TOP 10 bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội 2024 SIÊU HAY

1.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo gồm 15 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

Đề bài: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

Dàn ý Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Mở đầu: giới thiệu vấn đề sẽ trình bày, nêu rõ ý kiến đồng tình hay phản đối với vấn đề đó.

- Phần chính: giải thích thuật ngữ, khái niệm liên quan đến vấn đề trình bày, khẳng định luận điểm đồng tình hay phản đối của người nói…

- Kết thúc: khẳng định lại ý kiến, đề xuất giải pháp hoặc nêu bài học nhận thức và hành động.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - mẫu 1

Thế kỉ XXI là thời đại của khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng toàn cầu tạo điều kiện cho những người trẻ được tiếp cận với những tiến bộ của nhân loại. Công nghệ càng phát triển kéo theo những trò chơi điện tử cũng ngày càng tràn lan, đa dạng phong phú về thể loại, độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người hiện nay

Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển rất phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính có kết nối mạng là có thể chơi bất cứ trò gì mình thích.

Trò chơi điện tử đang rất phổ biến và phát triển trong cuộc sống của chúng ta thường tạo ra những chủ đề hay hấp dẫn người chơi. Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó đó là mặt tốt và mặt xấu. Mặt tích cực: Game giúp mọi người thư giãn sau thời gian học tập và làm việc mệt mỏi, giảm căng thẳng. Chơi Game còn giúp tăng khả năng sáng tạo và rèn luyện trí nhớ. Một vài tựa game còn giúp tăng khả năng tư duy và rèn luyện ngoại ngữ cho học sinh. Đó là lợi ích đến từ những game như nhìn hình đoán chữ, đoán nốt nhạc …. Chơi điện tử giúp ta giải trí tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều vào game.

Mặc dù vậy Game cũng có rất nhiều tác hại tìm ẩn. Nhiều bạn dành cả ngày chỉ để “cắm” mặt vào màn hình vi tính, chơi điện tử nhiều giờ mà không ngừng nghỉ. Việc làm đó ẩn chứa nhiều nguy cơ, ảnh hưởng to lớn đến tình hình học tập và tương lai của rất nhiều bạn trẻ.

Đầu tiên, game ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người chơi cái gì cũng vậy khi mới chơi cảm thấy rất hăng say là không cảm thấy mệt mỏi lâu dần cơ thể dần đau nhức suy yếu sức khỏe, ngồi lâu trên máy tính hoặc ôm đầu vào điện thoại khiến mắt mờ đi dần. Đầu óc mất khả năng tập trung chơi game làm suy giảm trí nhớ con người.

Chơi game tiêu tốn không ít thời gian của rất nhiều người. Một ngày thời gian chúng ta có thể dành cho việc học tập, vui chơi bên gia đình hoặc chơi các hoạt động thể theo nhưng chúng ta không làm vậy thay vào đó lại tiêu tốn quá nhiều thời gian vào game. Chơi game làm hại bản thân cũng như gia đình vừa tốn tiền vừa tốn thời gian lại làm suy yếu sức khỏe, việc học hành cũng sẽ sơ xuất dần đi.

Nhiều học sinh vì nghiện game bỏ bê học hành tiền đồ và tương lai của chính mình. Ban đầu có thể chơi game không có tiền cướp tiền của gia đình sau đó dần thành thói quen xấu đi trộm cắp ngoài đường. Một ngày nào đó khó tránh được con đường tội phạm phạm pháp gây sự nhục nhã cho gia đình. Nghiện game cũng là một trong những con đường dẫn đến tệ nạn xã hội.

Để hạn chế những tác động nguy hiểm của nghiện game online, mỗi cá nhân cần nhận thức đúng đắn tác hại của game, kiểm soát được hành vi của của bản thân, không sa đà quá mức vào các trò tiêu khiển. Mặt khác, các bậc phụ huynh cũng cần dành nhiều thời gian để quản lí các hoạt động học tập, vui chơi của con, hạn chế cho con sử dụng điện thoại, internet. Mỗi chúng ta, ai cũng xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp từ cuộc sống, ai cũng có quyền tiếp cận và sử dụng internet nhưng đừng lạm dụng nó quá mức. Biết dừng lại đúng lúc trước khi biến nó thành cơn nghiện. Hãy để chúng ta làm chủ internet và đừng bao giờ để internet điều khiển chúng ta. Hãy quyết liệt từ bỏ những thói xấu, xây dựng những phẩm chất tốt đẹp và từng bước đẩy lùi hiện tượng nghiện game ra khỏi đối tượng học sinh và tuổi trẻ ngày nay.

TOP 10 bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội 2023 SIÊU HAY (ảnh 1)

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - mẫu 2

Trong bức tranh cuộc sống muôn màu muôn vẻ được tạo nên từ những mảnh ghép của số phận, mỗi con người đều xác lập cho bản thân những mục đích sống khác nhau. Nếu như có người muốn phục vụ, cống hiến hết mình với sự hi sinh, đóng góp thầm lặng thì trong xã hội vẫn còn tồn tại những quan niệm sống tiêu cực, bị cuốn theo vòng xoáy của hư danh, quyền lợi cũng như thế lực của đồng tiền chi phối. Đó cũng là những biểu hiện của thói "hám danh, hám lợi" đang diễn ra phổ biến hiện nay.

"Hám" mang ý nghĩa chỉ sự yêu thích vượt ngưỡng giới hạn, không còn phân biệt được đúng - sai, phải - trái mà chỉ quan tâm đạt được thứ mình muốn; còn "danh" là khái niệm chỉ danh vọng, tiếng tăm, "lợi" là lợi ích, quyền lợi cá nhân. Thực tế đã chứng minh, trong cuộc sống của con người tồn tại rất nhiều kẻ hám danh, hám lợi, bất chấp mọi thủ đoạn để có được danh vọng và chiếm đoạt lợi ích chung để thu vén, thỏa mãn lòng tham của bản thân. Kết quả chấm thẩm định kì thi THPT Quốc gia năm học 2018 - 2019 chính là minh chứng tiêu biểu thể hiện thói "hám danh, hám lợi" đang lan truyền với tốc độ mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Hàng loạt bài thi được "hô biến" và với kết quả cao đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về căn bệnh thành tích trong thi cử. Hiện tượng này xuất phát từ tư tưởng sai lệch của phụ huynh học sinh khi muốn tạo nên một chiếc vỏ bọc hoàn mĩ về danh tiếng, lợi ích và nghề nghiệp tương lai.

Thực tế cuộc sống đã chứng minh, thói hám danh hám lợi sẽ gây ra những tổn hại nghiêm trọng đối với đời sống xã hội. Trước hết, căn bệnh này sẽ sản sinh ra một thế hệ "hữu danh vô thực", sùng bái và mải miết chạy đua với vòng danh lợi để thỏa mãn tham vọng quyền lực của bản thân. Đó là những con người sử dụng đồng tiền để mua bằng cấp giả nhằm tạo ra "hư danh". Ngoài ra, thói hám danh hám lợi còn là nguyên nhân chính cản trở sự phát triển của một xã hội công bằng - dân chủ - văn minh. Đặc biệt, đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc con người bất chấp mọi thủ đoạn, lạm dụng chức quyền để trục lợi cá nhân, thậm chí tước đoạt những lợi ích chính đáng của người khác. Vụ án lừa đảo của Địa ốc Alibaba với con số khổng lồ về số tiền mà các nạn nhân bị chiếm đoạt chính là minh chứng tiêu biểu cho điều này.

Vậy thì nguyên nhân nào đã dẫn đến việc con người luôn mải mê chạy theo vòng danh lợi? Như chúng ta đã biết, mỗi một cá nhân tồn tại trong xã hội sẽ xác lập cho bản thân những mục tiêu, mục đích sống khác nhau. Bên cạnh những người luôn ngời sáng lí tưởng cao đẹp của sự cống hiến, hi sinh thì vẫn có những người không thể cưỡng lại sự cám dỗ của danh lợi với quan điểm sống lệch lạc. Đặc biệt, ở mọi thời đại, sự lên ngôi và sức mạnh vạn năng của quyền lực và đồng tiền cũng chính là nguyên nhân khiến cho con người bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được mục đích của bản thân.

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định thói ham danh, hám lợi là một căn bệnh tiêu cực cần bị bài trừ, loại bỏ. Để làm được điều này, con người cần hình thành, rèn luyện những lối sống tích cực, đặc biệt là đức tính giản dị. Bác Hồ - vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc chính là tấm gương ngời sáng vẻ đẹp của lối sống giản dị, công chính: "Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì tới vòng danh lợi" (Chủ tịch Hồ Chí Minh). Đồng thời, chúng ta cần biết tu thân, dưỡng đức để chiến thắng những ham muốn nhỏ nhen cùng những toan tính tầm thường.

Như vậy, thói ham danh hám lợi là một vấn đề mang tính thời sự và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đời sống xã hội. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần ngăn chặn những biểu hiện của bệnh thành tích thông qua việc học thật, thi thật để khẳng định năng lực của bản thân.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - mẫu 3

Khi xã hội tràn ngập những kẻ chỉ cần sĩ diện hão mà không cần sĩ diện chính đáng, xã hội đó cũng tràn ngập luôn cả sự ích kỉ, giả dối, trơ tráo và bỉ ổi.

Sĩ diện có cần không? Xin thưa là cần lắm. Đây đó ta hay nghe người ta bảo nhau rằng “anh ta là đồ sĩ diện”, “cô ta là đồ sĩ diện”, … Nói nhiều thành quen, và nó ăn dần vào nhận thức xã hội, thế rồi con người ta bắt đầu tưởng rằng “sĩ diện” là tính từ để chỉ cái gì đó không tốt, không nên. Tai hại chính ở chỗ đó! Khi mà sĩ diện cứ mất dần, thì cùng với nó là sự tha hóa của nhân phẩm và thụt lùi của văn minh. Sĩ diện cần lắm, với trí thức lại càng cần hơn.

Cái sĩ diện, trước hết cần được hiểu cho đúng, cho đầy đủ. Nếu nói nó là cái tốt cần phát huy hết mức có thể thì cũng không đúng. Bởi vì có những thứ mà quá liều thì rất rất nguy hiểm, giống như một anh gầy nhom quyết định ăn thật nhiều đạm để rồi chẳng những béo tốt lên mà tiện thể còn bị luôn bệnh tim mạch. Cái sĩ diện cũng thế, cần phải biết điều độ. Cái đáng nói là những năm gần đây, cái sĩ diện trong xã hội chúng ta đang không điều độ theo hướng thiếu chứ không phải thừa, mà thậm chí là thiếu trầm trọng.

Chúng ta hãy nói về cái thừa sĩ diện đi đã. Có lẽ cũng một thời người ta sợ cái sự thừa sĩ diện, mà còn hay gọi bằng ngôn từ quen thuộc là “sĩ diện hão”. Sĩ diện hão cũng rất nguy hiểm. Nó làm con người ta sống mà rời xa thực tế, càng “hão” thì lại càng xa. Nếu anh đi làm mà chẳng bao giờ hỏi tiền công mà chỉ đợi người ta tự giác chi trả chỉ vì không muốn cái sự “hỏi tiền” làm mất cái thanh cao của người trí thức, nếu anh cứ khăng khăng chỉ làm những công việc xứng với chuyên môn chỉ vì không muốn cảm thấy đang tự hạ thấp mình, thì đó là sĩ diện hão. Nếu anh cố làm những việc mà anh thừa biết là quá sức chỉ vì cho rằng từ chối hay thừa nhận mình không đủ khả năng là đáng xấu hổ, anh cũng đang sĩ diện hão. Cái sĩ diện hão đó quả là nguy hiểm. Nếu anh không có tiền duy trì cuộc sống của mình, nếu anh tự để mình thất bại trong công việc, thì cái danh trí thức của anh không những không giúp được anh mà anh cũng chẳng thể đóng góp được gì cho xã hội, cho xứng với cái danh trí thức đó. Vậy nên hạn chế cái sĩ diện hão là đúng, là nên làm. Cái chính là hạn chế tới đâu, làm như thế nào.

Như trên đã nói, dường như có một thời cái sĩ diện có vẻ hơi thừa mà sau này người ta dần sợ nó, cứ thấy ai có vẻ hơi … nhiều sĩ diện là người ta lại phê phán. Phê phán nhiều, thành ra lâu dần nó trở thành cái gì đó hay được nhắc đến như là biểu hiện của sự ngu ngốc, ngớ ngẩn. Nó ăn sâu dần vào ý thức xã hội, nhất là những thế hệ sau và dần dần, ý nghĩa thực của cái từ “sĩ diện” dường như không còn nhiều người nhớ tới, biết tới mà chỉ còn lại cái ý nghĩa châm biếm.

Vậy ý nghĩa thật của cái sĩ diện là gì?

Theo nghĩa tích cực, cần hiểu sĩ diện là cái tự tôn, cái kiêu hãnh của nhân cách. Người trí thức làm việc mà không hỏi tiền công là vì không muốn tri thức của mình giống như thứ mang đổi chác, anh ta cũng không muốn làm những công việc mà anh ta cho là quá tầm thường vì tin rằng tri thức của mình cần được sử dụng cho những việc có ích hơn, anh ta muốn cố làm những việc quá sức là để tự hoàn thiện chính mình… Tất cả những điều đó đều là cái kiêu hãnh, cái ý chí kiên cường mà mỗi người đều rất cần có, không chỉ những ai mang sứ mệnh của người trí thức. Vấn đề chỉ là nếu những cái kiêu hãnh đó, hay ta đang gọi ở đây là cái sĩ diện đi quá xa thì nó sẽ thành ra “hão”, và không đưa lại kết quả mà người mang nó trông đợi.

Nhưng nếu không có nó thì sao?

Không có sĩ diện, hay sĩ diện quá ít thì cũng có nghĩa là không còn tính kiêu hãnh, và thậm chí có thể còn là không còn cả tự trọng.

Ta hãy thử đổi ngược lại những ví dụ trên. Nếu người trí thức lao động trí não mà chỉ luôn nghĩ tới đồng tiền thu được không hơn, thì đúng là khi đó anh ta đã coi tri thức chẳng hơn gì một mớ rau, miếng thịt mà anh ta đã dùng quá trình học tập của mình đổi lấy và rồi mang nó đi rao bán. Nếu anh ta sẵn sàng bỏ hẳn tri thức mình có chỉ để làm những công việc mà anh ta cho rằng tốt hơn cho tài chính của mình, không phải một thời gian nhất định mà vĩnh viễn, thì rõ ràng anh ta cũng chẳng phải người yêu quí tri thức. Như vậy, thứ nhất, anh ta không còn là trí thức nữa. Thứ hai, quan trọng hơn là ở những sản phẩm anh ta mang vào xã hội. Khác với mớ rau hay miếng thịt – thứ mà người chẳng cần nghiên cứu gì nhiều về sinh học hay nghệ thuật nấu nướng cũng có thể bán cho chúng ta những sản phẩm ngon miệng, tri thức được đưa vào xã hội bởi những bộ não thực dụng và tham lam, những tâm hồn không hề biết tới cái gọi là yêu nghề thì chẳng bao giờ có thể là sản phẩm tốt. Những tri thức đó đầu độc xã hội bởi cái sai, cái thiếu chính xác, và cả bởi cái thực dụng, cái tham lam của người mang nó tới đã cấy sẵn trong đó dù là vô tình hay hữu ý.

Hãy thử quan sát cuộc sống thường ngày xem, chúng ta sẽ thấy ngay những sản phẩm nhân cách của cái sự “không sĩ diện”. Người ta không ngần ngại vi phạm pháp luật chỉ miễn là không bị bắt, chẳng hạn như là vượt đèn đỏ, đổ rác thải xuống các sông hồ ngay giữa thành phố, …. Người ta cũng không ngần ngại chen lấn, xô đẩy nhau chỉ để giành lấy một chỗ lên xe bus hay xông vào tranh nhau hôi của từ một vụ đổ xe chở hàng dọc đường. Một số nhà giáo một cách rất tự nhiên cho địa chỉ nhà riêng và số điện thoại ngay trước ngày thi để sinh viên biết chỗ mà đến … hỏi bài. Đâu đó khác lại có vài vị đáng kính không ngần ngại lên truyền hình, báo chí mà tuyên bố rằng không có tiền thì đừng đòi hỏi họ phải có đạo đức nghề nghiệp. Thậm chí có lần tôi còn tận mắt, tận tai thấy một thầy giáo hàng chục năm đứng trên bục giảng thẳng thắn tuyên bố quan điểm: “Anh là giáo sư, tiến sĩ hay có giỏi không tôi không cần biết. Quan trọng là anh có nhiều tiền không.”. Còn nhiều, rất nhiều ví dụ khác nữa.

Tại sao?

Chỉ bởi vì không cần sĩ diện!

Không cần sĩ diện thì còn cần gì phải ngẩng mặt kiêu hãnh với nhân phẩm và nghề nghiệp? Không cần sĩ diện thì còn cần gì quan tâm xã hội nhìn mình ra sao? Không cần sĩ diện thì còn cần gì danh dự và tự trọng nữa?

Có điều, đôi khi chính những con người “lịch lãm” và “đáng kính” như trong các ví dụ tôi mới nêu lại vẫn cứ tự nghĩ là họ đang sĩ diện lắm. Thậm chí người đời cũng nhiều khi thật nhầm lẫn khi đánh giá họ bởi họ sắm cho mình những bộ cánh đắt tiền và ăn nói những ngôn từ tưởng như cao sang và bóng bẩy. Thực tế, cái đó chẳng qua chính là cái sĩ diện hão, một loại sĩ diện hão phổ biến trong thời hiện đại. Tệ hơn, nó không phải cái sĩ diện hão xây dựng lên từ niềm kiêu hãnh chính đáng, mà nó là cái sĩ diện ảo tưởng, cái sĩ diện không đặt trên tinh thần hướng tới nhân cách và trí tuệ.

Khi xã hội tràn ngập những kẻ chỉ cần sĩ diện hão mà không cần sĩ diện chính đáng, xã hội đó cũng tràn ngập luôn cả sự ích kỉ, giả dối, trơ tráo và bỉ ổi. Và một khi những thứ đó cứ lấp đầy dần, thế chỗ cho những giá trị đích thực của trí tuệ và danh dự thì không chỉ hình ảnh của xã hội đó xấu đi trong mắt người ngoài, mà tự thân trong nó là sự suy thoái về mọi mặt từ khoa học, văn hóa tới kinh tế, chính trị.

Để đưa cái sĩ diện chính đáng tới cuộc sống mỗi ngày, trí thức cần là những người đầu tiên, bởi mỗi trí thức đều là một người dẫn đường, một nhà giáo dục. Có lẽ đã đến lúc mà mỗi người cần ý thức thật rõ giá trị của danh dự và niềm kiêu hãnh. Cái sĩ diện giờ đây cần được khơi dậy một cách thật rõ ràng trong công cuộc xây dựng một xã hội văn minh và phát triển.

TOP 10 bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội 2023 SIÊU HAY (ảnh 2)

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - mẫu 4

Một trong những vấn đề nổi cộm nhận được sự quan tâm của toàn dư luận ngày nay chính là hiện tượng gia tăng tình trạng dối trá ở giới trẻ.

Ngày nay, thật không khó để bắt gặp các bạn học sinh nói dối cha mẹ bỏ học đi chơi. Khi chưa làm bài tập hay học bài cũ, các bạn liền nói dối bị quên vở; xin tiền mẹ nói dối là đi học thêm nhưng thực chất là lấy tiền đi xem phim, chơi game… Nghiêm trọng hơn nữa, có nhiều bạn trẻ có hành động lừa dối những người xung quanh hòng trục lợi cá nhân, có hành vi lừa đảo người khác để đạt được mục đích của mình. Như vậy, có thể thấy, tình trạng nói dối ở giới trẻ hiện nay vô cùng phức và xảy ra ở nhiều hình thức khác nhau từ nhẹ đến nặng. Nguyên nhân của tình trạng này không thể không nhắc đến đầu tiên đó là do chính bản thân mỗi người có suy nghĩ và hành động lệch lạc, vì những thú vui, lợi ích phù phiếm phía trước mà không màng đến những hậu quả phía sau nó. Nguyên nhân khách quan là do các bạn thiếu sự quan tâm, chăm sóc, dạy bảo của cha mẹ, sự lỏng lẻo của nhà trường mà môi trường xung quanh nhiều người xấu, có thói quen nói dối tác động vào và hình thành thói quen xấu này cho các bạn. Hậu quả của việc nói dối vô cùng khó lường. Các bạn trẻ sẽ dần hình thành tính cách xấu, thói quen nói dối ban đầu là nói dối những điều nhỏ nhặt, sau lớn dần thành nói dối những việc lớn hơn thậm chí là lừa đảo. Khi nói dối, bản thân người đó sẽ không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của những người xung quanh và khi gặp bất kì khó khăn nào trong học tập hay trong công việc và cuộc sống nói chung, cũng sẽ không nhận được bất kì sự giúp đỡ hay hỗ trợ nào từ người khác. Hơn nữa, mỗi người khi nói dối, dù có hối hận cũng không thể thoát khỏi cảm giác tội lỗi, dằn vặt, day dứt lương tâm. Để khắc phục cũng như sửa chữa “căn bệnh” dối trá, trước hết mỗi người cần tự điều chỉnh bản thân mình, thành thật với bản thân cũng như người khác, hướng đến những điều tích cực, tốt đẹp. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, giáo dục chúng đức tính thật thà, trung thực. Nhà trường có biện pháp quản lí học sinh hợp lí, xử lí những học sinh nói dối vi phạm nội quy trường lớp.

Mỗi con người một hành động nhỏ, cùng chung tay đẩy xa tình trạng nói dối sẽ khiến cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn, lan tỏa được những thông điệp tích cực và các bạn trẻ sẽ trở nên hữu ích hơn cho xã hội.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - mẫu 5

Người Việt nam tính hay sĩ diện nên lối sống cũng rất phô trương. không những phô trương của cải vật chất mà danh tiếng cũng được phô trương theo nhiều kiểu cách. Khi đời sống vật chất đầy đủ, nhu cầu hưởng thụ cuộc sống nâng lên, nhiều người đã phô trương một cách quá mức, kịch cỡm, vô ích.

Phô trương là gì?

Phô trương là trưng bày, phô bày ra cho người khác thấy những điều tốt hay sức mạnh của mình để lấy tiếng tăm, thị oai, hoặc là khoe mẽ vật chất, lối sống hơn người khác nhằm thỏa mãn tính sĩ diện, khoe của hợm hĩnh.

Biểu hiện của tính phô trương:

Tính phô trương, khoe khoang, hình thức vốn không lại gì trong cuộc sống. Trước hết là thói khoe của cải. Tiệc tùng, đình đám là phải làm lớn, phô trương tất cả những gì mình có và phải hơn hẳn, vượt trội hơn người khác.

Biểu hiện của “bệnh” phô trương, hình thức còn ở việc hay làm những việc không đáng làm, không nên làm; chỉ cần làm bé nhưng lại làm to; nói hay, nói tốt nhưng làm thì dở, thậm chí cố ý đánh lừa về bản chất của sự việc, cố tình tạo nên các giá trị, phẩm chất ảo. Phô trương, hình thức luôn có mối quan hệ chặt chẽ với bệnh thành tích, gắn với nạn quan liêu, cơ hội, lãng phí, xuất phát từ âm mưu “hợp lý hóa” để tư lợi, tham nhũng và còn có thể do tâm lý sĩ diện, muốn “cho bằng chị bằng em”…

Người giàu là lớp người dễ mắc căn bệnh phô trương. Họ phô trương để bàn dân người khác biết họ giàu sang. Phô trương để được tung hô trở thành người nổi tiếng. Sự nổi tiếng đó ai cũng hiểu chỉ mang tính chất khoe khoang, bịp bợm là chính chứ không là thực lực.

Mỗi người sẽ có một cách phô trương khác nhau. Chẳng hạn, phô trương là mình thân thiết với ai đó có quyền lực để người khác thấy mình có quan hệ rộng rãi, đẳng cấp . Hoặc những việc như nói dối về thân phận, tôn sùng quá mức quần áo, trang sức hàng hiệu cũng là một kiểu viện đến quyền uy, một dạng phúc cảm tự tôn. Trong các trường hợp này, kẻ phô trương vốn không tài giỏi hay đặc biệt gì, nhưng bằng cách gắn mình với uy quyền, lại có thể chứng tỏ mình đặc biệt. Nghĩa là tâm lý tự tôn giả tạo.

Tác hại của tính phô trương:

Sống phô trương, khoe khoang, hợm của là đi ngược lại với truyền thống văn hoá và lối sống của dân tộc ta vốn rất coi trọng lối sống giản dị, trong sạch, vững mạnh, khiêm tốn, giàu giá trị nhân văn.

Nếu chúng ta phô trương quá mức cần thiết, đó là quá tự tin, tự kiêu, khoe khoang quá đà, biểu hiện của lối sống thấp kém. Hình ảnh người phô trương sẽ không được sự tôn trọng của mọi người, thậm chí bị mọi người coi thường, lên án. Những người phô trương sẽ khó nhận được sự tin tưởng, họ chạy theo danh hão và nó cản trở sự thành công của họ…

Nếu chúng ta khiêm tốn, thiết thực, đó là biết mình biết ta, là biểu hiện của lối sống chân thực, chân thành, của những phẩm chất cao quý. Càng khiêm tốn càng nâng cao giá trị của mỗi con người. Nếu sống khiêm tốn, ta sẽ được mọi người trân trọng, đề cao, sẽ có thành công trong cuộc sống.

Sống phô trương là lối sống phung phí tiền bạc một cách vô ích, đáng chê cười. Sự phô trường còn gây ra nhiều phiền phức đối với người khác. Kẻ thích phô trương hành động như thể mình vượt trội, chìm đắm trong cảm giác tự tôn giả tạo.

Xã hội ai cũng chạy theo lối sống phô trương, ích kỉ, giả tạo sẽ gây ra tình trang phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo,… Tình người trong một cộng đồng thích phô trương cũng dần suy kiệt. Con người ngày càng trở nên vô tâm, tàn nhẫn, xem trọng của cải, vật chất, rẻ rúng nhân cách, nhân phẩm người khác. Sống phô trương, con người ngày càng trở nên hẹp hòi, sẵn sàng chà đạp lên quyền hạn và lợi ích của người khác để thoả mãn như cầu phô trương của bản thân.

Cần làm gì để chấm dứt thói phô trương?

Không thể có một xã hội thịnh vượng và văn minh khi ở đó có sự phô trương. Tính phô trương gieo mầm đố kỵ, ganh đua, là hạt giống của tệ nạn xã hội và tội ác. Mỗi cá nhân, bằng những hành động cụ thể, có thể đóng góp cho cộng đồng …không chỉ giúp bản thân nâng cao năng lực, hoàn thiện nhân cách mà còn thúc đẩy xã hội cùng tiến bộ, phát triển.

Biết quý trọng của cải vật chất, không xa hoa, phung phí vô ích. Sống đề cao tình nghĩa, yêu mến sự đơn giản, không màu mè, khoa trương. Thực hành lối sống giản dị. Cái đẹp chân thực không phải là cái đẹp ở hình thức mà chính là cái đẹp có ở tâm hồn, tài năng và đạo đức. Thế nen, hãy luôn sống khiêm tốn, tôn trọng và đề cao người khác. Chớ khoe khoang về bản thân mình.

Lối sống không phô trương, không xem trọng vật chất, sống hòa hợp giữa con người và thế giữa tự nhiên vốn là quan niệm sống cao đẹp của dân tọc ta từ xưa đến nay. Thiên tài Nguyễn Trãi sau khi dẹp yên quân giặc, sắp xếp triều chính, bình loạn, an dân, đã tìm về với lạc cảnh Côn Sơn thư thả tháng ngày. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tài năng lỗi lạc đã không lên chốn quan trường mà chọn bến sông Giang làm nơi nương trú, di dưỡng tinh thần. Nguyễn Khuyến bình tâm trở về với đồng ruộng ao bèo, tìm thú tao nhã trong đơn sơ vật chất. Ấy là tâm hỷ lạc, cảnh giới cao nhất của con người vậy.

Ấy thế mà các bạn trẻ ngày nay đã không chịu học hỏi tiền nhân, lao mình vào cuộc sống hưởng thụ, phô trương quá mức. Nhìn vào lối sống của các bạn trẻ, đặc biệt là ở những thành phố lớn, con nhà giàu có, một sự phô trương quá mức cần thiết. Thời trang hàng hiệu, điện thoại đắt tiền, xe hơi sang trọng, đánh bóng tên tuổi quá mức bằng đồng tiền. Tuy không có gì sai nhưng nó làm hỏng những tâm hồn vốn từ lâu đã bán mình cho đồng tiền ngự trị.

Sống phô trương, khoe mẽ là lối sống cần lên án, phê phán. Đề cao lối sống khiên tốn, giản dị và ngợi khen những người khiêm tốn, giản dị. Xây dựng lối sống công bằng, trong sạch, vững mạnh, đề cao tình nghĩa để cùng nhau xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh hơn, nhân ái hơn.

Không có một sự xa sỉ nào có thể tạo ra thành công. Không có một sự phô trương nào được yêu mến chân thật. Những lời ngợi khen dành cho nó thực tế là những lời nói giả tạo chỉ nhằm để lấy lòng. Đừng phô trương nữa, đừng tự đề cao mình nữa. hãy biết khiêm tốn. Đặc biệt là tuổi trẻ, thế hẹ tương lai của đất nước. Hãy mau chóng lựa chọn cho mình một lối sống phù hợp và đúng đắn, tự hoàn mình theo những chuẩn mực tốt đẹp, mai này trở thành người hữu ích, góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

TOP 10 bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội 2023 SIÊU HAY (ảnh 3)

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - mẫu 6

Xin chào thầy cô và các bạn. Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mĩ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - mẫu 7

Xin chào cô và các bạn. Em tên là Minh Tâm. Hôm nay, em sẽ trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề “sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống trong đời sống sinh hoạt hàng ngày”.

Các bạn thân mến, trong bài thơ “Việt Nam quê hương ta”, nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết “Đất trăm nghề của trăm vùng/ Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem”. Hai câu thơ đã cho thấy sự phong phú, đa dạng về làng nghề truyền thống ở đất nước ta. Mỗi làng nghề lại sản xuất những mặt hàng, sản phẩm mang đặc trưng riêng.

Ngày nay, dù cuộc sống đã trở nên hiện đại và kéo theo nhiều thay đổi nhưng nhiều người vẫn tin tưởng sử dụng sản phẩm thủ công. Một số vật dụng vẫn hiện hữu trong đời sống sinh hoạt thường ngày như: bát sứ, tranh lụa, bình gốm,… Phải chăng, sự đổi thay dễ thấy nhất đến từ mô hình sản xuất? Thay vì làm thủ công 100%, nhiều làng nghề đã và đang áp dụng máy móc cùng những kĩ thuật tiên tiến để sản xuất nhằm đáp ứng thị trường và tiết kiệm chi phí.

Có thể nói, việc sử dụng sản phẩm thủ công mang đến rất nhiều lợi ích. Trước hết, nó đem lại lợi nhuận vô cùng lớn cho các làng nghề truyền thống. Một vài mặt hàng được sản xuất để xuất khẩu ra nước ngoài như: mây tre đan, gốm sứ, hàng thủ công thêu tay,… cũng góp phần thu về rất nhiều ngoại tệ. Tiếp đến, nếu làng nghề thủ công phát triển bền vững thì người lao động vẫn được đảm bảo công ăn, việc làm. Ngoài ra, việc sử dụng sản phẩm thủ công còn giúp lưu giữ, bảo tồn nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán lâu đời của cha ông.

Hi vọng rằng, các sản phẩm thủ công truyền thống sẽ được đông đảo người dân yêu thích và sử dụng. Người tiêu dùng cũng nên có cái nhìn toàn diện, sâu sắc về những sản phẩm này. Bên cạnh đó, các địa phương cần lên kế hoạch hợp lí nhằm thúc đẩy, phát triển làng nghề.

Bài trình bày của em đến đây là hết. Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi, lắng nghe.

TOP 10 bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội 2023 SIÊU HAY (ảnh 7)

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - mẫu 8

Xin chào thầy cô và các bạn. Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mĩ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - mẫu 9

Xin chào thầy cô và các bạn. Các nghề thủ công truyền thống là một thành tố cơ bản của văn hóa dân gian nên cũng góp phần vào việc hình thành và phát triển các giá trị văn hóa nơi cộng đồng làng xã. Sản phẩm thủ công không chỉ thể hiện sự khéo léo ở kỹ thuật mà còn có yếu tố nghệ thuật. Chính điều này làm nên chất nghệ sĩ của người thợ thủ công và tính văn hóa cao của các nghề thủ công.

      Tính văn hóa đó trước hết thể hiện ngay chính trong tổ chức xóm nghề, giữa các thợ thủ công với nhau và với nghề. Tính tổ chức đó cao hơn hẳn so với nghề nông. Từ sự phân công tự giác và rạch ròi giữa thợ cái/ thợ cả với thợ phụ ngay trong một lò/ xưởng đến việc liên kết giữa các nhóm thợ chuyên các sản phẩm khác nhau, tạo nên một thiết chế xã hội nghề nghiệp tương tự như các thiết chế xã hội khác. Trong thiết chế xã hội này, giữa các thành viên có chất kết dính hết sức mạnh mẽ là lòng yêu nghề và sự tri ân các thế hệ đã có công tạo dựng và phát triển các nghề thủ công mà biểu hiện rõ nhất là tín ngưỡng thờ cúng tổ nghề. Mỗi dịp cúng tổ là một lần củng cố thiết chế xã hội của các người thợ, giúp họ có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kết nối việc làm ăn và thêm gắn bó với nhau. Trong hầu hết các đình thần của mỗi xóm ấp ở Nam bộ đều có bàn thờ Tiên sư, chính là đối tượng tôn thờ của tín ngưỡng thờ tổ nghề.

Ngoài ra, các nghề thủ công còn góp phần xây dựng tiện nghi và bộ mặt thẩm mỹ cho đời sống người dân. Các sản phẩm do họ tạo tác nên không chỉ mang tính thực dụng mà còn có giá trị thẩm mỹ độc đáo, là nơi họ gửi gắm những ước vọng bay bổng của tâm hồn. Do vậy, ngoài công năng vốn có của nó, tự thân mỗi sản phẩm nghề thủ công còn là một tác phẩm nghệ thuật, thể hiện thế cách của con người trong ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội vốn còn nhiều mới mẻ ở vùng đất này.

Giá trị văn hóa của các nghề thủ công truyền thống còn thể hiện ở lối sống, phong tục của từng cộng đồng. Mỗi làng, do ảnh hưởng của nghề, có một lối sống, phong tục tập quán tương đối đặc biệt. Một đặc điểm trong lối sống của các nghề thủ công truyền thống là tính cộng đồng và tính nhân văn cao. Một sản phẩm thủ công được hoàn thành phải qua nhiều công đoạn, mọi người cùng có trách nhiệm. Công việc của người này có liên quan đến chất lượng công việc của người kia, vì thế luôn luôn có mối quan hệ ràng buộc giữa những người thợ với nhau, tạo nên một lối sống cộng đồng có trách nhiệm. Tính cộng đồng trong các nghề thủ công truyền thống thể hiện rất cao qua cách thức sản xuất. Mỗi thành viên trong làng không lao động đơn lẻ.

Người này học hỏi người kia, kinh nghiệm được trao đổi cho nhau. Qua đó, tình làng nghĩa xóm ngày càng đậm đà. Mức độ cạnh tranh nghề nghiệp không mãnh liệt nên không tiêu diệt được tình làng nghĩa xóm, mà trái lại, họ phải thi đua sản xuất để giữ thị trường, đạt được số lượng cần thiết của phía đặt hàng.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - mẫu 10

Xin chào thầy cô và các bạn. Sự đa dạng về văn hóa ngày nay do sự phát triển của xã hội. Ở Việt Nam, nhiều nền văn hóa được du nhập, đan xen và pha trộn lẫn nhau: văn hóa Phương Đông và văn hóa Phương Tây. Do đó, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay đã có nhiều sự lựa chọn, lối sống và cách nhận thức khác nhau về văn hóa truyền thống.

Như đã trình bày ở trên, văn hóa truyền thống bao gồm tư tưởng tình cảm, phong tục, tập quán, lối sống và cách ứng xử… được hình thành trong những điều kiện thời gian nhất định, được bảo tồn qua năm tháng trong đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng xã hội khác nhau, được hình thành từ lâu đời và có thể chuyển giao từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Trong xã hội hiện đại, văn hóa truyền thống tốt đẹp đã được lưu giữ, truyền đạt cho thế hệ con cháu sau này. Mặc dù được tiếp cận với nhiều nền văn hóa hiện đại từ các nước trên thế giới nhưng đại bộ phận giới trẻ Việt Nam vẫn luôn giữ trong mình bản sắc dân tộc. Đó là những ngày lễ kỷ niệm lớn như: Quốc Khánh 2/9, Giỗ tổ Hùng Vương 10/3, Ngày giải phóng dân tộc 30/4… trở thành những ngày đại lễ để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến các vị anh hùng vĩ đại của dân tộc. Đó là những viện bảo tàng, di tích lịch sử… được lưu giữ vẹn nguyên để con cháu biết được những quá khứ hào hùng của ông cha ta. Đó là những nét đẹp truyền thống, những văn hóa phi vật chất mang đậm bản sắc dân tộc được người dân các vùng miền coi là ” đặc sản”. Có thể thấy, dù sống trong xã hội phát triển nhưng những văn hóa truyền thống không hề bị mai một mà nhân dân chúng ta coi là những giá trị tinh thần cốt lõi hướng về cội nguồn, để ” uống nước nhớ nguồn”/ ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Từ những lối sống, cách cư xử lễ phép “kính trên nhường dưới”, văn minh, lịch sử đã được ông bà uốn nắm từ khi còn rất nhỏ đã hình thành lối sống tốt đẹp biết ơn về nguồn cội. Đó là những truyền thống quý báu được lưu giữ thể hiện nét đẹp tinh thần của dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ hơn tất cả, dân tộc Việt Nam ta luôn phải gìn giữ bản sắc dân tộc bởi đó là cốt lõi của mỗi con người. Xã hội càng hiện đại, chúng ta cần phải coi trọng việc giữ gìn những truyền thống tốt đẹp. Nó đóng vai trò quan trọng hình thành nên giá trị của một con người. Một đất nước phát triển bền vững là một đất nước biết dung hòa và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống cốt lõi từ xa xưa, bản chất tạo nên giá trị bền vững.

              Hơn tất cả, mọi người dân Việt Nam chúng ta hãy chung tay cùng nhau gìn giữ những thành quả tinh thần và vật chất mà cha ông ta để lại. Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp là kho báu quý giá của nhân dân Việt Nam nói chung cần được lưu truyền, gìn giữ và phát triển trở thành bản sắc văn hóa dân tộc mà chỉ có Việt Nam mới có.

TOP 10 bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội 2023 SIÊU HAY (ảnh 4)

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - mẫu 11

Xã hội ở thời kì nào cũng có những vấn đề nổi lên gây nhức nhối, xôn xao dư luận. Một vấn đề mà rất nhiều năm qua con người luôn quan tâm, dõi theo từng ngày ấy chính là vấn đề ô nhiễm môi trường.

Ngày nay, ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động. Ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước và ô nhiễm môi trường không khí đã diễn ra song hành với nhau gây hậu quả to lớn cho cuộc sống con người.

Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu? Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Một số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều... Chính tình trạng “cha chung không ai khóc” này đã để lại những hậu quả to lớn.

Ô nhiễm môi trường kéo theo các loại dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi, chính chúng lại là những thực phẩm con người tiêu thụ hàng ngày; cũng từ đây mà nhiều mầm bệnh đã ra đời và lấy đi mạng sống của nhiều người. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường còn khiến con người thiếu đi nguồn nước sinh hoạt, thiếu đất canh tác và thiếu luôn cả luồng khí tinh khiết để hô hấp. Chính vì thế, chúng ta cần có những giải pháp kịp thời để ngăn chặn ô nhiễm môi trường ngay từ hôm nay. Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.

Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã... Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống.

Mỗi người chúng ta ý thức bảo vệ môi trường một chút sẽ khiến cho cuộc sống thêm tốt đẹp và đẩy xa được tình trạng ô nhiễm hơn. Hãy hành động vì bản thân, vì môi trường, vì cuộc sống hôm nay và tương lai mai sau.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - mẫu 12

Cùng với dòng chảy của thời gian và sự phát triển của đất nước, đến nay chúng ta không còn phải lo lắng thiếu từng bữa ăn, giấc ngủ. Chúng ta không chỉ được ăn no mà còn được ăn ngon. Đây là dấu hiệu đáng mừng! Tuy vậy, chúng ta lại chưa có được những bữa ăn sạch bởi hàng ngày, thực phẩm bẩn xuất hiện tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đây là một vấn đề nhức nhối mà gần đây đã trở thành “quốc nạn”, ngày đêm đe dọa trực tiếp đến từng cá nhân và toàn thể cộng đồng.

Thực phẩm bẩn là thuật ngữ chỉ chung những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thiếu an toàn, có chứa các chất độc hại vượt mức cho phép gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Đó có thể là những thức ăn bán sẵn được sơ chế và chế biến không đảm bảo vệ sinh, dụng cụ đựng thức ăn chưa được làm sạch. Nguy hiểm hơn, thực phẩm bẩn còn là những nguyên liệu ngay từ đầu đã bị “nhiễm bẩn”: rau bị bơm thuốc kích thích, hoa quả ngâm thuốc bảo quản, thịt lợn tiêm salbutamol để tạo nạc, ngâm tẩm hóa chất để sau một đêm biến thành thịt bò và rất nhiều phương thức khác của “công nghệ chế tạo thực phẩm” mà chúng ta chưa được biết đến. Từng ngày, từng giờ, thực phẩm bẩn đang gặm nhấm sức khỏe của cộng đồng. Chẳng thế mà có người đã từng nói rằng chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa lại ngắn đến thế. Vấn đề này không còn là vấn nạn của một người, một nhà mà đã trở thành chuyện của quốc gia, quốc tế. Nó làm dấy lên nỗi bất an, sự ám ảnh và nhiều khi còn là sự bất lực. Mỗi lần ngồi vào mâm cơm là một lần ta đánh cược với số phận, đem tính mạng phó thác cho hai chữ may rủi.

Vấn nạn thực phẩm bẩn hoành hành ở khắp nơi và gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nhãn tiền là sức khỏe con người bị xâm phạm một cách tàn nhẫn. Ở mức độ nhẹ, thực phẩm bẩn gây ra bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn nhẹ). Đây là căn bệnh duy nhất có thể tự chữa hoặc tự khỏi. Song dù là mức độ nhẹ nhất, nó cũng gây ra các rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh nhẹ hoặc các triệu chứng cấp tính. Ở mức độ nặng hơn, thực phẩm bẩn dẫn đến ngộ độc cấp tính, nếu trở thành bệnh mãn tính sẽ kéo dài dai dẳng hoặc dẫn đến tử vong. Đây quả thực là con đường ngắn nhất từ bữa ăn đến nơi yên nghỉ cuối cùng. Ngay cả khi thực phẩm bẩn không dẫn đến những hậu quả trực tiếp hay ngay lập tức thì nó cũng là chất nhiễm độc tiềm ẩn gây ung thư, vô sinh,… Đau xót hơn, nếu cơ thể người mẹ đang mang thai tích tụ những độc tố ấy sẽ khiến thai nhi trở nên dị dạng. Như vậy, thực phẩm bẩn không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng với một cá nhân, một gia đình hay một thế hệ mà nó còn là mầm mống hủy hoại giống nòi, tàn phá tương lai.

Tác hại nghiêm trọng của thực phẩm bẩn còn ở sự tha hóa, suy đồi nghiêm trọng của nhân cách con người. Truyền thống tốt đẹp bao đời nay “Thương người như thể thương thân”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” giờ đây bị lãng quên trước lợi nhuận đem lại từ thực phẩm bẩn. Lưu hành thực phẩm bẩn, người tiêu dùng bị xâm hại sức khỏe, người bán để mất nhân cách chính mình.

Nguyên nhân phát sinh vấn nạn thực phẩm bẩn nằm ở đâu? Trước hết, nó nằm ngay trong sự tham lam và mờ mắt vì lợi nhuận của kẻ buôn người bán. Điều này khiến con người tự làm hại lẫn nhau. Ngày nay, không chỉ có những người nông dân, những hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ mà nhiều cơ sở sản xuất tập trung như nhà máy, xí nghiệp cũng đang áp dụng “công nghệ chế tạo thực phẩm bẩn” để trục lợi. Thực phẩm bẩn đầy rẫy xung quanh ta mà khó có cách nào phân biệt được. Không chỉ có mặt trên những phố chợ tự họp, thực phẩm bẩn với khả năng luồn lách khéo léo còn len lỏi vào những siêu thị vốn được người tiêu dùng tin tưởng. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình?

Cựu thành viên ban nhạc Bức Tường – Trần Nhất Hoàng từng chia sẻ: “Ông trồng chè khoe họ được uống chè từ khu trồng sạch nhà quây riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán. Bà bán rau cũng hân hoan nói nhà mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là để bán. Ông bán thịt lợn cũng vậy. Nhưng họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt, họ uống trà sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác… Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…”. Đằng sau những ông trồng chè, bà trồng rau và ông bán thịt ấy là cả một thị trường chất cấm sôi động và chưa được quản lí chặt chẽ. Nguyên nhân không chỉ nằm ở bề nổi là những sạp hàng bày trước mắt người tiêu dùng mà có nguồn gốc sâu xa từ tất cả các khâu tạo nên thực phẩm. Không chỉ thế, chính người tiêu dùng cũng đang tiếp tay cho vấn nạn này bằng nhiều cách. Có khi bằng sự dễ dãi, thỏa hiệp, có khi bằng sự thiếu thông minh trong lựa chọn thực phẩm. Hơn nữa, tâm lí ham rẻ và dễ dãi trong lựa chọn của người tiêu dùng Việt Nam cũng tạo ra một thị trường rộng lớn và tiềm năng cho thực phẩm bẩn. Cùng với nó là sự quản lí chưa chặt chẽ của lực lượng cơ quan chức năng. Chúng ta có nhiều tội ác bị phạt tù chung thân, thậm chí là tử hình nhưng sản xuất thực phẩm bẩn là ra tay đầu độc cả cộng đồng, là giết người hàng loạt lại chưa bị xử lí thích đáng. Hình ảnh nghệ sĩ Chí Trung trong vai người bán hàng cười hớn hở, cười vui vẻ “em xin chấp nhận nộp phạt”, “phạt không quá hai triệu” trong chương trình Táo quân là một minh chứng cho điều ấy. Mức phạt hành chính quá ít ỏi so với lợi nhuận chẳng thấm vào đâu làm sao đủ sức răn đe, làm sao cho đúng người đúng tội? Đó chẳng phải là cách chúng ta làm ngơ cho đồng bào mình đầu độc lẫn nhau?

Trước tình hình căng thẳng, bức bối đầy rối ren ấy, giải pháp nằm ở chính chúng ta. Mỗi chúng ta cần là nhà tiêu dùng thông thái, lựa chọn thực phẩm một cách kĩ càng. Cả người sản xuất và người tiêu dùng cần tìm hiểu về danh mục chất cấm, về dấu hiệu phân biệt thực phẩm bẩn và thực phẩm sạch. Ý thức tự giác trong bảo vệ bản thân và bảo vệ cộng đồng mới giúp được chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng có biện pháp loại bỏ thực phẩm bẩn nào tốt hơn là những nhà sản xuất tự nâng cao trách nhiệm cộng đồng, lương tâm nghề nghiệp và ý thức cung cấp thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh ra thị trường. Các cơ quan chức năng cũng cần có và phải có biện pháp răn đe nghiêm khắc, hiệu quả hơn. Một dấu hiệu đáng mừng là Bộ luật Hình sự vừa được Quốc hội thông qua quy định cụ thể hình thức tù giam với người sản xuất và kinh doanh thực phẩm bẩn. Từng học sinh cũng cần bảo vệ sức khỏe cho chính mình bằng cách biết nói “không” với những đồ ăn thức uống không rõ nguồn gốc, bày bán mất vệ sinh… tìm hiểu tiêu chuẩn thực phẩm sạch và tham khảo ý kiến người lớn để sử dụng những sản phẩm an toàn.

Vấn đề thực phẩm bẩn đã trở thành quốc nạn nên việc đẩy lùi không thể chỉ trong một sớm, một chiều, cũng không thể chỉ trông chờ vào cơ quan chức năng hay một ban ngành, đoàn thể nào. Mà nó, với “tư cách” là một quốc nạn cần được toàn dân cùng nhau đoàn kết chống lại, cũng giống như cách đây một thế kỷ, chúng ta đã bên nhau đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, đánh đuổi ách thực dân phát xít xâm lược.

TOP 10 bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội 2023 SIÊU HAY (ảnh 5)

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - mẫu 13

Không biết thiên nhiên có tự bao giờ, chỉ biết nó mang lại rất nhiều lợi ích cho người và động, thực vật. Thiên nhiên chính là một người bạn, người mẹ thân thiết, gần gũi với con người. Vậy Thiên nhiên là gì? Và thiên nhiên có vai trò gì cho đời sống của con người?

Chúng ta có thể bắt gặp người bạn thiên nhiên của mình ở mọi nơi, mọi lúc. Thiên nhiên luôn có mặt trong từng nhịp sống của con người chúng ta. Đó chính là cây cối, vầng trăng, dòng sông trước nhà… Chúng ảnh hưởng, tác động rất nhiều lên đời sống của con người chúng ta. Chúng có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp lên con người, động vật hay thực vật. Và tất cả chúng đều có những vai trò khác nhau đối với đời sống của con người.

Trước tiên đó chính là rừng– lá phổi của toàn nhân loại. Chúng cung cấp oxy cũng như thức ăn, lương thực cho con người. Ngoài ra rừng còn ngăn chặn những dòng lũ giận dữ của mẹ thiên nhiên đổ ập lên con người hay là giúp chống xói mòn đất đai, giúp cho con người có thể canh tác dễ hơn. Rừng cũng đem lại nguồn kinh tế cho con người như khai thác lâm sản. Gỗ của rừng có thể được dùng để làm nhà, những bộ bàn ghế sang trọng hay gần gũi hơn đó chính là những bàn ghế học sinh ta hay ngồi học trên trường cũng như những trang giấy học trò trắng tinh. Rừng đem đến mạng sống cho biết bao con người, đem đến lợi nhuận không ít nhưng chúng ta đã có bao giờ quan tâm đến nó chưa?

Kế đến chính là sông suối, hồ hay biển cả. Biển cả cung cấp muối – gia vị không thể thiếu trong mọi bữa ăn của gia đình. Ngoài ra biển còn cung cấp 1 lượng lớn thủy, hải sản, đem lại nguồn lợi cho con người chúng ta. Cũng như trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” nhà thơ Huy Cận có ghi:

“Biển cho ta cá như lòng mẹ,

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”

Không những thế, biển cả còn là 1 trong những đề tài được các nhà thơ, nhà văn tận dụng triệt để.

Ngoài rừng và biển thì đất đai cũng là 1 trong những tài nguyên rất quan trọng của thiên nhiên. Đất đai giúp con người trồng trọt, chăn nuôi, canh tác các loại cây trồng, đem lại nguồn lương thực thực phẩm cho con người cũng như cho các loài động vật, gia súc. Đất đai cũng chính là nơi ta xây dựng nhà, tổ ấm gia đình qua từng ngày. Không chỉ vậy ẩn sâu bên trong đất chính là những tài nguyên khoáng sản có giá trị cần được khai thác. Đó chính là: than, sắt, vàng, bạc, dầu mỏ hay kim cương... và tất cả chúng đều mang lại những giá trị kinh tế lớn cho đời sống của con người.

Cũng có thể nói biển và đất có một mối liên hệ mật thiết với nhau. Biển mang lại nguồn thức ăn cung cấp cho các loài sinh vật trên cạn cũng như đất đai lại mang đến những lương thực, thực phẩm khác cho những loài sinh vật dưới nước.

Thiên nhiên không chỉ có đem lại những nguồn lợi về kinh tế, lương thực hay thực phẩm mà chúng còn mang đến những danh lam thắng cảnh khắp mọi nơi trên thế giới, làm phong phú thêm cho cuộc sống của con người.

Đó có thể là: Thác nước Iguazu ở Argentina, Thung lũng Canyon ở Colorado, Vườn thú thiên nhiên Serengeti ở Tanzania, Thác nước Victoria ở Zimbabue và Zambia, Rặng san hô hùng vĩ ở Úc, Rừng nguyên sinh Amazon ở Brazil – Peru, Thác nước Niagara hùng vĩ ở biên giới Canada – Mỹ,... hay gần gũi với chúng ta hơn đó chính là Vịnh Hạ Long – 1 trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Việt Nam cũng như của thế giới.

Mẹ thiên nhiên mang đến cho chúng ta bao nhiêu là lợi ích. Thế nhưng con người chúng ta lại không biết tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn chúng. Chúng khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ. Chúng ta làm ô nhiễm tài nguyên nước cũng như không khí bằng các chất thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông thường ngày. Tất cả các khu rừng đều bị chúng ta tàn phá, chúng ta đốt rừng, chặt phá cây cối để tìm kiếm lợi nhuận riêng cho chính bản thân mình mà không nghĩ đến người khác.

Tuy thiên nhiên đem lại rất nhiều lợi ích cho con người nhưng nếu chúng ta không biết bảo tồn và gìn giữ chúng thì nó sẽ có những tác động nguy hại đến đời sống của chính bản thân chúng ta. Khi đó sẽ dẫn đến việc tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm sẽ làm thủng tầng ô zôn, trái đất bị nóng lên cũng như nguy cơ hạn hán, lũ lụt càng nhiều.

Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Và nếu chúng ta biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên thì nó sẽ trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - mẫu 14

Con người chỉ có thể sinh tồn và phát triển khi có môi trường để tồn tại. Chính vì thế con người chúng ta từ xưa đến nay đều sống và được che chở bởi mái nhà thiên nhiên. Thiên nhiên và con người có mối quan hệ mật thiết với nhau nên con người và thiên nhiên luôn gần gũi với nhau. Vì thế mà có ý kiến cho rằng: “Thiên nhiên là bạn tốt của con người con người cần phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên”.

Để hiểu rõ hơn về thiên nhiên và con người chúng ta cùng tìm hiểu lần lượt nghĩa của từng cụ từ trong câu nói. Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu nghĩa của cụm từ thiên nhiên? Thiên nhiên là những sự vật hiện tượng đang diễn ra xung quanh con người và không do con người làm nên. Thiên nhiên bao gồm như bầu trời, nguồn nước, thời tiết, cây cối, động vật,..những thứ có thể giúp con người có thể tồn tại và phát triển.

“Thiên nhiên là người bạn tốt của con người” có nghĩa thiên nhiên là người đồng hàng của con người trong suốt cuộc đời. Nó giống như một người bạn tốt luôn bên cạnh con người cho đến lúc con người mất đi. Từ đó chúng ta phải luôn biết yêu mến và bảo vệ thiên nhiên cũng giống như đang bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta vậy.

Thiên nhiên là nguồn sống bất tận của con người, nó cũng cấp thức ăn, nơi ở để con người sinh sống. Khi con người có nơi ở và thức ăn đấy đủ thì mới no và có thể làm việc được. Khi mà xã hội càng phát triển thì thiên nhiên lại càng đóng một vai trò vô cùng quan trọng như trước kia con người dùng ánh nắng mặt trời để sưởi ấm thì bây giờ khi khoa học càng phát triển con người dùng ánh sáng mặt trời để sản xuất và đời sống. Đặc biệt là rừng và cây xanh nó có vai trò rất lớn đối với cuộc sống của con người, như cung cấp ô xi và điều hòa khí hậu từ đó con người mới có thể sống tốt hơn. Đồng thời rừng còn có tác rụng phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão từ đó giúp cuộc sống của con người trở lên an toàn hơn.

Những dòng sông, những bãi biển, những con thác mỗi nơi mỗi hình, mỗi cảnh vừa tạo nên vẻ đẹp thuần khiết khiến con người yêu thích vừa cung cấp thực phẩm thủy sản như tâm cua, cá, ốc,…để sức khỏe con người được đảm bảo hơn đồng thời giúp con người phát triển về mặt kinh tế. Thiên nhiên koong chỉ cung cấp cho con người về mặt vật chất mà thiên nhiên còn mang lại cho con người sự thoải mái về mặt tinh thần.

Khi trong những ngày học tập và làm việc mệt mỏi chúng ta thường đến những chỗ thiên nhiên đẹp để ngắm cảnh đồng thời đầu óc chúng ta khi nhìn thấy thiên nhiên sẽ thoải mái hơn và có năng lựơng hơn. Mà khi ấy sức khỏe chúng ta cũng được điều hòa. Và khi tâm trạng của chúng ta không tốt cũng vậy chúng ta nên ra ngoài ngắm cảnh nhìn mọi thứ xung quanh đang chuyển biến như thế nào hay chỉ là nhìn những hàng cây xanh, những bông hoa nở đỏ, những con chim đang hót níu lo bỗng dưng ta đã thấy cuộc sống xủa chúng ta tươi đẹp lên. Chính thiên nhiên làm chó tâm hồn con người được mở rộng hơn từ đó làm cho con người xao xuyến và khơi gợi sự sáng tạo nghệ thuật ngay trong tâm hồn của chúng mình.

Từ đó chúng ta thấy được những bức tranh về thiên nhiên có giá trị rất lớn như bức tranh làng quê, con thác, chiếc tài ngoài biển khơi, cảnh bình minh ,…thiên nhiên không chỉ tạo nên những bức tranh đẹp mà nó còn tạo ra âm hưởng cho những bài hát để cuộc sống thêm nhộn nhịp hơn. Những bài văn in sâu vào lịc sử.

Như vậy chúng ta thấy được thiên nhiên quyết định cuộc sống của chúng ta quan trọng đến mức nào. Chúng ta phải luôn biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên. Chúng ta hãy tuyên truyền vai trò của thiên nhiên đến tất cả mọi người kể cả những em bé để các em có thể dần nhận thức được sự tồn tại của thiên nhiên và ra sức bảo vệ chúng. Bảo vệ thiên nhiên không chỉ là vai trò của có tổ chức, cơ quan, nhà nước mà là trách nhiệm, nghĩa vụ chung của mỗi người. Hãy kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ thiên nhiên.

“Thiên nhiên là người bạn tốt của con người, con người cần yêu quý và bảo vệ thiên nhiên” câu nói này rất đúng nó đã giúp con người hiểu hơn về tầm quan trọng của thiên nhiên . Đồng thời muốn nhắn nhủ mọi người cần phải biết bảo vệ thiên nhiên cũng như bảo vệ chính cuộc sống của mình và những người xung quanh.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - mẫu 15

Thiên nhiên luôn chứa đựng những điều kỳ bí đem đến sức hút lạ thường khiến cho con người luôn muốn đặt chân đến khám phá những điều diệu kỳ ẩn sâu bên trong. Cái đẹp là điều mà tất cả mọi người đều theo đuổi, nhưng cho dù có đẹp cỡ nào cũng không thể so được với nét đẹp của tự nhiên. Tình yêu thiên nhiên luôn là đề tài muôn thuở trong thi ca và cũng là tri kỉ của thi nhân. Thiên nhiên luôn chiếm một vị trí rất quan trọng và gần gũi với chúng ta. Vì vậy, con người cần phải có tình yêu thiên nhiên và biết bảo vệ thiên nhiên.

Thiên nhiên là những gì tồn tại xung quanh chúng ta mà không phải do con người tạo ra. Từ vẻ đẹp tự nhiên của trời xanh, mây trắng, nắng vàng đến ánh cầu vồng sau cơn mưa, ánh trăng dịu dàng với muôn vì sao lấp lánh… càng khiến cho con người cảm nhận được nét đẹp thiên nhiên vốn có. Tình yêu thiên nhiên chính là sống hòa hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước những cảnh đẹp của thiên nhiên. Chúng ta yêu quý, trân trọng những gì mà thiên nhiên mang lại nhưng bên cạnh đó cũng phải giữ gìn và bảo vệ nét đẹp của thiên nhiên.

Thiên nhiên là cái nôi sản sinh ra sự sống. Hàng năm, chúng ta đều phải trải qua những cơn bão, lũ lụt, cháy rừng khiến cho hàng ngàn sự sống bị huỷ diệt, môi trường sống bị tàn phá nặng nề. Tuy nhiên, điều đó không phải là kết thúc vì khi cơn bão qua đi, chính những cái cây bị đổ, bị cháy ấy sẽ mọc lên những mầm sống mới. Nhờ nguồn phù sa màu mỡ từ sông chảy về cung cấp dưỡng chất cho cỏ cây phát triển, thu hút rất nhiều loài động vật đến ăn và sinh sống tạo nên sự cân bằng trong sinh thái. Chính là thiên nhiên đã tạo ra sự sống và giúp cân bằng hệ sinh thái. Đối với cuộc sống của con người, thiên nhiên cũng đóng một vai trò rất quan trọng, là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Đơn giản là chúng ta phải hít thở không khí từ tự nhiên, uống nước và khai thác các tài nguyên từ thiên nhiên như khoáng sản, lâm sản, thổ sản, hải sản… để phục vụ cho nhu cầu của mình. Thiên nhiên với biết bao điều kỳ thú, với những kiệt tác là sản phẩm của quá trình kiến tạo địa chất kéo dài hàng triệu năm. Những vườn quốc gia tuyệt mỹ, hồ nước trong vắt, tĩnh lặng, mang nhiều hình dáng kỳ lạ… là món quà lớn mà Mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người. Nét đẹp tự nhiên khiến cho bao nhiêu người đều phải ngưỡng mộ, ca ngâm. Đứng trước nét đẹp hùng vĩ của thiên nhiên: núi cao dựng đứng, dốc núi cheo leo, sóng biển mênh mông bạt ngàn sóng nước, rừng núi bao la… khiến cho ai nấy cũng phải xao xuyến mà phải buông lời ca tụng. Thiên nhiên chính là tài sản vô giá của nhân loại, mang lại cho con người cảm giác thư thái, thoải mái, tận hưởng cuộc sống sau một ngày làm việc căng thẳng. Những vòng xoay liên tục của cuộc sống bận rộn và áp lực công việc khiến chúng ta không tránh khỏi những căng thẳng, âu lo. Chính thiên nhiên sẽ giúp ta xoa dịu những thương tổn đó, bởi tâm trí không bị nhiễu loạn từ tiếng còi xe, cảm xúc không bị tù túng giữa rừng bê-tông, không khí không bị ô nhiễm vì khói bụi. Khi hòa mình vào thiên nhiên, bạn có được sự an yên thật sự vì được hít thở bầu không khí trong lành và cảm nhận được sự tĩnh lặng từ bên trong tâm hồn. Thiên nhiên chính là liệu pháp giúp chúng ta thoải mái hơn để đối diện với mọi vấn đề, mang được cảm xúc tích cực trong các mối quan hệ. Ngay khi đặt chân vào thiên nhiên chúng ta có thể tự chữa lành những tổn thương bên trong, lấy lại tinh thần lạc quan, sức sống tươi mới cho những mối quan hệ xung quanh. Chính vì thế, đã từ lâu, con người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu vô tận, yêu thiên nhiên, sống hoà hợp và gắn bó với thiên nhiên.

Tuy nhiên, với việc khai thác và sử dụng quá mức khiến cho nhiều loại tài nguyên thiên nhiên không có khả năng hồi phục được nữa. Thủ phạm đứng sau các vấn đề này không ai khác lại chính là con người. Điều này khiến cho trái đất dần mất đi sự cân bằng sinh thái, khiến cho khí hậu biến đổi, thiên tai thất thường, chất lượng cuộc sống và tồn tại của con người sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Diện tích rừng đang bị thu hẹp từng ngày, từng giờ do các hoạt động khai thác trái phép của con người. Và cũng chính điều này đã khiến cho động thực vật mất đi môi trường sống, đẩy chúng dần đến nguy cơ bị tuyệt chủng trong tự nhiên. Không chỉ vậy, nguồn nước của chúng ta đang dần bị ô nhiễm khiến nhu cầu nước sạch càng trở lên cấp bách. Khoáng sản không phải là vô tận nhưng lại bị con người khai thác cạn kiệt, không thể tái tạo. Ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất đai, sông ngòi ao hồ và tình trạng hoang mạc hóa ngày càng tăng cao cũng để lại nhiều hệ lụy không nhỏ đối với tất cả chúng ta. Chính sự khai thác quá mức mà không biết bảo vệ khiến cho thiên nhiên yêu quý của chúng ta, môi trường sống của chúng ta bị đe doạ. Vì vậy, yêu thiên nhiên và sống hòa hợp, gắn bó với thiên nhiên giúp chúng ta bảo vệ được thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống và tránh làm những việc gây tổn hại đến thiên nhiên.

Tình yêu thiên nhiên không chỉ dừng lại ở lời nói mà còn phải hành động. Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống của chúng ta đòi hỏi mỗi người chúng ta phải nâng cao nhận thức để cùng hiểu biết về môi trường sống xung quanh mình. Mỗi một hành động nhỏ thôi sẽ góp một phần lớn vào việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn đối với môi trường. Chỉ cần những hành động nhỏ và cụ thể hàng ngày như thế thôi là mỗi người cũng đã có thể góp phần bảo vệ thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên. Chẳng hạn như việc tiết kiệm điện, hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon. Mỗi nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon… gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, vừa góp phần tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Chúng ta cần biết rằng, các túi ni lông không thể bị phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm vì vậy hãy sử dụng giấy, các loại lá… để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này và vứt rác đúng nơi quy định. Bên cạnh đó, thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng những việc như: không săn bắt động vật quý hiếm, không khai thác, đánh bắt cá và thủy sản bằng xung điện vì sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, hãy trồng thật nhiều cây xanh cũng là hành động thiết thực để bảo vệ thiên nhiên. Bởi vì cây xanh là nguồn cung cấp oxi cho không khí, giảm xói mòn đất và hệ sinh thái. Mỗi người, mỗi nhà cũng nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà mình để được tận hưởng không khí trong lành, thoải mái tận hưởng cuộc sống. Không chỉ bảo vệ thiên nhiên mà chúng ta còn cần phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.

Thiên nhiên ban tặng cho chúng ta rất nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều “bệnh lạ” hơn, con người mới nhận thức được tầm quan trọng của môi trường. Do vậy, chúng ta phải sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên hơn. Đó chính là truyền thống từ bao đời nay của dân tộc ta. Đưa thiên nhiên đến gần với cuộc sống của mình chính là trách nhiệm của mỗi con người. “Trồng cây gây rừng”, trồng hoa xung quanh nhà để tạo màu xanh và làm đẹp thêm cho xóm làng. Hãy luôn gìn giữ màu xanh quý báu ấy. chúng ta hãy yêu thiên nhiên và đối xử tốt với thiên nhiên, thân thiện với môi trường hơn nữa thì mỗi người sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Ngược lại, nếu chỉ biết nghĩ đến lợi ích của cá nhân trước mắt mà xúc phạm hay làm tổn hại đến mẹ thiên nhiên thì không chỉ chúng ta cả xã hội sẽ chịu nhiều hậu quả. Tất cả chúng ta phải chung tay vào cuộc thực hiện “trồng cây – gây rừng” vì một tương lai tốt đẹp như lời Bác đã dạy. Với Bác Hồ, trồng cây không chỉ là công việc nông lâm đơn thuần, mà còn có ý nghĩa sâu sắc là giáo dục đạo đức lao động cho nhân dân, đặc biệt là giáo dục ý thức cho con người trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.

Tình yêu thiên nhiên đem lại cho chúng ta sức mạnh to lớn trong mọi việc, cảm giác bình yên, thư thái và hạnh phúc. Bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ sự sống trên trái đất, bảo vệ sự sống của chính mỗi chúng ta. Thiên nhiên là ngôi nhà chung của tất cả chúng ta. Không chỉ giữ gìn và bảo vệ thật tốt thiên nhiên mà còn phải dùng những hành động đẹp để thể hiện trách nhiệm của mình. Thiên nhiên không chỉ là một người bạn mà còn là người thầy thuốc và là nguồn cảm hứng bất tận mà không đòi hỏi ở chúng ta bất kỳ điều gì, ngược lại thiên nhiên còn mang lại cho chúng ta tất cả mọi thứ: sự sáng tạo, sức khỏe, và cả một tinh thần thoải mái nhất. Vì vậy: “hãy yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên, lắng nghe cảm xúc của chính mình để tìm về thiên nhiên kịp lúc"!

Đánh giá

0

0 đánh giá