Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Thuyết minh về tình trạng tôn thờ thần tượng một cách thái quá Ngữ văn 11 Kết nối tri thức, gồm 5 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới.
Thuyết minh về tình trạng tôn thờ thần tượng một cách thái quá
Đề bài: Viết văn bản thuyết minh về tình trạng tôn thờ thần tượng một cách thái quá.
Thuyết minh về tình trạng tôn thờ thần tượng một cách thái quá - mẫu 1
Đời sống ngày càng phát triển, nhu cầu hưởng thụ vật chất và tinh thần của người dân ngày một tăng cao nhưng kéo theo đó là biết bao hệ lụy xấu, con người ngày càng vô cảm, chỉ chú trọng quan tâm mình và mặc kệ người khác. Tuy nhiên lại bộ bộ phận cư dân, đặc biệt là các cư dân trẻ, có lối sống vì người khác nhưng lại thái quá, lại là hiện tượng đáng lo ngại cho xã hội – đó là vấn đề cuồng thần tượng của một bộ phận giới trẻ
Thần tượng của giới trẻ là những diễn viên, ca sĩ thần tượng, những con người hướng đến lý tưởng về cái đẹp. Thần tượng là mô thức hoàn hảo trong lĩnh vực nghệ thuật mà người hâm mộ muốn học hỏi, noi theo và tiếp nối. Họ tạo nên những xu hướng và giới trẻ thường xem đó là những điều hay muốn hướng tới.
Ngưỡng mộ thần tượng là sự tôn kính, mến phục nồng nhiệt dành cho những đối tượng được xem là hình mẫu lí tưởng hoặc có quyền năng đặc biệt, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với cá nhân hay cộng đồng nhưng mê muội thần tượng là sự say mê, tôn sùng một cách mù quáng, thiếu tỉnh táo trước thần tượng.
Thần tượng một người với hình mẫu về một lối sống chuẩn mực thì rất đáng được khích lệ, vì nó sẽ như một tấm gương gieo mầm những nét văn hóa tốt đẹp. Hay nói cách khác, nếu ngưỡng mộ đúng mức là tích cực, thì ngưỡng mộ quá mức là tiêu cực và có thể còn gây ra hậu quả khôn lường.
Ngưỡng mộ thần tượng là một ứng xử văn hóa, biểu hiện ở các phương diện: thái độ trân trọng mến phục; hành động tôn vinh cổ vũ; ngôn ngữ ca ngợi tán dương. Tuy nhiên ngưỡng mộ thần tượng nhưng chớ nên mê muội thần tượng. Điều đáng nói là hiện nay, một bộ phận không nhỏ giới trẻ Việt Nam đã rơi vào tình trạng này. Đặc biệt, sự ngưỡng mộ của họ dành nhiều nhất cho các thần tượng xứ Hàn. Với họ, thần tượng là cuộc sống, là niềm vui của cuộc đời. Họ lướt mạng xã hội thường xuyên để theo dõi tình hình thần tượng. Vui buồn của thần tượng cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của họ. Họ tôn sùng thần tượng của mình mà bất cứ dám động chạm đến đều phải lãnh hậu quả, ít nhất là sẽ phải lãnh võ miệng của họ. Tiền bạc của họ dành phần lớn cho việc mua vé xem phim của thần tượng mình, mua đĩa, mua vé đêm nhạc của thần tượng mình, mua những đồ quảng cáo do thần tượng mình làm người đại diện hình ảnh. Họ coi trọng thần tượng mình hơn cả những người thân, bạn bè xung quanh. Hãy cứ điểm lại xem tình hình của mạng xã hội sau những ngày tổ chức sự kiện đón các ngôi sao, bao nhiêu hệ lụy xảy ra, nào là tình hình an ninh trật tự, ách tắc giao thông, fan cuồng có thể hàng ngày hàng giờ đứng đón đợi thần tượng ở sân bay, bất kể đêm ngày dõi theo thần tượng. Đến ngay cả thần tượng của họ cũng thấy sợ những hành động đó.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này trước hết là do tâm lý lứa tuổi. Các bạn trẻ sống trong thời hiện đại, khi nhu cầu ăn no mặc ấm đã nhường bước lại cho nhu cầu ăn no mặc đẹp, kinh tế phát triển, giao lưu hội nhập văn hóa ngày càng phổ cập, tuổi còn trẻ, suy nghĩ còn non và tâm lý bản ngã lớn nên luôn muốn làm theo điều mình thích, những điều hợp ý mình, có thể tự do thể hiện bản thân. Do gia đình bận rộn, thiếu thời gian quan tâm con cái, lại để con cái tự do thoải mái trong việc tiếp cận thông tin và không kiểm soát được tình trạng của con cái.
Thần tượng không có lỗi và việc cuồng thần tượng cũng không phải là một tội lỗi, nhưng nên đặt sự hâm mộ vào tầm kiểm soát. Việc định hướng con trẻ không nên quá sa đà vào việc thần tượng thái quá không phải là trách nhiệm của riêng ai. Cần có sự định hướng cho các em về hình ảnh thần tượng sao cho gần với thực tế. Vì mê muội thần tượng là trạng thái mù quáng trong nhận thức, thái quá trong tình cảm, không còn khả năng suy xét, phân biệt đúng sai, lẫn lộn về giá trị, mê muội thần tượng còn dẫn đến hành động sai lầm quá khích, gây ra những hậu quả tệ hại cho bản thân và xã hội.
Việc mù quáng chạy theo thần tượng hay phóng đại thần tượng quá mức đều là biểu hiện của sự mê muội thần tượng, đều là những thái độ và ứng xử thiếu lành mạnh, thậm chí thiếu văn hóa, có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Kẻ mê muội có thể bị chính thần tượng lợi dụng thân xác hay tiền bạc. Vì những tác động tích cực và những tác hại tiêu cực ấy chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về việc ngưỡng mộ thần tượng và lường được những hậu quả của sự mê muội để có thái độ và cách ứng xử phù hợp, nâng tầm văn hóa cho bản thân trong mắt người khác, từ đó phấn đấu vươn tới những tầm cao của đời sống. Bạn bè cần biết chế ngự những cảm xúc say mê thái quá trước thần tượng, không chạy theo thần tượng một cách mù quáng; biết phê phán mọi biểu hiện mê muội thần tượng trong cuộc sống hàng ngày, mà trước hết là trong học đường.
Mỗi người có một thần tượng cho riêng mình để ước mơ và vươn tới. Tuy nhiên, việc làm thiết thực cho bản thân và cũng là cho thần tượng của chính họ đó là hãy có những hành động cư xử văn minh với thần tượng của mình Đừng vì quá đam mê và thần tượng hóa mà biến mình thành khác người không tốt cho bản thân và xã hội. Mỗi người chúng ta cần ý thức hơn về điều này để cuộc sống luôn văn minh hiện đại mà không đánh mất đi những giá trị cổ truyền tốt đẹp.
Thuyết minh về tình trạng tôn thờ thần tượng một cách thái quá - mẫu 2
Thần tượng là những cá nhân hay tập thể được nhiều người biết đến và hâm mộ. Họ xuất thân trong nhiều lĩnh vực như giải trí, y tế, khoa học, chính trị, thể thao. Ngày nay, hình ảnh các ca sĩ, diễn viên, người mẫu, vận động viên, v.v… Việc ngưỡng mộ thần tượng ở mức độ hợp lý có thể mang đến nhiều lợi ích nhưng mê muội quá đáng là một thảm hoạ tới sức khoẻ và tâm lí – một điều mà nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra hơn thập kỉ qua.
Giới trẻ thường xem thần tượng như mẫu hình lí tưởng vì thần tượng vốn có những phẩm chất nổi bật và đặc biệt trong lĩnh vực của họ. Cùng với thái độ ngưỡng mộ, giới trẻ có thể bắt chước tính cách, ngoại hình, hành động và lối sống của thần tượng với mong muốn trở nên giống với thần tượng. Vì thế, thần tượng có ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều người, ngay cả khi xa cách về mặt địa lý và quan hệ xã hội. Thậm chí, có những người còn tạo ra mối quan hệ tưởng tượng với thần tượng vì sự xuất hiện liên tục của thần tượng trên truyền thông, đặc biệt là truyền hình vì nó tạo cảm giác thần tượng đang nói chuyện trực tiếp với họ.
Nếu quá cuồng thần tượng, con người sẽ rơi vào trạng thái bệnh lý thần kinh là tôn thờ thần tượng một cách mù quáng, thiếu lý trí. Những người ở mức này có biểu hiện cực đoan như ảo tưởng thần tượng yêu mình, thường xuyên chủ ý theo dõi bám đuôi thần tượng, trao đổi thư từ có nội dung không phù hợp. Những người này thường có vấn đề về lòng tin cậy và không có khả năng phát triển hay nuôi dưỡng các mối quan hệ lâu dài. Thậm chí là sẵn sàng bắt chước hành vi bừa bãi của thần tượng hoặc để cho thần tượng lợi dụng.
Người quá cuồng nhiệt với thần tượng thường có tập trung tình cảm ấy ở mức cao độ khiến cho họ trở nên hoang tưởng. Sự thiếu vắng các mối quan hệ ý nghĩa trong thực tế đã làm người hâm mộ mê mải tập trung hết sự chú ý vào thần tượng nhằm thiết lập định dạng bản thân. Tình trạng này đặc biệt diễn ra ở lứa tuổi vị thành niên, khi nhân cách chưa phát triển hoàn chính và rất dễ chịu sự tác động của nhân tố đồng lứa thân cận (bạn bè, hay thần tượng)
Từ hâm mộ sẽ nhanh chóng dẫn đến cuồng tín. Nếu người hâm mộ giữ ở mức vừa phải, các hoạt động này có thể đem lại lợi ích cho người hâm mộ, ví dụ như có thêm nhiều bạn, tăng mức độ thân mật trong các mối quan hệ. Thần tượng có ảnh hưởng tới thái độ và lòng tin của họ, hoặc đã tạo cảm hứng cho họ làm một việc gì đó một cách say mê. Tuy nhiên, việc tôn thờ thần tượng quá mức sẽ gây rất nhiều tác hại cho chính bản thân người hâm mộ.
Quá trình từ hâm mộ trở thành cuồng tín trải qua theo thời gian. Dần dần trong quá trình tìm hiểu thần tượng, người hâm mộ sẽ bắt đầu có những hành động quá khích. Những động cơ của các hành động này có nguyên tắc khá giống các chất gây nghiện. Ban đầu, người hâm mộ tìm kiếm bản thân, xây dựng nhân dạng dựa trên một hình mẫu có sẵn (thần tượng của họ). Sau đó, họ bắt đầu có những hành vi “phân rẽ khỏi bản thể thự”, tức là họ đánh mất bản thân để có thể đồng hóa với thần tượng, ví dụ tưởng tượng thần tượng yêu mình hay sự sống của thần tượng phụ thuộc vào mình.
Những người tôn thờ thần tượng có tình trạng sức khỏe tâm lý thấp hơn những người không tôn thờ thần tượng. Họ thường là những người thiếu tự tin vào bản thân và yếu đuối trước cuộc sống. Bởi thế, nếu tôn thờ thần tượng quá mức có thể liên quan đến việc phạm pháp. Những người có xu hướng “bắt chước tại hại” thần tượng có thể vướng vào những việc làm tiêu cực, thậm chí nguy hiểm.
Hiện tượng người hâm mộ cuồng tín có ở khắp nơi trên thế giới, từ Mỹ đến Việt Nam. Một số ví dụ điển hình có thể nói đến như John Hinckley, một người hâm mộ quá khích của nữ diễn viên người Mỹ Jodie Foster đã ám sát tổng thống Ronald Reagan với mục tiêu “làm Jodie Foster ấn tượng”. Tại Trung Quốc, người cha của Dương Lệ Quyên đã tự tử với mong muốn con gái được gặp thần tượng Lưu Đức Hoa. Trong khi đó tại Việt Nam, người hâm mộ nhạc Hàn Quốc (Kpop) đã từng bị nhiều báo đài chỉ trích vì những hành vi nguy hiểm như “dọa dẫm, tự tử, tuyệt thực, gào khóc” để được phụ huynh đáp ứng những nhu cầu theo đuổi thần tượng. Đây chính là những biểu hiện của mức độ “Ranh giới-Bệnh lý”, hay “mê muội” như đề văn đã chỉ ra, mà giới hâm mộ nên tránh khỏi.
Có thể nói, việc hâm mộ thần tượng là một sở thích cá nhân cần được tôn trọng, và mang lại nhiều ích lợi cho người hâm mộ. Tuy nhiên, nếu ngưỡng mộ thần tượng quá mức sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe và sự phát triển, đặc biệt với những người không hiểu rõ bản thân và chưa tìm được định hướng phát triển cho mình. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ có con cái ở độ tuổi vị thành niên cần hết sức lưu tâm đến vấn đề này. Đừng cấm cản hoạt động của con cái, vì như vậy sẽ khiến con trở nên càng bất mãn và nổi loạn. Thay vào đó, hãy tìm hiểu tâm lý của con, làm chỗ dựa vững chắc, ủng hộ hoạt động hâm mộ của con, và bảo đảm những hoạt động này không ảnh hưởng đến các hoạt động học tập và sinh hoạt của con.
Nhắc đến văn hóa thần tượng, hầu hết mọi người đều có suy nghĩ tiêu cực về những hình ảnh gào khóc, ăn ngủ ngoài đường đợi chờ thần tượng của các bạn trẻ hiện nay. Vậy rốt cục, thần tượng làm xấu đi bản chất của người hâm mộ, hay việc hâm mộ thần tượng tới mức điên cuồng, vượt ngoài tầm kiểm soát của một số các bạn trẻ hiện nay đang làm xấu đi hình ảnh văn hóa thần tượng trong mắt công chúng, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con mắc chứng "cuồng thần tượng".
Thần tượng là từ ngữ được dùng để thể hiện sự yêu thích, quý trọng những người nổi tiếng, tài năng trong một lĩnh vực nghệ thuật như phim ảnh, ca nhạc, nhiếp ảnh, thời trang,... Họ thường là những cá nhân được đào tạo bài bản trong khoảng thời gian dài để hoàn thiện kĩ năng. Có thể nói, thần tượng là hình mẫu lý tưởng của đại bộ phận giới trẻ cả về danh tiếng, nhan sắc, tiền tài, sự nghiệp. Chính vì vậy, thần tượng thường có xu hướng bị "thần thánh hóa", dẫn đến sự "cuồng" một cách quá đà, mất kiểm soát. Các bạn trẻ yêu thích và tôn thờ thần tượng quá khích, dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc cho cả cá nhân và cộng đồng.
Hiện tượng cuồng thần tượng đã và đang vô cùng phổ biến trong xã hội. Cách đây mười năm, khi nhóm nhạc nam Hàn Quốc Super Junior về biểu diễn tại Hà Nội, thông tin về một bạn fan nữ đòi tự tử, giết bố mẹ, thậm chí còn tuyên bố hùng hồn trên mạng xã hội rằng "bố mẹ có thể không có nhưng các anh phải luôn là số một" đã gây rúng động xã hội, tạo ra làn sóng phản đối vô cùng gay gắt. Ngay cả bây giờ, những bài báo với tiêu đề như "Fan cuồng mắng bố mẹ vì không cho tiền mua vé xem Sơn Tùng diễn", "Giới trẻ phát cuồng vì thần tượng: Tình yêu hay khủng hoảng" trên những trang thông tin điện tử đáng tin cậy vẫn thu hút số lượng lớn người quan tâm. Các bạn trẻ có xu hướng "bắt chước" thần tượng về lối sống, cách ăn mặc, quần áo, phong cách vì với họ, thần tượng chính là hình mẫu tiêu chuẩn, hội tụ tất cả những tinh hoa đáng quý. Hay cảnh tượng nhóm bạn trẻ ăn nằm ở sân bay, trên tay là những tấm băng rôn, áp phích in hình thần tượng để chờ đón các nghệ sĩ sang lưu diễn cũng bị đánh giá là rảnh rỗi, điên rồ, mất thời gian, Tệ hại hơn, từ cuồng thần tượng dẫn tới sính ngoại, các bạn trẻ học rất nhanh những câu nói được cho là "ngầu", sành điệu từ thần tượng và áp dụng trực tiếp vào cuộc sống. Chẳng hay ho gì khi sống ở Việt Nam nhưng một câu tiếng Việt hoàn chỉnh cũng không nói được, buộc phải thêm những từ tiếng Hàn, tiếng Anh sao cho thật chất chơi và phong cách thì mới là hợp thời, đón đầu xu hướng.
Không phủ nhận việc thần tượng một cá nhân hay một tập thể nào đó khiến chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Khi có thần tượng, chúng ta sẽ có mục tiêu phấn đấu, lấy thần tượng làm đích đến để chăm chỉ làm việc, nâng cao hiểu biết và kĩ năng, lấy đó làm động lực thúc đẩy chúng ta hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, việc cuồng thần tượng hoàn toàn không mang lợi ích lợi cho bất kì ai. Đe dọa giết cha mẹ, bỏ nhà ra đi vì không được cho phép đi gặp thần tượng, đó là biểu hiện của suy đồi đạo đức và lối sống. Sẵn sàng bán máu, bán thận để có tiền đi xem thần tượng, đó là liều lĩnh, nguy hiểm, ấu trĩ. Ăn mặc, trang phục lòe loẹt quá đà, cắt những kiểu tóc lố lăng, kệch cỡm đến những nơi như trường học, bệnh viện, đó không phải thể hiện cá tính thời trang mà là sự thiếu tôn trọng người đối diện và thiếu tôn trọng chính bản thân mình. Đương nhiên, cơ thể mỗi người do tự mỗi người quyết định, nhưng tự do quá lố, không phải phép thì quyền ghét bỏ lại thuộc về xã hội và dư luận. Ngoài ra, việc một số bạn trẻ sẵn sàng chịu chi một số tiền khổng lồ để tổ chức sự kiện, mua đĩa, mua phụ kiện của thần tượng cũng gây không ít bất ngờ cho cộng đồng. Đa số những bạn trẻ thường dưới độ tuổi lao động, vậy các bạn lấy tiền ở đâu ra để chi trả cho những sở thích của mình? Một vài trường hợp phụ huynh của các bạn chấp nhận cho con cái chi tiêu một cách thoải mái như vậy, một vài trường hợp cực đoan, các bạn trẻ sẵn sàng đánh đổi những công việc không hợp pháp để có một số tiền lớn nhằm chi trả cho sở thích "cuồng nhiệt" của mình.
Xã hội thường chĩa mũi rìu vào các bạn trẻ hâm mộ văn hóa Hàn Quốc, nhưng không thể bác bỏ rằng, việc cuồng thần tượng bóng đá, thể thao cũng đang tồn tại. Ắt hẳn hầu hết các bậc phụ huynh cũng từng có một tuổi trẻ đam mê những câu lạc bộ bóng đá như Manchester United, Liverpool,... Cụm từ "Hooligan" được dùng để chỉ những cá nhân cuồng bóng đá đến mất kiểm soát, sẵn sàng lột đồ ăn mừng giữa nơi công cộng, ném vỏ chai, rác thải xuống sân thi đấu khi bất mãn. Những hình ảnh gào khóc xấu xí của họ được chụp lại và lưu truyền rộng rãi trên mạng xã hội, để đến khi trưởng thành và nhìn lại, họ có cảm thấy tự hào, vui sướng về quá khứ oai hùng đó của mình hay không?
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng cuồng thần tượng trước hết phải kể đến sự phát triển của các loại hình giải trí. Nếu như ngày trước, các kênh truyền hình bị giới hạn và kiểm soát chặt chẽ trước khi được phát sóng thì ngày nay, với internet và toàn cầu hóa, chúng ta có thể tùy chọn kênh giải trí yêu thích trên khắp thế giới. Truyền thông được trả tiền để xây dựng thần tượng trở thành ngôi sao tỏa sáng, gây cho các bạn trẻ ảo mộng về con người hoàn mĩ, không tì vết mà không bao giờ được nhìn thấy cuộc sống thường nhật của họ. Tuy vậy, xét đến cùng, nguyên nhân vẫn là do cá nhân các bạn trẻ tự lựa chọn cho mình con đường hâm mộ sai trái. Đối mặt với xã hội quá nhiều thiếu thốn thì thần tượng chính là thế giới mà họ mong muốn, khát khao, tạo điều kiện cho sự "cuồng" phát triển mạnh mẽ. Cha mẹ không quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, trường học khô khan, cứng nhắc khiến các bạn trẻ tìm đến những văn hóa giải trí làm giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. Không có gì đáng nói nếu như chính bản thân các bạn với những hành động thái quá đang ngày càng bôi nhọ chính những sở thích xuất phát với mục đích hoàn toàn lành mạnh, tốt đẹp.
Hậu quả của việc hâm mộ quá đà không khó để có thể liệt kê. Năm 2017, trước sự ra đi của nam ca sĩ Jonghyun, anh đã tự tử sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh trầm cảm, đã có đến sáu người hâm mộ của anh trên toàn cầu tìm cách tự tử theo thần tượng vì quá đau lòng. Hay như khi huyền thoại David Beckham lập gia đình, hàng loạt người hâm mộ đã xuống đường biểu tình phản đối cuộc hôn nhân giữa nam cầu thủ và cô ca sĩ nổi tiếng Victoria của nhóm nhạc Spice Girls. Họ cho rằng hai người đã phản bội lòng tin người hâm mộ bởi kết hôn sẽ khiến phong độ giảm sút và không còn nhiều thời gian dành cho công chúng. Bản thân những thần tượng cũng bị làm phiền bởi sự đeo bám dai dẳng từ fan cuồng. Năm 2019 tại Nhật Bản, thành viên Maho Yamaguchi của nhóm nhạc AKB48 đã bị fan cuồng theo dõi đến tận nơi. Fan cuồng này đã bán thông tin địa chỉ nhà riêng của cô ca sĩ để những người hâm mộ khác kéo nhau đến làm phiền cuộc sống của cả một khu dân phố. Đặt mình vào vị trí của thần tượng, liệu họ có cảm thấy hạnh phúc và vui mừng khi nghe những tin fan hâm mộ hành động thiếu suy nghĩ, bất hiếu với cha mẹ chỉ để đi gặp mình hay không? Khi sự riêng tư của họ bị xâm phạm bởi chính những người yêu thích họ, họ có còn cảm thấy muốn phục vụ công chúng, muốn cống hiến cho nghệ thuật? Câu trả lời đã quá rõ ràng, tuy nhiên dường như một số fan cuồng vẫn cho rằng, họ chẳng qua chỉ là yêu thích thần tượng một cách chân thành và nồng nhiệt mà thôi.
Là người của công chúng, được tô vẽ một cách hào nhoáng, những nghệ sĩ chắc chắn sẽ cảm thấy áp lực với việc giữ gìn hình tượng. Đáng tiếc rằng, chính sự yêu thích quá độ từ công chúng khiến thần tượng thường tìm đến những thú vui giải khuây tiêu cực như chất gây nghiện, chất kích thích. Một khi sự việc bị phanh phui, bị công chúng quay lưng, các fan cuồng trở nên mù quáng. Đứng giữa vòng xoáy dư luận, không mấy ai đủ bản lĩnh để có thể giữ được phong độ. Trong năm qua, sự việc nam thần tượng Seungri của nhóm nhạc Big Bang dính nghi án buôn bán ma túy và tham gia vào đường dây mại dâm, hàng loạt người hâm mộ đã quay sang công kích, lên án hành vi vô đạo đức của anh chàng. Fan cuồng dựa vào cái cớ đó để phản biện, bệnh vực một cách phi lý, vô căn cứ, vô tình khiến dư luận thổi bùng lên ngọn lửa phẫn nộ khi cho rằng những kẻ hâm mộ quá đà đã quên mất cả nhân tính, tiếp tay cho kẻ phạm tội. Cuộc chiến không hồi kết giữa cha mẹ và con cái là fan cuồng, giữa fan cuồng và anti-fan không chỉ gây ảnh hưởng tới thần tượng, tới cách nhìn nhận và suy nghĩ của xã hội về hai tiếng "thần tượng" mà thậm chí, nó còn trực tiếp làm xấu mặt tới những người hâm mộ chân chính.
Đứng trước những hành vi sai trái của các bạn trẻ, gia đình, nhà trường và xã hội cần có định hướng rõ ràng nhằm bài trừ và ngăn chặn. Về phía gia đình, cần dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc và thấu hiểu những sở thích của con, qua đó định hướng đúng đắn, vừa phải để con vừa có thể theo đuổi đam mê, vừa cân bằng với cuộc sống hàng ngày. Nhà trường cần phổ cập giáo dục tư tưởng đến học sinh, tuy nhiên, tuyệt đối không được lên án hay bài xích vì điều đó sẽ gây phản tác dụng. Ngoài ra, trong những buổi giao lưu, thay đổi không khí bằng cách mời những ca sĩ đến góp vui cũng giúp các bạn trẻ cảm thấy được nhà trường tôn trọng, giải tỏa căng thẳng sau những giờ học. Đặc biệt, cá nhân mỗi người cần có nhận thức đúng đắn về văn hóa thần tượng, không để bản thân sa đà vào những thứ ảo mộng mà xa rời thực tế. Sự liên kết chặt chẽ giữa ba yếu tố trên, cùng định hướng của truyền thông sẽ tạo nên một nền nếp thần tượng văn minh, sạch sẽ và bổ ích,
Thần tượng không xấu, và thần tượng cũng không đáng để bị đánh giá bằng những con mắt khinh miệt, dè bỉu, miễn là bạn kiểm soát nó đúng mực, đúng tầm. Hãy để thần tượng là tấm gương phấn đấu, phát triển, đừng biến thần tượng thành cái gai trong mắt bố mẹ, thành chủ đề khơi nguồn sự cãi vã giữa các thế hệ. Hãy hâm mộ một cách văn minh, văn hóa và có học.
Cuộc sống ngày càng phát triển và hiện đại, muôn hình muôn vẻ, kéo theo đó là biết bao vấn đề nảy sinh ra trong xã hội. Trong đó, tình trạng tôn thờ thần tượng một cách thái quá của giới trẻ hiện nay đang là vấn đề được quan tâm.
Trước hết, chúng ta tìm hiểu khái niệm thần tượng là gì?. Thần tượng là những người có ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng hoặc xã hội. Họ có thể là người nổi tiếng trong giới nghệ thuật, giải trí, thể thao, chính trị, khoa học, hay bất kỳ một lĩnh vực nào, một ngành nghề nào khác. Thần tượng thường nhận được sự tôn trọng và ngưỡng mộ cao độ từ phía người hâm mộ. Những người này thường xem thần tượng như nguồn động viên, sự kiêu hãnh, và nguồn cảm hứng trong cuộc sống của họ.
Hiện nay, tình trạng tôn thờ thần tượng một cách thái quá đang là một vấn đề được mọi quan tâm, chú ý. Tình trạng tôn thờ thần tượng một cách thái quá là khi người hâm mộ ngưỡng mộ thần tượng của mình một cách quá mức, đôi khi đến mức không còn lành mạnh. Vấn đề này đang được xã hội quan tâm đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay.
Trong cuộc sống ngày nay, tình trạng ngưỡng mộ thần tượng biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng. Nhiều bạn trẻ hiện nay đang có xu hướng "bắt chước" thần tượng của mình về lối sống, cách ăn mặc, quần áo, phong cách. Với họ, thần tượng chính là hình mẫu tiêu chuẩn, hội tụ tất cả những tinh hoa đáng quý. Hay chúng ta bắt gặp cảnh tượng nhiều nhóm bạn trẻ ăn nằm ở sân bay, trên tay là những tấm băng rôn, áp phích in hình thần tượng của mình sang lưu diễn. Hay nhiều bạn trẻ vì theo đuổi thần tượng của mình, họ đã chi ra một khoản tiền rất lớn để mua tất cả những album, hay những phụ kiện liên quan đến thần tượng của mình, rồi mua vé để đi xem concert, biểu diễn của họ.
Ở Việt Nam, nhiều người hâm mộ nhạc Hàn Quốc (Kpop) đã từng bị nhiều báo đài chỉ trích vì những hành vi nguy hiểm như “dọa dẫm, tự tử, tuyệt thực, gào khóc” để được cha mẹ đáp ứng những nhu cầu theo đuổi thần tượng. Với họ, thần tượng là cuộc sống, là niềm vui của cuộc đời. Nhiều người lướt mạng xã hội thường xuyên để theo dõi tình hình thần tượng. Nhiều người đã giành tiền bạc của họ phần lớn cho việc mua vé xem phim của thần tượng mình, mua đĩa, mua vé đêm nhạc của thần tượng mình, mua những đồ quảng cáo do thần tượng mình làm người đại diện hình ảnh. Họ coi trọng thần tượng mình hơn cả những người thân, bạn bè xung quanh
Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng tôn thờ quá mức thần tượng là do đâu? Ngày nay, các loại hình giải trí phát triển mạnh, với nhiều hình thức khác nhau như là đài báo, truyền hình, tạp chí,... Và đặc biệt, hệ thống mạng lưới Internet ngày càng phủ rộng, mọi người có thể truy cập một cách nhanh chóng. Hơn nữa, nhu cầu cuộc sống con người càng cao, họ càng giải trí nhiều hơn. Các bạn trẻ ngày nay không làm chủ bản thân, lối sống buông thả, thích làm những gì mình thích theo cảm hứng. Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ không quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, áp đặt con cái theo lối sống của thế hệ trước nên chúng cần giải trí. Nhiều trường học khô khan, cứng nhắc khiến các bạn trẻ tìm đến những văn hóa giải trí làm giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
Giới trẻ thường xem thần tượng như mẫu hình lý tưởng. Việc ngưỡng mộ thần tượng một cách thái quá sẽ để lại hậu quả khó lường. Nếu quá cuồng thần tượng, con người sẽ rơi vào trạng thái bệnh lý thần kinh là tôn thờ thần tượng một cách mù quáng, thiếu lý trí. Họ luôn cho rằng, mọi việc thần tượng hành động, hay suy nghĩ đều mặc định là đúng cho dù họ sai. Người hâm mộ thái quá có thể không nhìn nhận được thần tượng như một con người thực tế, mà thay vào đó tạo ra một hình ảnh tưởng tượng và không thể đạt được. Khi họ cuồng thần tượng quá mức, họ chạy theo những tấm áp phích, hay những album, hay những đĩa ghi hình. Đó là những món đồ có giá trị vô cùng cao. Thử hỏi, là các bạn học sinh sinh viên khi đang còn đi học, liệu họ sẽ lấy đâu ra số tiền lớn để chi trả cho niềm đam mê của mình. Người hâm mộ thái quá dễ bị tổn thương, stress hoặc áp lực tinh thần khi không theo đuổi được thần tượng của mình. Hơn nữa, người hâm mộ thái quá sẽ làm giảm các mối quan hệ trong xã hội, nhất là người thân trong gia đình. Mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng xa cách nhau hơn.
Không thể phủ nhận hậu quả tiêu cực của việc hâm mộ thái quá thần tượng. Bên cạnh đó, thần tượng cũng như nguồn động lực giúp con người ta mạnh mẽ hơn. Nhiều người lấy thần tượng của mình làm nguồn cảm hứng, nỗ lực phấn đấu, lấy thần tượng làm đích đến để chăm chỉ làm việc, nâng cao hiểu biết và kĩ năng, lấy đó làm động lực thúc đẩy chúng ta hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, mỗi chúng ta hãy biết điểm dừng của bản thân, hâm mộ người khác một cách đúng mực.
Nhân thấy được tác hại tiêu cực của tình trạng tôn thờ thần tượng quá mức, chúng ta phải có biện pháp khắc phục. Mỗi cá nhân chúng ta cần nhận thức đúng đắn về việc ngưỡng mộ thần tượng và lường được những hậu quả của sự mê muội để có thái độ và cách ứng xử phù hợp. Về phía gia đình, cần dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc và thấu hiểu những sở thích của con, qua đó định hướng đúng đắn, vừa phải để con vừa có thể theo đuổi đam mê, vừa cân bằng với cuộc sống hàng ngày. Nhà trường cần phổ cập giáo dục tư tưởng đến học sinh, cần có sự định hướng cho các em về hình ảnh thần tượng sao cho gần với thực tế.
Là những mầm non tương lai của đất nước, mỗi thế hệ trẻ chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn về thần tượng. Bản thân phải học tập chăm chỉ, rèn luyện đạo đức ngay còn khi ngồi trên ghế nhà trường. Hãy biết đặt ra mục tiêu cho bản thân, lấy động lực hoàn thành mục tiêu. Trong rừng có muôn vàn lối đi, lối đi ngắn nhất đưa bạn đến thành công là bạn phải làm chủ được bản thân của mình.
Cuộc sống ngày càng phát triển và hiện đại, kéo theo đó là biết bao vấn đề nảy sinh ra trong xã hội, trong đó, phải kể đến đó là tình trạng hâm mộ thần tượng một cách thái quá của giới trẻ hiện nay.
Khái niệm thần tượng được sử dụng ở đây là để chỉ những người có nhan sắc ưa nhìn, làm diễn viên, người mẫu, ca sĩ, vận động viên... Đó là những người thường xuất hiện trước công chúng với vẻ ngoài bóng bẩy, hào nhoáng, thể hiện ra bên ngoài những biểu hiện tốt đẹp, chuẩn mực nhất. Nhiều người đã coi thần tượng là hình mẫu lý tưởng, lý tưởng sống của mình và luôn muốn làm mọi thứ theo họ, từ quần áo, giày dép... Tình trạng hâm mộ thần tượng một cách thái quá chính là khi chúng ta quá thích một ai đó, muốn được gặp họ, mua đồ giống họ, luôn tưởng tượng về sự hiện diện của họ bởi sự xuất hiện liên tục của họ trên truyền thông khiến nhiều người bị mù quáng, lầm tưởng.
Nhiều người rơi vào tình trạng như vậy, họ dần trở lên mù quáng và thiếu lý trí. Họ ảo tưởng rằng thần tượng yêu mình, thường xuyên chú ý theo dõi, bám đuôi thần tượng của mình để xem họ làm gì, ăn gì. Thậm chí, có nhiều người vì quá yêu thích thần tượng của mình, ngay cả khi họ đi trên đường, nghe thấy một đoạn nhạc của một bài hát quen thuộc mình biết, họ lập tức dừng lại, nhảy, hát theo rồi bắt chước theo những hành động của thần tượng khi hát bài hát đó. Đặc biệt, nhiều người vì theo đuổi thần tượng của mình, họ đã chi ra một khoản tiền rất lớn để mua tất cả những album, hay những phụ kiện liên quan đến thần tượng của mình, rồi mua vé để đi xem concert, biểu diễn của họ. Đó hẳn là một khoản tiền không nhỏ so với họ - những bạn trẻ vẫn được bố mẹ nuôi lớn. Một ví dụ điển hình có thể kể đến như John Hinckley - một người hâm mộ của nữ diễn viên Mỹ Jodie Foster đã ám sát Tổng thống Ronald Reagan vì để làm nữ diễn viên ấn tượng. Hay tại Trung Quốc, một người cha đã tự tử với mong muốn con gái được gặp gỡ thần tượng Lưu Đức Hoa. Hay hiện nay, việc thần tượng nhóm nhạc Hàn Quốc (Kpop) đã nhiều lần vấp phải sự chỉ trích của báo đài bởi nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng cuồng mà có những hành động sai trái về đạo đức như dọa dẫm tự tử, tuyệt thực, gào khóc đòi bố mẹ đáp ứng những nhu cầu theo đuổi thần tượng của mình. Đây thực sự là mặt trái mà giới thần tượng gây nên.
Hậu quả của tình trạng này là cực kỳ nghiêm trọng. Bởi đa số, những người theo đuổi thần tượng đều là những bạn trẻ, thậm chí là những bạn ở tuổi vị thành niên, bởi vậy họ không có cách nào khác là xin tiền bố mẹ để đu idol của mình. Nó không chỉ ảnh hưởng đến việc học của các nhân đó mà nó còn gây phiền muộn đến bố mẹ của họ. Thậm chí, có những bạn trẻ quá cuồng, họ lấy bản thân ra đe dọa bố mẹ để đạt được mong muốn và điều đó thực sự là tồi tệ. Có những bạn trẻ vì muốn gặp được thần tượng họ chờ ngày, chờ đêm với mong muốn gặp được thần tượng và điều đó khiến sức khỏe của họ bị ảnh hưởng và tâm lý cũng không yên để chú tâm vào những công việc khác. Không những vậy, chính thần tượng của họ cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Nhiều người vì họ quá cuồng thần tượng của mình, họ theo dõi thần tượng, đào bới đời tư của họ, khi phát hiện ra họ làm cái gì không đúng họ sẽ ngay lập tức quay lại, ném đá, chửi bới trên mạng xã hội khiến danh tiếng của họ bị hủy hoại.
Đây thực sự là một tình trạng không ai mong muốn và chúng ta cần phải cảnh giác. Hãy đặt cho mình một giới hạn nhất định trước khi mọi chuyện trở lên quá tồi tệ. Bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất, bớt xem những chương trình thần tượng hơn, bớt chút tiền lại từ việc tiêu xài cho họ và dành tiền làm việc có ý nghĩa thiết thực hơn... Như vậy là một cách tốt để bạn có thể kiềm chế bản thân tránh trở lên cuồng thần tượng một cách thái quá.
Thần tượng một ai đó không phải là việc xấu nhưng nó sẽ chỉ tốt khi bạn biết điểm dừng cho bản thân. Hãy giữ đúng giá trị và thông suốt được khái niệm thần tượng và hâm mộ, hãy để nó về với đúng vị trí và giá trị của nó. Cần phải phê phán những hành động quá cuồng thần tượng mà gây ảnh hưởng xấu đến gia đình và xã hội.