Lý thuyết Tin học 7 Bài 5 (Kết nối tri thức 2024): Ứng xử trên mạng

6.6 K

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 7 Bài 5: Ứng xử trên mạng sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học7.

Tin học lớp 7 Bài 5: Ứng xử trên mạng

Video giải Tin học 7 Bài 5: Ứng xử trên mạng - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Tin học 7 Bài 5: Ứng xử trên mạng

1. Giao tiếp, ứng xử có văn hóa trên mạng

- Một số phương thức giao tiếp qua mạng phổ biến là: gửi và nhận thư điện tử, tin nhắn, nói chuyện trực tiếp thông qua các ứng dụng, trên các diễn đàn, …

- Các mối quan hệ qua mạng thường có phạm vi rộng, đa dạng và khó kiểm soát hơn đời thực. Vì vậy để giao tiếp lịch sử, ứng xử có văn hóa qua mạng, mỗi người cần xác định điều nên và không nên.

2. Làm gì khi gặp thông tin có nội dung xấu trên mạng?

- Nhiều trang web chứa nội dung xấu, thông tin không phù hợp với lứa tuổi mà ta cần tránh.

Ví dụ: trang web có nội dung khiêu dâm; thông tin về cờ bạc, chất gây nghiện, bạo lực, …

- Sử dụng phần mềm chặn truy cập trang web xấu là một cách tự bảo vệ nhưng tự xây dựng ý thức tốt cho bản thân khi sử dụng mạng chính là công cụ bảo vệ tốt nhất:

+ Chỉ truy cập vào các trang web có thông tin phù hợp với lứa tuổi.

+ Nhờ người lớn cài phần mềm chặn trang web xấu

+ Hỏi ý kiến người lớn trong trường hợp cần thiết khi truy cập mạng.

+ Đóng ngay các trang thông tin có nội dung xấu, độc hại nếu vô tình truy cập vào.

3. Tác hại và cách phòng tránh bệnh nghiện Internet

- Một số tác hại ảnh hưởng tới người nghiện Internet:

+ Thiếu giao tiếp với thế giới xung quanh: chán ăn, sụt cân, không ngủ được. Kết quả là thể lực giảm sút, không muốn giao tiếp với ai, chỉ muốn một mình trong phòng thiết bị kết nối Internet.

+ Khó tập trung vào công việc, học tập: Việc gián đoạn lặp đi lặp lại sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung. Khó có thể tập trung học bài, làm việc nếu liên tục mở điện thoại ra kiểm tra tin nhắn.

+ Tăng nguy cơ tham gia các vụ bắt nạt trên mạng: người nghiện dễ có hành vi hung hăng, cố ý làm tổn thương hoặc đe dọa nhằm vào người khác, biểu hiện như phát tán tin đồn thất thiệt, để lại tin nhắn nói xấu trong diễn đàn, chia sẻ ảnh hay thông tin cá nhân khi chưa được sự cho phép.

Lý thuyết Bài 5: Ứng xử trên mạng – Tin học lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 2. Nhắn tin nói xấu người khác là một hình thức bắt nạt qua mạng

+ Dễ bị dẫn dắt đến các trang thông tin xấu: Trên mạng thông tin lan truyền rộng rãi, khó kiểm soát. Nhiều trang thông tin có nội dung xấu, không phù hợp có thể được gửi đi vô tình hay cố ý.

+ Dễ bị nghiện trò chơi trực tuyến: Nghiện Internet từ trò chơi trực tuyến quá nhiều. Những người này thường phải đối mặt với áp lực chơi trong thời gian dài để đạt được mục tiêu hoặc thành thạo kĩ năng. Chơi nhiều trò chơi online sẽ dẫn đến dễ cáu gắt, lầm lì, ít nói. Những lúc không được chơi sẽ cảm thấy thiếu thốn, bồn chồn, khó chịu.

Lý thuyết Bài 5: Ứng xử trên mạng – Tin học lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 3. Người nghiện trò chơi trực tuyến sẽ bị tàn phá sức khỏe thể chất và tinh thần

- Để không bị nghiện Internet, thực hiện một số lời khuyên sau:

+ Chia sẻ: Tìm một người tin tưởng để thường xuyên chia sẻ, tâm sự: bố mẹ, thầy cô, ...

+ Rời xa: Di chuyển máy tính ra khỏi phòng riêng, ví dụ ra nơi sinh hoạt chung để mọi người theo dõi, nhắc nhở, …

+ Giới hạn: Cài đặt phần mềm giới hạn thời gian sử dụng thiết bị để quản lí thời gian sử dụng

+ Theo đuổi: Tìm và theo đuổi các sở thích thói quen tốt như đọc sách, nghe nhạc, làm từ thiện, …

B. Bài tập trắc nghiệm Tin học 7 Bài 5: Ứng xử trên mạng

Câu 1. Những cách ứng xử nào sau đây là hợp lí khi truy cập một trang web có nội dung xấu?

A. Tiếp tục truy cập trang web đó.

B. Đóng ngay trang web đó.

C. Đề nghị bố mẹ hoặc thầy cô hoặc người có trách nhiệm ngăn chặn truy cập trang web đó. 

D. Gửi trang web đó cho bạn bè xem.

Đáp án đúng là: C

Khi truy cập một trang web có nội dung xấu thì em nên đề nghị bố mẹ hoặc thầy cô hoặc người có trách nhiệm ngăn chặn truy cập trang web đó.

Câu 2. Một số tác hại ảnh hưởng đến người nghiện Internet là:

A. Thiếu giao tiếp với thế giới xung quanh.

B. Khó tập trung vào công việc, học tập.

C. Tăng nguy cơ tham gia vào các vụ bắt nạt trên mạng.  

D. Cả A, B và C.

Đáp án đúng là: D

Một số tác hại ảnh hưởng đến người nghiện Internet là:

+ Thiếu giao tiếp với thế giới xung quanh.

+ Khó tập trung vào công việc, học tập.

+ Tăng nguy cơ tham gia vào các vụ bắt nạt trên mạng.  

+ Dễ bị dẫn dắt đến các trang thông tin xấu.

+ Dễ bị nghiện trò chơi trực tuyến.

Câu 3. Biểu hiện của việc nghiện trò chơi trực tuyến là:

A. Thường xuyên cập nhật tin tức bản thân lên facebook.

B. Tâm trạng dễ cáu gắt, lầm lì, ít nói.

C. Thường xuyên xem điện thoại hay kiểm tra tin nhắn.

D. Thường xuyên truy cập vào các mạng xã hội.

Đáp án đúng là: B

Chơi trò chơi trực tuyến nhiều sẽ dẫn đến tâm trạng dễ cáu gắt, lầm lì, ít nói.

Câu 4. Khi giao tiếp qua mạng, điều nào sau nên làm?

A. Tôn trọng người đang giao tiếp với mình.

B. Nói bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu.

C. Kết bạn với những người mình không quen biết.

D. Truy cập bất cứ liên kết nào nhận được.

Đáp án đúng là: A

Khi giao tiếp qua mạng, em nên tôn trọng người đang giao tiếp với mình.

Câu 5. Theo em, hoạt động trên mạng nào sau đây dễ gây bệnh nghiện Internet nhất?

A. Chơi trò chơi trực tuyến.

B. Đọc tin tức.

C. Học tập trực tuyến.

D. Trao đổi thông tin qua hộp thư điện tử.

Đáp án đúng là: A

Chơi trò chơi trực tuyến là hoạt động trên mạng dễ gây bệnh nghiện Internet.

Câu 6. Cách tốt nhất em nên làm gì khi bị bắt nạt trên mạng?

A. Nói lời xúc phạm trên mạng.

B. Cố gắng quên đi và tiếp tục chịu đựng.

C. Nhờ bố mẹ, thầy cô giáo giúp đỡ, tư vấn.

D. Đe doạ người bắt nạt mình.

Đáp án đúng là: C

Khi bị bắt nạt trên mạng thì em không nên nói lời xúc phạm trên mạng, chịu đựng hoặc đe doạ người bắt nạt mình mà nên nhờ bố mẹ, thầy cô giáo giúp đỡ, tư vấn.

Câu 7. Khi chưa có mạng Internet, phương thức giao tiếp chủ yếu của chúng ta là gì?

A. Nói chuyện trực tiếp.

B. Gọi điện thoại.

C. Gửi thư qua bưu điện.

D. Cả A, B và C.

Đáp án đúng là: D

Một số phương thức giao tiếp chủ yếu khi chưa có mạng Internet là: nói chuyện trực tiếp, gọi điện thoại, gửi thư qua bưu điện, …

Câu 8. Một số phương thức giao tiếp qua mạng là?

A. Gửi và nhận thư điện tử.

B. Nói chuyện trực tuyến thông qua các ứng dụng.

C. Gửi, nhận tin nhắn thông qua các ứng dụng.

D. Cả A, B và C.

Đáp án đúng là: D

Một số phương thức giao tiếp qua mạng Internet là: gửi và nhận thư điện tử, nói chuyện trực tuyến thông qua các ứng dụng, gửi và nhận tin nhắn thông qua các ứng dụng, …

Câu 9. Trong các việc sau, việc nào là không nên làm khi giao tiếp qua mạng?

A. Tôn trọng mọi người khi giao tiếp qua mạng.

B. Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, … văn minh, lịch sự.

C. Đưa thông tin, hình ảnh của người khác lên mạng khi chưa được họ cho phép.

D. Bảo vệ tài khoản cá nhân trên mạng.

Đáp án đúng là: C

Em không nên đưa thông tin, hình ảnh của người khác lên mạng khi chưa được họ cho phép. Đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 10. Khi giao tiếp qua mạng thì em nên làm gì:

A. Đọc thông tin trong hộp thư của người khác.

B. Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, … không lịch sự, lành mạnh.

C. Đưa thông tin, hình ảnh của người khác lên mạng khi chưa được họ cho phép.

D. Tìm sự giúp đỡ của bố mẹ, thầy cô giáo khi bị bắt nạt trên mạng.

Đáp án đúng là: D

Tìm sự giúp đỡ của bố mẹ, thầy cô giáo khi bị bắt nạt trên mạng là việc nên làm khi giao tiếp qua mạng.

Câu 11. Để phòng tránh nguy cơ nghiện Internet, em sẽ làm gì?

A. Dành thời gian cho người thân và bạn bè.

B. Hạn chế để thiết bị kết nối mạng trong phòng riêng.

C. Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị kết nối mạng.

D. Cả A, B và C.

Đáp án đúng là: D

Một số cách làm để phòng tránh nguy cơ nghiện Internet là:

+ Dành thời gian cho người thân và bạn bè.

Hạn chế để thiết bị kết nối mạng trong phòng riêng.

Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị kết nối mạng.

+ Theo đuổi những sở thích riêng không liên quan quá nhiều đến thiết bị điện tử.

Câu 12. Hành động nào sao đây là bắt nạt người khác trên mạng?

A. Đọc thông tin trong hộp thư của người khác.

B. Gửi cho người khác các trang thông tin xấu.

C. Nói xấu người khác trên mạng.

D. Cả A, B và C.

Đáp án đúng là: C

Nói xấu người khác trên mạng là một hình thức bắt nạt trên mạng.

Câu 13. Đâu là hậu quả của những người bị nghiện trò chơi trực tuyến?

A. Tàn phá sức khoẻ và tinh thần.

B. Thường xuyên nhắn tin, gọi điện cho bạn bè.

C. Thường xuyên nói xấu người khác trên mạng.

D. Thường xuyên giao tiếp với bạn bè trên mạng.

Đáp án đúng là: A

Những người bị nghiện trò chơi trực tuyến sẽ bị tàn phá sức khoẻ và tinh thần.

Câu 14. Bạn An cứ khoảng 10 phút lại xem điện thoại hay kiểm tra tin nhắn trên mạng xã hội. Hành động của bạn An thuộc tác hại nào của người nghiện Internet?

A. Thiếu giao tiếp với thế giới xung quanh.

B. Khó tập trung vào công việc học tập.

C. Tăng nguy cơ tham gia vào các vụ bắt nạt trên mạng.

D. Dễ bị nghiện trò chơi trực tuyến.

Đáp án đúng là: B

Nếu cứ khoảng 10 phút lại xem điện thoại hay kiểm tra tin nhắn trên mạng xã hội thì hành động này sẽ dẫn đến việc khó tập trung vào công việc học tập.

Câu 15. Khi em ứng xử trên mạng có văn hóa và đúng quy tắc thì sử dụng internet hợp lí sẽ giúp em có cuộc sống như thế nào?

A. Văn minh, an toàn.

B. Hạnh phúc.

C. Khỏe mạnh.

D. Cả A, B và C.

Đáp án đúng là: A

Khi em ứng xử trên mạng có văn hóa và đúng quy tắc thì sử dụng internet hợp lí sẽ giúp em có cuộc sống văn minh, an toàn.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Tin học 7 Bài 4: Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên Internet

Lý thuyết Tin học 7 Bài 5: Ứng xử trên mạng

Lý thuyết Tin học 7 Bài 6: Làm quen với phần mềm bảng tính

Lý thuyết Tin học 7 Bài 7: Tính toán tự động trên bảng tính

Lý thuyết Tin học 7 Bài 8: Công cụ hỗ trợ tính toán

Đánh giá

0

0 đánh giá