trắc nghiệm Tin học 7 Cánh diều Bài 3 (có đáp án): Làm quen với trang tính (tiếp theo) (ảnh 3)

Câu 13.Sau khi đánh dấu chọn một khối ô số liệu, trên thanh trạng thái xuất hiện các thông tin về khối ô đó: Average là gì?

A.Số lượng ô có dữ liệu trong khối.

B.Tổng số các số liệu trong khối.

C.Trung bình cộng của các số liệu trong khối.

D.Số lượng hàng của khối.

Đáp án đúng là: C

Sau khi đánh dấu chọn một khối ô số liệu, trên thanh trạng thái xuất hiện các thông tin về khối ô đó: Average là trung bình cộng của các số liệu trong khối.

Trắc nghiệm Tin học 7 Cánh diều Bài 3 (có đáp án): Làm quen với trang tính (tiếp theo) (ảnh 3)

Câu 14. Tên khối hay địa chỉ của khối là cặp địa chỉ của ô góc trên bên trái và ô góc dưới bên phải, được phân cách nhau bởi dấu:

A.Chấm.

B.Chấm phẩy

C.Hai chấm.

D.Bằng

Đáp án đúng là: C

Tên khối hay địa chỉ của khối là cặp địa chỉ của ô góc trên bên trái và ô góc dưới bên phải, được phân cách nhau bởi dấu hai chấm (:)

Câu 15. Trong hình dưới đây, ô đang được chọn là:

Trắc nghiệm Tin học 7 Cánh diều Bài 3 (có đáp án): Làm quen với trang tính (tiếp theo) (ảnh 5)

A.D6

B.D5

C.D1

D.6D

Đáp án đúng là: A

Ô đang được chọn là D6

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Tin học 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Tin học 7 Bài 2: Làm quen với trang tính

Lý thuyết Tin học 7 Bài 3: Làm quen với trang tính (tiếp theo)

Lý thuyết Tin học 7 Bài 4: Định dạng hiển thị dữ liệu số

Lý thuyết Tin học 7 Bài 5: Định dạng số tiền và ngày tháng

Lý thuyết Tin học 7 Bài 6: Thực hành lập sổ theo dõi thu chi cá nhân

Đánh giá

0

0 đánh giá