Lý thuyết Tin học 7 Bài 3 (Cánh diều 2024): Trao đổi thông tin trên mạng xã hội

3.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 7 Bài 3: Trao đổi thông tin trên mạng xã hội sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học7.

Tin học lớp 7 Bài 3: Trao đổi thông tin trên mạng xã hội

Video giải Tin học 7 Bài 3: Trao đổi thông tin trên mạng xã hội - Cánh diều

A. Lý thuyết Tin học 7 Bài 3: Trao đổi thông tin trên mạng xã hội

1. Trò chuyện qua Messenger

Em có thể tin nhắn, thực hiện cuộc gọi thoại, cuộc gọi video với bạn bè, gửi hình ảnh, tệp tin cho bạn một cách dễ dàng qua Messenger.

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 3: Trao đổi thông tin trên mạng xã hội - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 3.1: Cửa sổ gửi tin nhắn trên Messenger

2. Thực hành trao đổi và chia sẻ thông tin trong nhóm ở Facebook

Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm gồm ba học sinh thực hiện tìm hiểu và thảo luận về chủ đề “Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến cuộc sống và môi trường. Em đã làm gì để chống lại biến đổi khí hậu?”.

Hướng dẫn

Bước 1. Mở website https://www.facebook.com và đăng nhập tài khoản Facebook cá nhân.

Bước 2. Tạo nhóm trên Facebook để trao đổi với các thành viên trong nhóm:

Tại cửa sổ trang Facebook cá nhân, nháy chuột vào + và chọn Group (Hình 3.1).

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 3: Trao đổi thông tin trên mạng xã hội - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 3.2: Bảng chọn tạo các thành phần trên Facebook

Chọn và điền thông tin vào cột bên trái cửa sổ Create group (Hình 3.3).

- Nhập tên nhóm vào ô Group name.

- Chọn nhóm công khai (Public) hoặc riêng tư (Private) tại ô Choose privacy.

- Mời thành viên tham gia nhóm: nháy chuột vào ô Invite friends, gõ tên tài khoản Facebook hoặc địa chỉ email của thành viên.

- Chọn Create.

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 3: Trao đổi thông tin trên mạng xã hội - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 3.3: Cửa sổ tạo nhóm

Bước 3. Đưa nội dung thông tin cần trao đổi.

Tại cửa sổ nhóm, các thành viên đưa thông tin cần trao đổi bằng cách: chọn Discussion, nháy chuột vào phần tạo bài đăng What’s on your mind sẽ xuất hiện cửa sổ Create Post, nhập nội dung trao đổi, chọn Post.

3. Lợi ích của mạng xã hội

- Mạng xã hội giúp ta có cơ hội kết nội với mọi người trên thế giới.

- Khi có người bình luận, thích thông tin mình chia sẻ, sẽ tạo ra niềm vui.

- Sử dụng mạng xã hội dễ dàng trao đổi, thảo luận về các chủ đề học tập và cuộc sống.

- Trên mạng xã hội em có thể biết thêm một số thông tin.

4. Hậu quả của việc thiếu hiểu biết trong sử dụng thông tin trên mạng xã hội

- Nhiều thông tin không đáng tin cậy, không được kiểm soát chặt chẽ.

Ví dụ: Những video mang nội dung xấu hoặc có tính bạo lực lan truyền trên mạng xã hội.

- Thông tin cá nhân trên mạng xã hội có thể bị sử dụng với mục đích xấu, vi phạm quyền riêng tư.

Ví dụ: Khi công khai thông tin số điện thoại, địa chỉ nhà lên mạng xã hội, kẻ xấu có thể dùng thông tin để tống tiền, đe dọa.

- Một số học sinh bị bắt nạt trên mạng, bị áp lực từ những bình luận tiêu cực dẫn tới lo lắng, căng thẳng, trầm cảm.

- Việc lạm dụng quá nhiều các giao tiếp trực tuyến, sống ảo, dẫn đến sự xa rời giữa người với người trong thế giới thực, mất đi kĩ năng xã hội.

B. Bài tập trắc nghiệm Tin học 7 Bài 3: Trao đổi thông tin trên mạng xã hội

Câu 1. Đâu là lợi ích của mạng xã hội:

A. Có thể kết nối với mọi người trên thế giới để trao đổi thông tin.

B. Trao đổi, thảo luận về các chủ đề học tập và cuộc sống.

C. Em biết thêm nhiều thông tin bổ ích.

D. Tất cả các lợi ích trên.

Đáp án đúng là: D

Mạng xã hội có rất nhiều lợi ích: Có thể kết nối với mọi người trên thế giới để trao đổi thông tin, trao đổi, thảo luận về các chủ đề học tập và cuộc sống, biết thêm nhiều thông tin bổ ích.

Câu 2. Đâu là hậu quả của sự thiếu hiểu biết trong sử dụng thông tin trên mạng xã hội:

A. Sống ảo, mất đi kĩ năng xã hội.

B. Bị áp lực từ những bình luận tiêu cực dẫn đến lo lắng, căng thẳng, trần cảm

C. Trao đổi, thảo luận về các chủ đề học tập và cuộc sống.

D.Cả A và B

Đáp án đúng là: D

Hậu quả của sự thiếu hiểu biết trong sử dụng thông tin trên mạng xã hội: Sống ảo, mất đi kĩ năng xã hội, bị áp lực từ những bình luận tiêu cực dẫn đến lo lắng, căng thẳng, trần cảm.

Đáp án C là lợi ích của mạng xã hội.

Câu 3. Cách để giữ an toàn trên mạng xã hội?

A.Chia sẻ mọi thông tin cá nhân.

B.Dùng nhiều tài khoản.

C.Kết bạn không chọn lọc

D.Không cung cấp thông tin cho người lạ.

Đáp án đúng là: D

Để giữ an toàn trên mạng xã hội ta không nên cung cấp thông tin cho người lạ tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

Câu 4. Em nên làm gì trên mạng xã hội?

A. Xúc phạm,miệt thị người khác.

B. Kết nối với bạn bè thân thiết 1 cách an toàn.

C. Bán hàng kém chất lượng để kiếm lời.

D. Khoe mẽ sự giàu có của bản thân.

Đáp án đúng là:B

Em không nên xúc phạm,miệt thị người khác, bán hàng kém chất lượng để kiếm lời hay khoe mẽ sự giàu có của bản thân tránh bị lợi dụng. Ta nên kết nối với bạn bè thân thiết 1 cách an toàn.

Câu 5. Ta chỉ nên chia sẻ những gì trên mạng xã hội?

A. Quan điểm, ý kiến cá nhân về 1 vấn đề nào đó.

B. Thông tin cá nhân.

C. Những lời lẽ miệt thị, xúc phạm người khác.

D. Điều bức xúc, khó chịu về người này người kia hay 1 hiện tượng nào đó.

Đáp án đúng là: A

Ta chỉ nên chia sẻ quan điểm, ý kiến cá nhân về 1 vấn đề nào đó trên mạng xã hội, tránh chia sẻ thông tin cá nhân, những lời lẽ miệt thị, xúc phạm người khác hay bức xúc,khó chịu về người này người kia hay 1 hiện tượng nào đó.

Câu 6.Facebook có chức năng:

A.Gọi video, gửi ảnh.

B. Nhắn tin.

C. Gửi tệp tin qua meesenger.

D. Tất cả các chức năng trên.

Đáp án đúng là: D

Trò chuyện, gửi tin nhắn, gửi tệp tin, ảnh qua messenger là một chức năng cơ bản của facebook.

Câu 7. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về facebook:

A. Có thể tạo một nhóm kín trên facebook.

B. Có thể tạo một nhóm công khai trên facebook.

C.Cả A và B đều đúng.

D.Cả A và B đều sai.

Đáp án đúng là: C

Trong facebook ta có thể tạo một nhóm kín hoặc công khai để trao đổi với các thành viên trong nhóm.

Câu 8. Cách để đối phó với việc bắt nạt trên mạng xã hội:

A. Tìm kiếm hỗ trợ từ bạn bè,gia đình.

B. Im lặng.

C. Tiếp tục sử dụng mạng xã hội.

D. Cả B và C

Đáp án đúng là: A

Khi bị bắt nạt trên mạng xã hội em nên tìm kiếm hỗ trợ từ bạn bè,gia đình, không nên im lặng hay tiếp tục sử dụng mạng xã hội.

Câu 9. Khi bị bắt nạt trên mạng xã hội chúng ta nên làm gì?

A. Chặn và báo cho người lớn.

B. Cảm thấy buồn vì bị bắt nạt.

C.Kệ,không quan tâm.

D.Khiêu khích lại.

Đáp án đúng là: A

Khi bị bắt nạt trên mạng xã hội ta nên chặn và báo cho người lớn như bố, mẹ hoặc thầy cô để xử lí.

Câu 10. Chúng ta nên chia sẻ thông tin như thế nào trên mạng xã hội?

A. Hợp lí, phù hợp.

B. Thích đăng thế nào thì đăng

C. Đăng mọi thông tin cá nhân.

D.Cả B và C

Đáp án đúng là: A

Khi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội ta nên chia sẻ thông tin phù hợp. Không nên thích đăng thế nào thì đăng hay đăng mọi thông tin cá nhân, tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

Câu 11. Khi sử dụng Facebook, em nên kết bạn với những ai?

A. Bất kỳ người nào mình tò mò, muốn biết thông tin.

B. Người mình thực sự biết và tin tưởng.

C. Bất kỳ người nào gửi lời mời kết bạn.

D. Kết bạn ngẫu nhiên.

Đáp án đúng là: B

Em chỉ nên kết bạn với người mình thực sự biết và tin tưởng.

Câu 12. Chúng ta nên làm gì khi tham gia vào mạng xã hội?

A. Không chia sẻ thông tin cá nhân về người khác.

B. Không phỉ báng, vu khống người khác.

C. Không nên làm các trò đùa cợt gây tổn thương cho người khác.

D. Tất cả các câu trả lời đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Khi tham gia vào mạng xã hội em không nên:

- Chia sẻ thông tin cá nhân về người khác.

- Phỉ báng, vu khống người khác.

- Làm các trò đùa cợt gây tổn thương cho người khác.

Câu 13.Điểm tích cực khi tham gia mạng xã hội là gì?

A. Xao lãng mục tiêu cá nhân.

B. Tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức và kỹ năng.

C. Giảm tương tác giữa người với người.

D. Thiếu riêng tư.

Đáp án đúng là: B

Các đáp án A, C, D là các điểm không tích cực khi tham gia mạng xã hội.

Câu 14. Bạn của em đăng địa chỉ nhà và hình ảnh cá nhân lên Facebook. Nếu em đứng bên cạnh bạn trước lúc bạn đăng ảnh thì em sẽ làm gì ?

A. Kệ không quan tâm.

B. Ủng hộ bạn đăng ảnh.

C. Khuyên bạn không nên đăng, nếu đăng thì để chế độ riêng tư chỉ bạn bè, người trong gia đình mới có thể xem.

D.Chia sẻ thông tin bạn đăng.

Đáp án đúng là: C

Em không nên đăng thông tin cá nhân lên mạng xã hội để tránh bị kẻ xấu lợi dụng, nếu đăng nên thì để chế độ riêng tư chỉ bạn bè, người trong gia đình mới có thể xem.

Câu 15. Trong lớp em có bạn A đăng bài nói xấu về bạn B. Em sẽ:

A.Chia sẻ bài đăng đó để mọi người cùng biết.

B.Không quan tâm.

C.Khuyên bạn A nên gỡ bài đã đăng.

D.Bình luận cùng các bạn khác về bài đăng đó.

Đáp án đúng là: C

Không nên chia sẻ thông tin cá nhân của bản thân hay bạn bè, nói xấu, miệt thị bạn bè trên mạng xã hội.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Tin học 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Tin học 7 Bài 2: Thực hành sử dụng mạng xã hội

Lý thuyết Tin học 7 Bài 3: Trao đổi thông tin trên mạng xã hội

Lý thuyết Tin học 7 Bài 1: Ứng xử có văn hóa khi giao tiếp qua mạng

Lý thuyết Tin học 7 Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng

Lý thuyết Tin học 7 Bài 1: Làm quen với bảng tính điện tử

 

Đánh giá

0

0 đánh giá