Giáo án Lịch sử 8 Bài 13 (Cánh diều 2024): Trung Quốc và Nhật Bản

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ Giáo án Lịch sử lớp 8 bộ Cánh diều mới nhất được biên soạn đầy đủ bám sát chuẩn của Bộ Giáo dục. Mời Thầy/cô và các bạn đón xem:

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-        Mô tả được quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc; trình bày được sơ lược về Cách mạng Tân Hợi; nêu được kết quả và ý nghĩa của cuộc cách mạng này.

-        Nêu được những nội dung chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị; trình bày được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-        Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

-        Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

-        Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

-        Tìm hiểu lịch sử: thông việc mô tả được quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.

-        Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua việc trình bày được sơ lược về Cách mạng Tân Hợi; nêu được kết quả và ý nghĩa của cuộc cách mạng này.

3. Phẩm chất

-        Giáo dục phẩm chất chăm chỉ, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.

-        Có trách nhiệm trong học tập và trung thực khi tìm hiểu về các sự kiện lịch sử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

-        Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.

-        Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.

-        Phiếu học tập.

-        Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-        SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.

-        Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.

b. Nội dung: GV dẫn dắt và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về hai nhân vật – Thiên hoàng Minh Trị, Tôn Trung Sơn và sự kiện gắn với hai nhân vật này - cuộc Duy tân (1868), Cách mạng Tân Hợi (1911).

c. Sản phẩm: HS trình bày một số hiểu biết về Thiên hoàng Minh Trị, Tôn Trung Sơn và hai sự kiện cuộc Duy tân (1868), Cách mạng Tân Hợi (1911).

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh và dẫn dắt: Nếu lịch sử Nhật Bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX gắn với Thiên hoàng Minh Trị và cuộc Duy tân (1868) thì lịch sử Trung Quốc thời kì này không thể không nhắc đến nhân vật Tôn Trung Sơn với cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911).

Giáo án Powerpoint Lịch sử 8 Bài 13 (Cánh diều): Trung Quốc và Nhật Bản (ảnh 11)

Thiên hoàng Minh Trị (1852 – 1912)

Giáo án Powerpoint Lịch sử 8 Bài 13 (Cánh diều): Trung Quốc và Nhật Bản (ảnh 12)

Tôn Trung Sơn (1866 – 1925)

Giáo án Powerpoint Lịch sử 8 Bài 13 (Cánh diều): Trung Quốc và Nhật Bản (ảnh 13)

Cuộc Duy Tân (1868)

Giáo án Powerpoint Lịch sử 8 Bài 13 (Cánh diều): Trung Quốc và Nhật Bản (ảnh 14)

Cách mạng Tân Hợi (1911)

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về hai nhân vật lịch sử và hai sự kiện nêu trên.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ hiểu biết của mình về hai nhân vật lịch sử và hai sự kiện.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Thiên hoàng Minh Trị (1852 – 1912): là vị Thiên hoàng thứ 122 của Nhật Bản theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống, trị vì từ ngày 13 tháng 2 năm 1867 tới khi qua đời. Ông được coi là một vị minh quân có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây giữa lúc chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh.

+ Cuộc Duy tân (1868): Vào ngày 12/10/1868, Thiên hoàng Minh Trị làm lễ đăng quang tại Tử Thần điện ở cố đô Kyoto, lấy thụy hiệu là Minh Trị Thiên Hoàng. Việc làm đầu tiên đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của Thiên hoàng Minh Trị là rời thủ đô từ cố đô Kyoto về Tokyo, cải cách đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa, lịch sử gọi là cuộc Duy tân Minh Trị.

+ Tôn Trung Sơn (1866 - 1925): là một chính khách, triết gia chính trị và bác sĩ Trung Quốc, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại nhà Thanh của người Mãn Châu và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc. Ông được tôn xưng là Quốc phụ tại Trung Hoa Dân Quốc và được coi là người tiên phong của cách mạng tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông cũng nổi tiếng nhờ việc đề xuất và phát triển chủ nghĩa Tam Dân.

+ Cách mạng Tân Hợi (1911): là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc do những người trí thức cấp tiến ở trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản Trung Quốc lãnh đạo với tuyệt đại đa số là người Hán nhằm lật đổ triều đại Mãn Thanh. Sau cuộc cách mạng, chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng nghìn năm ở Trung Quốc đã kết thúc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tự do phát triển mạnh mẽ ở đây, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á khác.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu rõ hơn về quá trình xâm lược của các nước đế quốc với Trung Quốc từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, Cách mạng Tân Hợi (1911) cũng như Cuộc Duy tân Minh Trị (1868), Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về Trung Quốc

Hoạt động 1.1. Tìm hiểu về quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 13.1, thông tin mục 1 SGK tr.56, 57 và trả lời câu hỏi: Mô tả quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện: 

.........................................................................

.........................................................................

.........................................................................

Tài liệu có 28 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản.

Xem thêm các bài giáo án Lịch sử lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Để mua Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá