TOP 10 bài Giới thiệu về một công trình kiến trúc mà em thích 2024 SIÊU HAY

854

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 4 bài văn mẫu Giới thiệu về một công trình kiến trúc mà em thích hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

Đề bài: Giới thiệu về một công trình kiến trúc mà em thích.

Giới thiệu về một công trình kiến trúc mà em thích - Mẫu 1

Cầu Vàng - Biểu tượng mới của du lịch Đà Nẵng

Cầu Vàng Đà Nẵng là công trình nằm trong quần thể du lịch Sun World Bà Nà Hills Đà Nẵng. Cây cầu này tọa lạc ở vị trí lưng chừng núi. Cầu Vàng gây “chấn động” không chỉ bởi vị trí độc đáo mà còn bởi thiết kế vô cùng ấn tượng. Nhìn toàn cảnh, cây cầu uốn lượn mềm mại như một dải lụa óng vàng vắt ngang chừng núi và được nâng niu bởi bàn tay phật khổng lồ. Đứng trên cây cầu duy nhất không bắc qua sông của thành phố Đà Nẵng này, du khách có thể thu vào tầm mắt cảnh núi non hùng vĩ với những cánh rừng nguyên sinh trùng điệp. Xa xa là toàn cảnh Đà Thành xinh đẹp. Vào những ngày nắng đẹp và nhiều mây, khung cảnh nơi đây lung linh, huyền ảo tựa tiên cảnh chốn trần gian.

TOP 10 bài Giới thiệu về một công trình kiến trúc mà em thích 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Giới thiệu về một công trình kiến trúc mà em thích - Mẫu 2

Angkor là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Đông Nam Á. Trải dài trên khoảng 401 km2, tương đương với 40.000 ha nằm trong các khu rừng, Angkor là công viên khảo cổ học, thủ đô của Đế quốc Khmer từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 15. Quần thể này bao gồm các đền đài nổi tiếng như Angkor Wat và Angkor Thom, đền Bayon với vô số đồ trang trí và họa tiết điêu khắc. UNESCO đã thiết lập một chương trình trên phạm vi rộng để bảo vệ Angkor và môi trường xung quanh, một địa danh mang tính biểu tượng này. Quần thể di tích này đã được liệt kê như một di sản đang bị đe dọa trong thời gian bất ổn chính trị, sau cuộc nội chiến trong những năm 1980 đến 2004.

TOP 10 mẫu Giới thiệu về một công trình kiến trúc mà em thích (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Giới thiệu về một công trình kiến trúc mà em thích - Mẫu 3

Tọa lạc ở phố Chùa Một Cột (quận Ba Đình - Hà Nội), ngay gần Bảo tàng Hồ Chí Minh, cùng với Khuê Văn Các, Chùa Một Cột là một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời từ thời Lý, là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Chùa Một Cột có kiến trúc độc đáo với kết cấu hình vuông, nằm trên một trụ đá, phía trên gồm một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, giống như một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ. Trong chùa, tượng đức Phật Quan Âm ngồi trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng, ở vị trí cao nhất. Phía trên tượng Phật là hoành phi "Liên hoa đài" gợi nhớ sự tích nằm mộng của vua Lý dẫn tới việc xây dựng chùa. Từ sân lên sàn chùa để tụng kinh lễ bái, phải bước qua 13 bậc thang rộng 1,4m, hai bên tường gạch, gắn bia đá giới thiệu lịch sử ngôi chùa.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chùa được xây dựng vào mùa Đông tháng 10 Âm lịch nǎm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1409) đời Lý Thái Tông. Vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên toà sen đưa tay dắt Vua lên toà. Khi tỉnh dậy Vua nói với bề tôi và nhà sư Thiền Tuệ khuyên Vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa đất, với đỉnh cột là tượng Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen. Lối kiến trúc này cho phép liên tưởng đến cấu tạo của các kinh chàng (Thạch chàng/Cột kinh) - một loại kiến trúc Phật giáo, thường được dựng lên để kiến tạo công đức.

Trải qua hàng ngàn năm với biết bao thăng trầm của lịch sử, Chùa Một Cột vẫn giữ được cái hồn của Thăng Long xưa. Một ngôi chùa rất nhỏ bé mong manh nhưng giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng to lớn, lại trường tồn cùng dân tộc, vẫn uy nghiêm trong tâm linh dân tộc, là hình ảnh biểu trưng của Thủ đô, vững vàng trong dòng thời gian bất tận.

TOP 10 bài Giới thiệu về một công trình kiến trúc mà em thích 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Giới thiệu về một công trình kiến trúc mà em thích - Mẫu 4

Con đường gốm sứ ven sông Hồng là món quà của những tấm lòng dâng lên Thăng Long-Hà Nội nhân dịp ngàn năm tuổi. Con đường gốm sứ ven sông Hồng dài gần 4km với diện tích khoảng 6.500m2, đi qua các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Đây chính là bức tranh gốm đa dạng mang dấu ấn của làng gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng. Con đường này được khánh thành ngày 25/9/2010 sau 3 năm xây dựng. Đây là công trình chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Giới thiệu về một công trình kiến trúc mà em thích - Mẫu 5

Cầu Vàng là biểu tượng di lịch của thành phố Đà Nẵng. Dù Cầu Vàng tại Việt Nam không bắc qua dòng sông nào, nhưng vẫn gây ấn tượng với đôi bàn tay khổng lồ rêu phong nâng đỡ lối đi giống như một dải lụa vàng, giữa mây trời Đà Nẵng. Cầu tọa lạc trên đỉnh Bà Nà, và ở độ cao hơn 1400m so với mực nước biển đã tạo hiệu ứng lớn ngay khi vừa đưa vào hoạt động. Mặt cầu rộng 12,8 m, dài gần 150 m, gồm 8 nhịp, nhịp dài nhất là 21,2 m. Cây cầu nối liền ga Marseille với vườn hoa Thiên Thai, được thiết kế dài 150m với 8 nhịp, 7 trụ và 2 mố. Độ nổi tiếng của Cầu Vàng, Đà Nẵng đã vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ Việt Nam, được tờ Guardian của Anh vinh danh Cầu Vàng trong “top 10 cây cầu có kiến trúc độc đáo và đẹp nhất thế giới”.

Giới thiệu về một công trình kiến trúc mà em thích - Mẫu 6

 

Phố cổ Hội An có nhiều khu phố cổ cũng được xây dựng từ thế kỷ 16 và đến nay vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc cổ từ phố xá, nhà cửa đến đền đài, chùa chiền, giếng cổ… Một trong số đó phải kể đến Chùa Cầu – một công trình độc đáo, một nét kiến trúc mang đậm phong cách kiến trúc Việt. Chùa Câu ban đầu là một cây cầu được dựng bởi các thương nhân người Nhật Bản vào khoảng thể kỉ XVI, nên còn có tên gọi là cầu Nhật Bản. Năm 1653, ở sườn cầu phía bắc được dựng thêm phần chùa nên cây cầu được gọi là Chùa Cầu. Chùa Cầu dài khoảng 18 m, rộng khoảng 3 m; có kiến trúc pha trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của công trình làm bằng gỗ, có ba hệ mái tương ứng với ba phần cầu. Mái công trình lợp ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo. Đặc biệt có những đồ gốm men lam được khảm trên mái.

Đánh giá

0

0 đánh giá