TOP 20 bài Thuyết minh về mạng lưới sông ngồi, kênh rạch ở miền Nam 2024 SIÊU HAY

3.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Thuyết minh về mạng lưới sông ngồi, kênh rạch ở miền Nam Ngữ văn 11 Kết nối tri thức, gồm 5 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Thuyết minh về mạng lưới sông ngồi, kênh rạch ở miền Nam

Đề bài: Viết văn bản thuyết minh về mạng lưới sông ngồi, kênh rạch ở miền Nam

TOP 20 bài Thuyết minh về mạng lưới sông ngồi, kênh rạch ở miền Nam 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Thuyết minh về mạng lưới sông ngồi, kênh rạch ở miền Nam - mẫu 1

Nếu con sông Thames ở Anh chảy ngang qua thủ đô Luân Đôn thì ở Việt Nam con sông Hương lại hiền hòa bắc ngang qua thành phố Huế – thủ phủ một thời của đất phương Nam. Sông như chiếc trâm vàng cài lên đầu xứ Huế mộng mơ. Sông đã tắm mát, là bầu sữa nuôi dưỡng bao thế hệ người Huế nói riêng và người Việt nói chung. Vì vậy, quả không ngoa khi người ta nói: Nhắc đến Huế là nhắc đến sông Hương.

Như đã nói, sông Hương là con sông chảy qua tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể là chảy qua thị xã Hương Thủy, Hương Trà và huyện Phú Vang. Với lưu lượng 179 m3 /s, sông đã tắm mát cho hàng nghìn héc-ta đất màu nơi đây, chưa kể là còn bồi tụ phù sa quý báu, cung cấp nước sinh hoạt cho rất nhiều hộ dân…

Thế nhưng, vào mùa lũ, trong cơn thịnh nộ điên cuồng của mình, sông cũng lấy đi biết bao nhiêu thứ của người dân. Sông như một người thiếu nữ thùy mị, yêu kiều bỗng chốc biến thành bà già nóng nảy, cau có. Và có lẽ bà già này gây ra thiệt hại nhiều nhất vào trận lũ năm 1999. Một số nhân chứng kể lại rằng: buổi sáng đang còn ngồi uống cafe, giặt quần áo,… thì vạn sự yên bình, bỗng mưa đến, gió về, đến chiều thì làng mạc, phố xá,… ngập trong biển nước.

Nhiều ngày sau trận lũ, các khu vực Sịa, Thuận An,… vẫn bị mất thông tin liên lạc và chịu nhiều thiệt hại nặng nề về cả của lẫn người. Để phòng chống thiên tai lũ lụt này và cung cấp nước phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt, UBND Thừa Thiên Huế đã cấp phép xây dựng dự án hồ Tả Trạch với chi phí gần 2000 tỷ đồng. Nhờ vậy, hiện nay, tổn thất do lũ lụt mà sông Hương về giảm thiểu đáng kể.

Cau có, gắt gỏng là vậy nhưng sau khi hết mùa lũ, sông Hương lại cải lão hoàn đồng, trở thành cô gái xinh đẹp, thướt tha. Nhiều khách du lịch đến Huế do muốn được chiêm ngưỡng sông Hương từ trên cao vì sông Hương được xem là rất đẹp khi ngắm dòng nước êm ả chảy qua các cánh rừng bạt ngàn cây lá hay uốn lượn quanh những hệ thực vật nhiệt đới độc đáo ở Huế. Một số khác đến Huế lại là vì chiều chiều đứng trên cầu Trường Tiền, Phú Xuân hay Dã Viên… ngắm dòng chảy huy hoàng dưới chân. Hay một nhóm khác đến với Huế vì điệu hát âm vang trên mặt nước sông Hương vào những đêm du thuyền rồng đáng nhớ! Sông Hương đã vô tình mang du khách thập phương về bầu bạn với Huế, với người Huế.

Bên cạnh đó, cũng có thể nói rằng sông Hương là bầu sữa ngọt ngào, là chiếc nôi êm ả nuôi dưỡng thi ca đất nước. Nguyễn Du sầu muộn nhìn sông nhớ một mảnh trăng với bao mối sầu kim cổ. Cao Bá Quát lại tưởng sông là thanh kiếm dựng giữa trời xanh. Và rồi nếu không có sông Hương thì Tố Hữu và Nguyễn Trọng Tạo đã không thốt lên rằng:

“Lòng ta như nước Hương Giang ấy
Xanh biếc lòng sông những bóng thông”

Trích Quê mẹ – Tố Hữu

“Sông Hương hóa rượu ta đến uống
Ta tỉnh, đền đài ngả nghiêng say.”

Nguyễn Trọng Tạo

Vậy đấy, sông Hương mang nhiều chất thơ và tính nhạc. Nhưng ít ai biết sông đến từ đâu và đi về đâu. Sông cứ mang trong mình cái tinh túy của trời đất rồi lặng lờ trôi theo gió, theo mây, theo nỗi niềm thương nhớ.

Thực chất, sông Hương khởi nguyên từ những cánh rừng già thuộc dãy Trường Sơn, gồm hai phụ lưu hợp lại mà thành: Nhánh chính (Tả Trạch) xuất phát từ dãy Trường Sơn Đông, chảy qua thị trấn Nam Đông theo hướng tây bắc, dài 67 km; một nhánh phụ (Hữu Trạch) bắt nguồn từ núi rừng cao A Lưới, chảy theo hướng bắc đến hợp lưu với Tả Trạch ở Ngã ba Bằng Lãng. Tại đây, hai dòng nước hôn phối với nhau và thế là sông Hương ra đời từ đấy.

Nhận thì cũng có trả, sông Hương cũng có chi lưu là biển Thuận An và Biển Đông. Kể từ Ngã ba Bằng Lãng đến cửa biển Thuận An, sông dài 33km; chảy chậm, hiền hòa, yên ả vì mực nước sông không cao hơn mực nước biển là bao. Nước sông xanh một sắc xanh hiền hòa, trong vắt; thế nhưng khi chảy quanh chân núi Ngọc Trản – điện Hòn Chén thì có chút đậm đà hơn vì xuất hiện một vực xoáy rất sâu. Khi dạo thuyền đến quanh điện Hòn Chén, dù là nơi thắng cảnh tuyệt đẹp thì cũng không nên vì thế mà quên chú ý đến vực xoáy trên vì nó rất nguy hiểm, có thể dễ dàng nuốt chửng mọi thứ đi vào phạm vi của nó.

Còn nếu muốn có kỉ niệm đáng nhớ với sông mà không thích mạo hiểm chút nào thì ta có thể đến Cồn Hến nghi ngút khói cơm. Cồn nổi lên giữa lòng sông trước khi sông đổ ra biển, vì vậy, cồn được bồi tụ biết bao là phù sa ngọc ngà quý báu, thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, sông ở đây chủ yếu trồng ngô. Du khách đến đây có thể ăn những trái bắp vàng ngọt bùi hay đặc biệt hơn là thưởng thức món cơm hến thơm lừng hương vị dân dã.

Sông Hương cũng có nhiều tên gọi khác nhau từ xưa đến nay, không chỉ đơn thuần là một chữ. Theo Nguyễn Trãi viết trong Dư địa chí thì sông Hương có tên là sông Linh. Còn theo nhà bác học Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục thì sông còn gọi là sông Hương Trà. Và theo nghiên cứu của nhà nghiên cứu Huế Phan Thuận An thì tên gọi sông Hương xuất phát từ cách nói gọn tên của địa danh Hương Trà từ thế kỉ XVIII – XIX.

Sông Hương, theo dòng chảy thời gian của nó, cũng đã chứng kiến biết bao lịch sử thăng trầm của người Việt và gắn liền với bao điển tích. Đó là huyền thoại về chúa Nguyễn Hoàng tìm đất định đô, nén hương vừa tàn thì cũng là lúc mà chân chúa dừng trên vùng đất bên bờ sông Hương.

Đó là khi sông chứng kiến cảnh nội bộ nhà Tây Sơn lục đục, chia rẽ hay Nguyễn Huệ đi đánh Thanh dẹp bắc và vua Quang Trung chiến thắng trở về trong bộ áo bào thuốc súng lấm đen. Đó còn là khi Nguyễn Ánh thâu tóm quyền lực, máu chảy đỏ sông, thây chất vô cùng. Và con sông quê cũng là nơi đã tiễn đưa bao vị vua yêu nước đi đày biệt xứ. Và có lẽ trong con sông kia, có nhiều điều mà ta chưa biết.

Sông Hương hiền hòa, êm ả trôi như trôi vào lòng người con xứ Huế. Sông đã tắm mát cho nhiều thế hệ người Việt, mát cho thân mình, mát cho cả tấm lòng son sắt thủy chung của mình! Trong thời gian tới, sông lại tiếp tục sự nghiệp vẻ vang của mình. Là người con xứ Huế nói riêng, là người con đất Việt nói chung; chúng ta phải cố gắng tìm hiểu hay đến thăm sông một lần; thực hiện những biện pháp cần thiết để giữ gìn sông Hương mãi là một dải lụa đào trong suốt vắt qua thành phố Huế mộng mơ.

Thuyết minh về mạng lưới sông ngồi, kênh rạch ở miền Nam - mẫu 2

Du khách đã đến Huế thì không ai bỏ qua chương trình du thuyền trên sông Hương. Bởi dòng sông Hương thơ mộng, hiền hòa uốn lượn chạy qua giữa thành phố là một trong những thắng cảnh nổi bật nhất của xứ Huế mộng mơ.

Với độ dài 80km, Sông Hương được hợp thành từ hai con sông Tả Trạch và Hữu Trạch bắt nguồn từ dãy Trường Sơn. Dòng chính là dòng Tả Trạch với chiều dài khoảng 67km phía dãy Trường Sơn Đông, chảy qua vườn quốc gia Bạch Mã và thị trấn Nam Đông mới hợp với nhánh phụ Hữu Trạch dài khoảng 60km tại ngã ba Bằng Lãng. Đây cũng chính là nơi hai con sông gặp nhau và tạo nên dòng sông Hương.

Dòng sông Hương được ví như một nét vẽ mềm mại làm cho xứ Huế càng trở nên thơ mộng và trữ tình. Du khách muốn tham quan, khám phá, ngắm dòng sông Hương thì hãy ngồi thuyền rồng và thời điểm lý tưởng là vào mùa thu hoặc mùa xuân, lúc này thời tiết ở Huế khá dễ chịu. Nếu ngồi thuyền vào một ngày nắng đẹp, thì dòng sông mang những vẻ đẹp khác nhau.

Ban ngày dòng sông màu xanh ngọc bích, lấp lánh dưới ánh mặt trời và gợn sóng khi có những con thuyền xuôi dòng qua nơi này. Còn khi hoàng hôn buông xuống, dòng sông Hương lại đổi màu vàng cam, đây cũng chính là lúc dòng sông đẹp nhất. Nhiều người đến xứ Huế, ngắm dòng sông Hương buổi chiều hoàng hôn trầm mặc đã ví cả một vùng cố đô là “thành phố buồn”. Màn đêm buông xuống, cầu Trường Tiền lên đèn, ánh đèn soi bóng xuống dòng sông tĩnh mịch. Đi chơi bằng thuyền vào ban đêm ngắm cảnh Hương giang, thả hoa đăng, nghe nhã nhạc cung đình Huế lúc trời đêm thanh vắng thì còn gì lý thú bằng.

Mưa Huế cũng là một cái hay riêng khi ngồi bên cửa thuyền rồng thì du khách sẽ thấy một Huế trầm mặc vô cùng. Sông Hương ngày mưa, phong cảnh dường như càng thêm phần mờ ảo. Đôi hàng cây xanh ngắt trên bờ, khoác thêm màu áo bàng bạc màu sữa. Cầu Trường Tiền vắng người xuôi ngược.

Từ dòng Hương, Thiên Mụ dựa vào vách núi càng thêm uy nghi trầm tĩnh. Tiếng chuông chùa ngân xa, lặng yên rơi xuống dòng nước, làm cho lòng người thêm an yên thư thái, bao nhọc nhằn dường như tan biến. Chính vì lẽ đó, từ lâu, sông Hương đã tạo cảm hứng cho nhiều thi sĩ, nhạc sĩ viết nên nhiều tác phẩm hay, nhiều ca khúc đi vào lòng người. Có thể nói, sông Hương là “hồn cốt”, là “tinh thần” của xứ Huế và là điểm đến luôn cuốn hút du khách.

Sông Hương có giá trị rất đặc biệt đối với Huế, đặc biệt là về lĩnh vực du lịch. Rất nhiều cảnh quan, kiến trúc và di sản văn hóa nổi tiếng đều hội tụ ở sông Hương và hai bên bờ sông. Vì vậy, khi đến Huế, du khách nên kết hợp với các địa điểm du lịch nổi tiếng khác ở Huế như Kinh Thành, lăng tẩm, chùa Thiên Mụ… và không quên thưởng thức ẩm thực tinh túy của vùng đất Cố Đô.

Thuyết minh về mạng lưới sông ngồi, kênh rạch ở miền Nam - mẫu 3

Sông Hương hay Hương Giang là con sông chảy qua thành phố Huế ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam.

Sông Hương có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác nguy hiểm và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.

Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển). Khi chảy quanh dọc chân núi Ngọc Trản, sắc nước sông Hương xanh hơn – đây là địa điểm Điện Hòn Chén. Tại đây có một vực rất sâu.

Sông Hương rất đẹp khi chiêm ngưỡng nó từ nguồn và khi nó chảy quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm và mang theo hương thơm của hệ thực vật nhiệt đới. Con sông chảy chậm qua những làng mạc xanh tươi và râm mát như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh và hòa lẫn vào với hương thơm của hoa cỏ Huế… Con sông với sắc xanh lung linh, trong trẻo như một viên ngọc dưới ánh mặt trời. Nó từng là nguồn cảm xúc của bao thế hệ du khách khi họ đi thuyền dọc theo sông Hương để nhìn ngắm phong cảnh nên thơ và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống trong đêm tĩnh mịch.

Sông Hương đoạn chảy qua thành phố Huế. Các công trình kiến trúc hai bên bờ sông gồm thành quách, thị tứ, vườn tược, chùa chiền, tháp và đền đài… ánh phản chiếu của chúng trên dòng nước khiến con sông thậm chí còn mang thêm nhiều chất thơ và tính nhạc. Nhiều người luôn gắn liền sự thanh bình, thanh lịch và cảnh vật lặng lẽ của Huế với dòng Sông Hương.

Theo các sách cổ, trước khi mang tên sông Hương, con sông này tuỳ theo thời gian có những tên khác nhau. Sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi (1435), viết là sông Linh. Sách “Ô châu cận lục” do Dương Văn An nhuận sắc vào năm 1555, viết sông cái Kim Trà (Kim Trà đại giang). Sách “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn gọi là sông Hương Trà (Hương Trà nguyên). Nhiều tài liệu khác cho biết cho biết sông Hương đã từng mang tên sông Lô Dung, sông Dinh, sông Yên Lục.

Từ năm 1469 dưới thời Lê Thánh Tông, Kim Trà là tên của một huyện ở phủ Triệu Phong thuộc Thừa tuyên Thuận Hóa. Đến khi Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vào trấn phủ Thuận Hóa (1558), huyện Kim Trà được đổi tên là Hương Trà.

Núi Ngự Bình (còn gọi là Bằng sơn) cao 105 mét có hình dáng cân xứng và ấn tượng. Ở hai bên Bằng Sơn là hai ngọn núi nhỏ tên là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Sau khi quan sát thấy Bằng Sơn trông giống như một tấm bình phong, nhà Nguyễn đã quyết định chọn Huế làm nơi xây dựng Kinh thành. Vua Gia Long đã đồng ý với những thầy địa lý chọn ngọn núi đó làm án thờ phía trước của của hệ thống tường bao chắc chắn có chức năng bảo vệ thành, và đổi tên nó là Ngự Bình.

Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là một món quà vô giá thứ hai thiên nhiên dành cho Huế. Sông núi bổ sung cho nhau tạo nên một cảnh quan sông núi tuyệt đẹp cho Huế. Từ lâu, núi Ngự và sông Hương đã được coi là những biểu tượng của Huế, và mọi người cũng thường gọi Huế là “Vùng đất của sông Hương và núi Ngự”.

TOP 20 bài Thuyết minh về mạng lưới sông ngồi, kênh rạch ở miền Nam 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Thuyết minh về mạng lưới sông ngồi, kênh rạch ở miền Nam - mẫu 4

Miền Nam - vùng đất trù phú được mệnh danh là vựa lúa của cả nước, được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Mạng lưới này không chỉ là nguồn sống mà còn là nét đặc trưng văn hóa, góp phần tạo nên diện mạo và sức sống mãnh liệt cho vùng đất phương Nam.

Nguồn gốc của hệ thống sông ngòi nơi đây chủ yếu bắt nguồn từ dòng Mê Kông hùng vĩ, con sông lớn thứ 12 trên thế giới. Chín cửa sông đổ ra biển Đông, tạo nên vùng đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn, màu mỡ. Bên cạnh đó, các sông lớn như Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ cũng góp phần tạo nên mạng lưới thủy văn dày đặc. Từ các sông lớn, vô số kênh rạch nhỏ được đào đắp từ thời khai hoang, len lỏi khắp nơi, tạo thành hệ thống giao thông đường thủy thuận tiện, giúp việc đi lại và vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng.

Sông ngòi, kênh rạch miền Nam mang những đặc điểm riêng biệt. Chế độ bán nhật triều với nước lên xuống hai lần mỗi ngày, đã tạo nên nhịp sống đặc trưng cho vùng đất này. Phù sa bồi đắp qua hàng ngàn năm đã tạo nên những cù lao xanh mướt, những vườn cây trái sum suê, những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Nguồn nước dồi dào, cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa, là điều kiện lý tưởng để phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Cá tra, basa, tôm sú… là những sản phẩm nổi tiếng, mang lại nguồn thu nhập cho người dân và góp phần xuất khẩu, phát triển kinh tế.
Không chỉ là nguồn sống, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch còn tạo nên những nét văn hóa đặc sắc. Chợ nổi Cái Răng, Phong Điền, Ngã Năm… là những điểm đến hấp dẫn du khách, với cảnh mua bán tấp nập trên sông nước, những ghe thuyền đầy ắp trái cây, hoa màu. Những ngôi nhà sàn ven sông, những vườn cây trái sum suê, những con đò chở khách xuôi ngược… đã tạo nên một bức tranh miền Tây sông nước hữu tình, thơ mộng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, miền Nam cũng phải đối mặt với những khó khăn do thiên tai và tác động của con người. Mùa mưa lũ lụt, mùa khô hạn hán, sạt lở bờ sông, ô nhiễm nguồn nước… là những vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Việc bảo vệ và phát triển bền vững mạng lưới sông ngòi, kênh rạch là nhiệm vụ quan trọng, cần sự chung tay của cả cộng đồng.

Sông ngòi, kênh rạch ở miền Nam không chỉ là một phần của thiên nhiên, mà còn là một phần máu thịt, là niềm tự hào của người dân nơi đây. Giữ gìn và phát triển hệ thống này chính là giữ gìn bản sắc văn hóa, đảm bảo sự phát triển bền vững cho vùng đất trù phú phương Nam.

Thuyết minh về mạng lưới sông ngồi, kênh rạch ở miền Nam - mẫu 5

Miền Nam Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho một hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc và chằng chịt, tạo nên một bức tranh thiên nhiên độc đáo và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, sản xuất của người dân nơi đây.

Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở miền Nam có mật độ dày đặc, phân bố đều khắp, tạo nên một mạng lưới thủy văn phong phú, đa dạng. Hệ thống sông ngòi nơi đây được hình thành chủ yếu từ hai nguồn nước chính: nước mưa và nước từ sông Mê Công. Nhờ lượng phù sa dồi dào bồi đắp bởi dòng chảy mạnh mẽ, các con sông ở đây đã tạo nên những đồng bằng màu mỡ, phì nhiêu, lý tưởng cho sản xuất nông nghiệp.

Hai hệ thống sông lớn chi phối mạng lưới sông ngòi miền Nam là hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long (sông Mê Công). Hệ thống sông Đồng Nai bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua các tỉnh Đông Nam Bộ và đổ ra biển Đông. Đây là con sông lớn nhất khu vực, đóng vai trò quan trọng trong giao thông, thủy lợi và du lịch.

Hệ thống sông Cửu Long (sông Mê Công) bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua nhiều nước Đông Nam Á và đổ ra biển Đông. Khi vào lãnh thổ Việt Nam, sông chia thành hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu, tạo nên mạng lưới sông ngòi dày đặc và rộng lớn nhất nước ta. Hệ thống sông Cửu Long đóng vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh hệ thống sông ngòi tự nhiên, con người đã tạo nên một mạng lưới kênh rạch dày đặc để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất. Các kênh rạch được đào đắp từ các con sông lớn, nhỏ, len lỏi qua từng xóm làng, tạo nên sự thuận lợi cho giao thông thủy, tưới tiêu, thau chua rửa mặn, góp phần phát triển nông nghiệp và đời sống của người dân địa phương.

Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở miền Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và sản xuất của người dân nơi đây. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở miền Nam giúp phát triển nông nghiệp: cung cấp nước tưới tiêu cho các đồng lúa, vườn cây ăn trái, tạo điều kiện cho nuôi trồng thủy sản. Hệ thống sông ngòi kênh rạch giúp phát triển giao thông thủy (vận chuyển hàng hóa, du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội) và khai thác tài nguyên (đánh bắt thủy sản, khai thác cát, sỏi,...).

Hệ thống sông ngòi kênh rạch giúp điều hòa nước (chống hạn, úng, xâm nhập mặn), thau chua rửa mặn, cải tạo đất, bảo vệ môi trường sinh thái, duy trì hệ sinh thái đa dạng, phong phú.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở miền Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề. Đầu tiên phải kể đến là vấn đề ô nhiễm môi trường nước do rác thải sinh hoạt, hóa chất nông nghiệp, công nghiệp,... Biến đổi khí hậu gây ra hạn hán, xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. Ngoài ra còn vấn đề khai thác tài nguyên quá mức làm cạn kiệt nguồn nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

Để bảo vệ và phát triển bền vững mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở miền Nam, cần có những giải pháp thiết thực như nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nước của người dân, xử lý triệt để nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên nước, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ nguồn nước.

Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở miền Nam Việt Nam là tài nguyên vô cùng quý giá, đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất của người dân nơi đây. Việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên này là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân và tập thể.

Đánh giá

0

0 đánh giá