Lý thuyết Tin học 7 Bài 1 (Cánh diều 2024): Ứng xử có văn hóa khi giao tiếp qua mạng

5 K

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 7 Bài 1: Ứng xử có văn hóa khi giao tiếp qua mạng sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học7.

Tin học lớp 7 Bài 1: Ứng xử có văn hóa khi giao tiếp qua mạng

Video giải Tin học 7 Bài 1: Ứng xử có văn hóa khi giao tiếp qua mạng - Cánh diều

A. Lý thuyết Tin học 7 Bài 1: Ứng xử có văn hóa khi giao tiếp qua mạng

1. Ứng xử có văn hóa ở nơi công cộng

Lời khuyên 1. Tôn trọng những người xung quanh

- Không nên nhìn vào điện thoại không rời mắt khi đang giao tiếp với ai đó.

- Nếu có cuộc gọi, chat hay tin nhắn và muốn trả lời ngay, hãy nói xin lỗi vì đã tách ra làm việc riêng.

- Hãy chú ý không làm phiền người xung quanh ở những nơi công cộng.

- Đừng to tiếng, bình phẩm hay phá lên cười khi trò chuyện, xem mạng xã hội hay tin nhắn.

- Thật đáng trách nếu dành quá nhiều thời gian kết thân với người trên mạng xã hội, nhưng không có thời gian cho người thân.

2. Ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội

Mạng xã hội là môi trường công cộng. Quy tắc ứng xử trên mạng cũng như quy tắc ứng xử nơi cộng cộng.

Lời khuyên 2. Giữ gìn hình ảnh bản thân trên không gian mạng

- Mạng xã hội là nơi người ta dễ bộc lộ suy nghĩ, hành vi thiếu văn hóa, cũng là nơi sống ảo, sống giả dối.

- Những lời đưa lên mạng sẽ rất khó thu hồi được.

Lời khuyên 3. Hãy tử tế với người khác trên không gian mạng

- Không nói những lời thô lỗ, thiếu văn hóa, không xúc phạm người khác.

- Không “bêu xấu” hình ảnh người khác.

3. Ứng xử có văn hóa khi dùng email, tin nhắn

Lời khuyên 4. Tôn trọng quyền riêng tư của người khác

Ví dụ: Bạn tin tưởng chia sẻ cho em chuyện riêng tư. Em không nên chuyển tiếp email, tin nhắn, cuộc chuyện trò, … khi chưa được sự đồng ý của bạn.

Lời khuyên 5. Hãy lịch sự sớm trả lời email, tin nhắn

Ví dụ: Nếu em đã kết bạn qua mạng hay cho ai đó thông tin liên lạc với mình, hãy lịch sự trả lời một cách nhanh chóng mỗi khi nhận tin nhắn gửi tới đích danh em. Nếu em không thể trả lời sớm, nên báo đã nhận và hẹn trả lời sau, đừng bỏ đó quá lâu. Nếu em không muốn trả lời, nên gửi email từ chối nhã nhặn.

B. Bài tập trắc nghiệm Tin học 7 Bài 1: Ứng xử có văn hóa khi giao tiếp qua mạng

Câu 1. Bạn A tâm sự với em về chuyện buồn mà bạn vừa gặp qua tin nhắn messenger. Em không nên làm gì:

A.Chia sẻ đoạn tin nhắn của bạn A và em lên nhóm lớp cho các bạn cùng đọc.

B.Giữ bí mật cho bạn, không chia sẻ trên mạng xã hội.

C.Đăng và chia sẻ công khai lên mạng xã hội.

D.Gửi cho từng bạn trong lớp đọc đoạn tin nhắn đó.

Đáp án đúng là: B

Đoạn tin nhắn là thông tin riêng tư của bạn A em nên giữ bí mật cho bạn, không nên chia sẻ với bất kì ai khi chưa được sự cho phép của bạn A.

Câu 2.Trong buổi sinh hoạt nhóm, em có điện thoại của mẹ gọi đến, em sẽ:

A.Nghe điện thoại luôn trong phòng nhưng nói nhỏ.

B.Nghe điện thoại luôn trong phòng và nói to bình thường.

C.Xin lỗi mọi người rồi ra ngoài nghe.

D.Xin lỗi mọi người rồi ngồi tại chỗ nghe điện thoại và nói to bình thường.

Đáp án đúng là: C

Khi đang ở cùng thầy cô, bạn bè, người thân mà em có tin nhắn hay điện thoại và muốn trả lời ngay thì hãy nói xin lỗi rồi ra ngoài nghe, nếu không em sẽ bị coi là thiếu tôn trọng những người xung quanh.

Câu 3. Hôm nay ở lớp em và một bạn đã cãi nhau, em sẽ:

A.Gửi tin nhắn riêng cho bạn để nói chuyện và giảng hòa với nhau.

B.Nói lại sự việc trong nhóm lớp để cả lớp vào góp ý, nhận xét.

C.Đăng công khai sự việc lên mạng xã hội để mọi người nhận xét ai đúng ai sai.

D.Cả B và C

Đáp án đúng là: A

Khi bạn em mắc lỗi em nên chọn cách hành xử tử tế, trao đổi qua email hay tin nhắn riêng, không nên viết lên nơi công cộng.

Câu 4. Em tán thành với ý kiến nào dưới đây khi nói về ngôn ngữ @ (ngôn ngữ viết tắt ngắn gọn):

A. Ngôn ngữ trên mạng không cần phải chuẩn mực, nên dùng ngôn ngữ @ cho đúng thời đại.

B. Dùng ngôn ngữ @ một cách tràn lan, thường xuyên, sẽ làm mai một khả năng viết tiếng việt một cách lành mạnh và trong sáng.

C. Dùng ngôn ngữ @ thể hiện cá tính, sự năng động và hiện đại của bản thân.

D. Các bạn trẻ đều hiểu và thích dùng ngôn ngữ @ vì vậy phê bình ngôn ngữ này là lệch lạc, "đáng báo động", thậm chí "không thể chấp nhận được" là nói quá.

Đáp án đúng là: B

Ngôn ngữ dùng trên mạng xã hội cũng phải đúng chuẩn mực tránh dùng một cách thường xuyên sẽ làm mai một khả năng viết tiếng việt một cách lành mạnh và trong sáng.

Câu 5. Những ý kiến nào dưới đây là đúng?

A. Có thể hùa theo ý kiến của số đông để phê bình công kích, không cần chú ý đến ngôn từ hay hậu quả vì đây là thế giới ảo, không sợ ai biết tên thật của mình.

B. Việc sỉ nhục, bôi bọ người khác trên mạng, đưa tin bài sai sự thật, công bố ảnh hoặc thông tin cá nhân của người khác mà không được sự đồng ý của họ đều là những hành vi phạm pháp.

C. Nên công kích một người vì người đó không giống với số đông còn lại

D. Chia sẻ những bài có liên quan đến thông tin cá nhân của người khác để thu hút nhiều lượt người xem trên mạng.

Đáp án đúng là: B

Không nên làm theo các ý kiến A, C, D sẽ đem lại cho bản thân những hậu quả nghiêm trọng.

Câu 6.Trong một buổi họp nhóm, bạn ngồi bên cạnh em ngồi chơi điện tử, em nên:

A.Khuyên bạn dừng chơi và tập trung vào buổi họp.

B.Kệ bạn.

C.Chơi cùng bạn.

D.Khuyên bạn nên ra ngoài chơi.

Đáp án đúng là: A

Hành động của bạn em là thiếu tôn trọng những người xung quanh, vì vậy em nên khuyên bạn dừng chơi và tập trung vào buổi họp.

Câu 7. Hành động nào sau đây là đáng trách:

A.Không cần quan tâm là ở đâu, cứ có điện thoại là phải nghe và nói thật to.

B.Dành nhiều thời gian để nói chuyện với bạn bè trên mạng hơn là quan tâm đến người thân trong gia đình.

C.Dành nhiều thời gian để bình luận về những vấn đề hot trên mạng hơn là việc học tập.

D.Tất cả những hành động trên.

Đáp án đúng là: D

Ở nơi đông người ta không nên nói to khi nghe điện thoại, như vậy là thiếu tôn trọng người khác. Không nên dành nhiều thời gian để nói chuyện với bạn bè trên mạng hơn là quan tâm đến người thân trong gia đình, và không nên dành nhiều thời gian để bình luận về những vấn đề hot trên mạng hơn là việc học tập.

Câu 8. Em không nên chia sẻ những thông tin nào trên mạng xã hội:

A.Thông tin cá nhân của bản thân.

B.Thông tin cá nhân của bạn bè.

C.Nói xấu một bạn mà em ghét.

D.Tất cả các đáp án trên.

Trên mạng xã hội em không nên chia sẻ những thông tin:

- Thông tin cá nhân của bản thân.

- Thông tin cá nhân của bạn bè.

- Nói xấu một bạn mà em ghét.

Câu 9.Những điều em nên làm khi tham gia mạng xã hội là:

A.Không nói những lời thô lỗ, thiếu văn hóa.

B.Không xúc phạm người khác.

C.Không “bêu xấu” hình ảnh của người khác.

D.Tất cả những điều trên

Đáp án đúng là: D

Những điều em nên làm khi tham gia mạng xã hội là:

- Không nói những lời thô lỗ, thiếu văn hóa.

- Không xúc phạm người khác.

- Không “bêu xấu” hình ảnh của người khác.

Câu 10. Em nhận được tin nhắn của bạn cùng lớp, em sẽ làm gì:

A.Mở đọc và trả lời bạn.

B.Đọc nhưng không trả lời.

C.Không đọc.

D.Đọc nhưng chưa trả lời ngay bao giờ thích thì trả lời.

Đáp án đúng là: A

Nếu nhận được tin nhắn em hãy lịch sự mở ra đọc và trả lời một cách nhanh chóng, đừng bỏ đó quá lâu. Nếu không muốn trả lời nên gửi email từ chối đã nhận.

Câu 11. Chú của em bị mất chứng minh thư và đăng kí xe. Em sẽ:

A. Không cần hỏi ý kiến của chú, em đưa ảnh chụp lên và các thông tin của chú như ngày sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, số điện thoại... lên Facebook để giúp chú tìm hộ.

B. Không cần hỏi ý kiến của chú, em nhờ mọi người like và chia sẻ thông tin của chú như ngày sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, số điện thoại... lên Facebook để giúp chú tìm hộ.

C. Hỏi ý kiến của chú trước khi đăng tải những thông tin cá nhân lên mạng xã hội.

D. Không cần hỏi ý kiến của chú, em đưa thông tin của chú cho một bạn có nhiều bạn bè trên mạng xã hội để nhờ tìm hộ.

Đáp án đúng là: C

Khi đăng tải thông tin các nhân của mọt ai đó trên mạng xã hội ta phải được sự cho phép của người đó.

Câu 12. Khẳng định nào sau đây là sai:

A. Không chia sẻ những thông tin sai sự thật, những thông tin chưa qua kiểm chứng và không tuyên truyền những thông tin xấu.

B. Mạng xã hội là một xã hội thu nhỏ, ở đó con người giao tiếp, chia sẻ với nhau, cũng đồng nghĩa với việc sẽ có người nhìn thấy, dõi theo câu chuyện của chúng ta, chính vì vậy, việc cư xử lịch sự trên mạng xã hội cũng là một thước đo để đánh giá con người.

C. Có thể phê bình, công kích, không cần chú ý đến ngôn từ hay hậu quả vì đây là thế giới ảo, không sợ ai biết tên thật của mình.

D. Mỗi người hãy chọn lọc thông tin, suy nghĩ kĩ trước khi đưa ra thông tin, bình luận gì ở trên mạng xã hội.

Đáp án đúng là: C

Vì mạng xã hội là một xã hội thu nhỏ, ở đó con người giao tiếp, chia sẻ với nhau, cũng đồng nghĩa với việc sẽ có người nhìn thấy, dõi theo câu chuyện của chúng ta, chính vì vậy, việc cư xử lịch sự trên mạng xã hội cũng là một thước đo để đánh giá con người.

Câu 13. Em có một video quay lại buổi sinh hoạt của lớp, trong đoạn video đó em đã được cô giáo khen ngợi rất nhiều. Em muốn đăng đoạn video đó lên mạng xã hội, nhưng bạn cùng lớp với em không muốn em đăng vì trong video đó bạn em bị cô giáo phê bình, em sẽ:

A. Không quan tâm đến bạn,vẫn đăng video lên mạng.

B. Không đăng vì không muốn làm bạn phiền lòng.

C. Đăng lên mạng nhưng yêu cầu mọi người không bình luận.

D. Hủy kết bạn với bạn đó sau đó vẫn đăng video lên mạng.

Đáp án đúng là: B

Không nên bêu xấu hình ảnh của người khác trên mạng xã hội.

Câu 14. Em vào Facebook và có thấy một đoạn video bạo lực, em sẽ:

A. Bình luận cùng mọi người cho vui.

B.Chia sẻ cho mọi người.

C.Ấn nút “Like” để ủng hộ những video như vậy.

D.Không chia sẻ, like hay bình luận.

Đáp án đúng là: D

Em không nên chia sẻ, like hay bình luận về những thông tin sai sự thật, những video bạo lực.

Câu 15. Trong một lần về quê em có được một người họ hàng quay video về em sau đó đưa lên mạng để mọi người nhận xét, bình luận, em đọc được cả bình luận tốt và bình luận không tốt về em. Em sẽ:

A.Rất buồn, nhưng chỉ giữ trong lòng.

B.Nói với bố mẹ để bố mẹ biết và nhắc chú gỡ video.

C.Không quan tâm vì đó chỉ là mạng ảo, ai nói gì cũng được.

D.Em sẽ thanh minh với những bình luận không tốt để mọi người nghĩ khác về em.

Đáp án đúng là: B

Khi bị đưa video hay thông tin cá nhân lên mạng em nên nói với người lớn để giải quyết tránh để những bình luận không tốt ảnh hưởng đến em.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Tin học 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Tin học 7 Bài 3: Trao đổi thông tin trên mạng xã hội

Lý thuyết Tin học 7 Bài 1: Ứng xử có văn hóa khi giao tiếp qua mạng

Lý thuyết Tin học 7 Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng

Lý thuyết Tin học 7 Bài 1: Làm quen với bảng tính điện tử

Lý thuyết Tin học 7 Bài 2: Làm quen với trang tính

Đánh giá

0

0 đánh giá