TOP 10 bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay) 2024 SIÊU HAY

37.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay) Ngữ văn 8 Kết nối tri thức gồm 8 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới.  

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay)

Đề bài: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay).

Dàn ý Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay)

- Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần trình bày

- Thân bài:

+ Nêu được vấn đề, khẳng định được tầm quan trọng của văn học đối với đời sống và những thách thức đặt ra.

+ Trình bày các luận điểm triển khai vấn đề.

+ Dùng lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm.

- Kết bài: Giải quyết vấn đề cần trình bày ý kiến.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay) - mẫu 1

Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường.........

Như chúng ta đã biết, văn chương bao gồm tất cả những gì rộng rãi nhất về nghệ thuật ngôn ngữ. Nó có thể là những kiến thức về lịch sử, địa lí, tri thức, … Hiểu theo nghĩa hẹp hơn thì đó là tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ, … Hẹp hơn nữa là tính nghệ thuật, vẻ đẹp của câu văn, lời nói. Văn chương nó rất nhiều khái niệm để hiểu được nó và cũng từ đó mà nó đã có thật nhiều công dụng đem lại cho mọi người tận hưởng nét nghệ thuật văn chương đó. Như trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” của tác giả Hoài Thanh đã có chứng minh rất rõ công dụng quý giá của văn chương. Nó là hình dung và sự sáng tạo của bao sự sống muôn hình vạn trạng; là nguồn gốc cốt yếu của bao tình thương yêu con người, động vật thật cao cả. Cuộc sống của con người ngày càng bận rộn, hối hả để chạy theo những cuộc đua vật chất và tinh thần trong xã hội nên việc cảm nhận những nét đẹp trong cuộc sống ngày càng khó khăn và hạn hẹp hơn. Vì thế, có không ít ý kiến cho rằng, giá trị của văn học đã bị giảm đi trước sự cạnh tranh của các phương tiện nghe nhìn. Tuy nhiên, thực tế đã phủ định điều đó. Vì văn chương đã giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn, thực tế hơn những cảm xúc mà bản thân chưa có hoặc chưa khai thác được vì nhu cầu đời sống xã hội. Văn chương chính là hình dung của bao tâm hồn thi sĩ, yêu đời và hết sức đẹp đẽ.

TOP 10 bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay) 2023 SIÊU HAY (ảnh 1)

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay) - mẫu 2

Kính chào thầy cô và các bạn, tôi là…, học sinh lớp… . Sau đây, tôi xin được trình bày về vai trò của văn học trong đời sống hiện nay.

Từ xưa đến nay, văn học luôn song hành, gắn bó mật thiết với con người và đời sống xã hội. Tuy nhiên, ở mỗi thời kì và ở mỗi người, cách nhìn nhận, suy nghĩ về vai trò của văn học lại có những điểm khác biệt. Hiện nay, nhiều người quan niệm văn học vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống, nhưng cũng có không ít ý kiến cho rằng, giá trị của văn học đã bị giảm đi trước sự cạnh tranh của các phương tiện nghe nhìn.

Theo tôi, văn học vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Ngữ văn là một trong những môn học chính, được chú trọng giảng dạy và học tập. Môn học này giúp học sinh tiếp cận với nhiều tác phẩm văn học của Việt Nam và thế giới. Qua những tác phẩm đó, chúng ta sẽ học hỏi thêm nhiều bài học nhân văn đẹp đẽ, có thêm nhiều kiến thức bổ ích không chỉ về văn học mà còn về cuộc sống.

Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất mong nhận sẽ được sự góp ý từ thầy cô và các bạn.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay) - mẫu 3

Xin chào thầy cô và các bạn. Ở phần Đọc của Bài 1 Truyện ngắn chúng ta đã từng được tìm hiểu về truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”. Đây là tác phẩm nổi tiếng của Thạch Lam đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc và gợi ra nhiều suy ngẫm cho mỗi người về tình yêu thương trong cuộc sống.

Với giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, nhà văn đã khắc họa một cách rõ nét hình ảnh các nhân vật xuất hiện xuyên suốt truyện ngắn với chân dung đẹp đẽ, sống động. Hai chị em Lan và Sơn vì thương đám trẻ nghèo mà mang áo của em gái mình ra cho cô bạn nhỏ. Để rồi sợ mẹ mắng mà khép nép không dám nhìn mẹ. Đó chính là khoảnh khắc đẹp đẽ của trẻ em – khoảnh khắc chứa chan tình người khiến cho người đọc chúng ta cũng rưng rưng xúc động. Con người thường chỉ nghĩ đến mình mà khó nghĩ được cho người khác, và người mà có cuộc sống đủ đầy lại càng khó nghĩ cho những người khốn khó hơn mình vì họ không hiểu được những gánh nặng của những người khó khăn. Thế nhưng, những em bé trong câu chuyện dù sống trong nhung lụa vẫn hiểu và thương những mảnh đời khó khăn thì đó thực sự là vẻ đẹp quý giá của tình người.

Truyện không dừng lại ở đó. Phần cuối truyện, mẹ Hiên đã đem cái áo bông đến trả mẹ của Sơn. Hành động này thể cho thấy có những con người trong xã hội xưa, dù sống khó khăn, khổ cực nhưng vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Mẹ Sơn sau khi nghe rõ việc, đã cho mẹ Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Còn với hai chị em Sơn, bà chẳng những không tức giận mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”. Cả mẹ Sơn hay mẹ Hiên đều là những người phụ nữ đức hạnh, giàu lòng tự trọng. Có thể khẳng định rằng truyện ngắn là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương và lòng nhân ái giữa con người với nhau trong xã hội.

Có thể thấy, bức tranh đầu mùa đông được nhà văn Thạch Lam miêu tả rất chính xác, tinh tế. Cảnh vật như nổi hình, nổi khối trước mắt người đọc. Còn bức tranh tình người hiện lên vừa ấm áp, vừa đơn sơ, vừa quen thuộc nhưng rộn ràng, hạnh phúc, dạt dào tình cảm, cảm xúc.

Với ngòi bút tài hoa của nhà văn Thạch Lam, truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả trong suốt mấy mươi năm qua vì vẻ đẹp tình người.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay) - mẫu 4

     Kính chào thầy cô và các bạn, tôi là…, học sinh lớp… . Sau đây, tôi xin được trình bày về vai trò của văn học trong đời sống hiện nay.

      Những tác phẩm chứa đựng giá trị vô cùng sâu sắc. Những cuốn sách kinh điển của thời đại như Những người khốn khổ, Tấn trò đời đã giúp con người hiểu hơn về những bất công trong cuộc sống của con người, khơi gợi tình yêu thương, đồng cảm. Những cuốn sách kĩ năng sống như Đắc nhân tâm, Hạt giống tâm hồn… sẽ giúp con người biết cách ứng xử, giao tiếp trong, chia sẻ trong cuộc sống.

Hoài Thanh viết trong “Ý nghĩa văn chương”: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có…”. Văn học đã bồi dưỡng cho con người những điều tốt đẹp như thêm yêu nước, thêm yêu đồng loại; hay dạy cho chúng ta cách sống thế nào cho ý nghĩa mà có thể trường học, đường đời chưa dạy ta.

    Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất mong nhận sẽ được sự góp ý từ thầy cô và các bạn.

TOP 10 bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay) 2023 SIÊU HAY (ảnh 2)

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay) - mẫu 5

Các bạn thân mến! Văn học đã luôn song hành với cuộc sống con người từ khi bắt đầu hình thành xã hội cho đến nay. Văn học xuất hiện trước chữ viết, có lịch sử rất dài và sâu rộng. Nó trải qua nhiều triều đại, nên bản thân cũng dần có nhiều thay đổi hơn để phù hợp với cuộc sống. Tuy nhiên, một điều chưa từng thay đổi, chính là ý nghĩa và vai trò quan trọng không thể phai mờ của văn học đối với cuộc sống.

Văn học là cách gọi chung của những sáng tác về văn chương như bài thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, nhật kí, trường ca… Chúng đều được sáng tác để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của người viết với những điều họ trải qua, gặp gỡ. Chính vì vậy, mà người đọc tìm thấy được bản thân mình trong những tác phẩm đã đọc, từ đó xảy ra hiện tượng đồng điệu và thăng hoa cảm xúc. Ngoài ra, văn học còn giúp chúng ta nhìn về quá khứ, để gặp gỡ cuộc sống, tư tưởng của cha ông ta thời kì trước. Hơn cả điều đó, chính là giá trị mà văn học đem đến cho con người. Goóc-ki đã từng nhấn mạnh “Văn học là nhân học”. Những tác phẩm văn học khiến cho con người ta trở nên người hơn. Đánh thức dậy, tôi luyện thêm những tình cảm yêu thương, quý mến, bao dung, hi sinh, đồng cảm… từ sâu trong trái tim người đọc. Những tác phẩm ấy hướng chúng ta đến điều hay lẽ phải, hướng chúng ta đến những gì nhân văn nhất.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, văn học phải đối mặt với những vấn đề không hề nhỏ. Đó chính là sự phát triển của các phương tiện nghe nhìn. Văn học giờ đây không còn giữ vai trò độc tôn trong việc truyền tải những bài học giáo dục, những câu chuyện bổ ích, nhân văn. Đặc biệt, các hình thức truyền tải thông qua hình ảnh, âm nhạc cũng dễ dàng thu hút các bạn nhỏ tuổi hơn là đọc sách. Điều đó gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến văn học. Cùng với sự biến động của thị trường, ngày càng nhiều tác phẩm văn học ăn xổi, không có giá trị được đưa ra bày bán tràn lan. Khiến hình ảnh văn học trong mắt người đọc trở nên bớt ý nghĩa hơn. Để đối mặt với điều đó, văn học cũng phải chuyển mình mạnh mẽ hơn, để giữ được vị trí của mình trong lòng độc giả. Đó là sự phát triển đa dạng hơn về nội dung, thể loại. Cùng với đó là sự kết hợp với các hình ảnh minh họa, phương tiện quảng cáo. Nhờ vậy, văn học vẫn có thể tiếp cận với người đọc ở nhiều lứa tuổi, mà không bị bó hẹp với những người đã trưởng thành. Tuy nhiên, văn học ngày nay vẫn giữ được những giá trị nhân văn cao cả, giữ vững sứ mệnh của bản thân với sự phát triển của xã hội. Đó chính là điều đáng quý, là tôn chỉ của văn học chân chính.

Em rất thích đọc sách văn học. Không chỉ bởi nội dung ý nghĩa, đa dạng mà còn vì được phát triển tự do tư duy, trí tưởng tượng của bản thân. Em tin rằng, với khả năng thích nghi của văn học trong cuộc sống ngày nay, thì nó sẽ vẫn tiếp tục trường tồn với sự phát triển của xã hội.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay) - mẫu 6

Kính chào thầy cô và các bạn, tôi là…, học sinh lớp… . Sau đây, tôi xin được trình bày về vai trò của văn học trong đời sống hiện nay.

Nói đến nghệ thuật nói chung hay nói đến văn học nói riêng là nói đến muôn vàn khái niệm mà chưa bất kì ai có thể định nghĩa trọn vẹn và hoàn chỉnh. Văn học bắt nguồn từ cuộc sống thông qua những từ ngữ, hình ảnh, những bút pháp nghệ thuật mà tác giả đã tài tình vận dụng để phản ánh. Chính cuộc sống bao la, diệu kì với bao trăn trở, suy tư này lại mang tới chất liệu vô giá, phong phú và trở thành “nơi xuất phát” cho văn học. Bởi “văn học là con đẻ của đời sống (Chế Lan Viên)”, hay “văn học không phải chỉ là chuyện văn chương mà thực chất là chuyện đời (Tố Hữu)”. Văn học là nguồn sống, là linh hồn, là hơi thở của cuộc đời này.

Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: “Cuộc đời là điểm khởi đầu và là điểm đi tới của văn chương”. Lâu nay, do truyền thống coi trọng văn chương, nên cứ nói đến môn ngữ văn là ta nghĩ ngay đến việc môn này chỉ dạy các tác phẩm văn học…Còn nghị luận và các văn bản khác ít được chú ý. Thế nên đúng là nếu học xong bài thơ, thiên truyện hay tiểu thuyết thì ứng dụng được gì trong cuộc sống cũng rất khó chỉ ra cụ thể và có sức thuyết phục.

Nhưng Ngữ văn đâu chỉ có học thơ văn hư cấu. Học ngữ văn trước hết là để học có công cụ giao tiếp. Học để biết đọc, biết viết biết nghe nói có hiệu quả, biết đọc không chỉ là đọc to lên được chữ, từ, câu, bài mà đọc phải hiểu, phải nắm được thông tin tường minh và phải hiểu cả những ý nghĩa hàm ẩn giấu kín trong đó. Vậy thử hỏi, nếu đến nhà ga, bến tàu mà không biết đọc hoặc đọc sai thì sẽ thế nào.

Không biết viết chữ thì đã quá rõ. Không biết diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc, tình cảm và tư tưởng của mình thì sẽ thế nào? Chỉ thử nghĩ, nếu bạn cần có một suất học bổng để đi du học hoặc muốn chuẩn bị cho cuộc trả lời phỏng vấn xin việc thì bạn làm gì? Các công thức toán, lí, hóa ra ôn tập chăng? Rõ ràng là không, mà cần phải biết viết bài bình luận, biết trình bày ý tưởng của mình một cách tự tin, độc đáo, chặt chẽ, thuyết phục…cả nói lẫn viết. Còn gì buồn hơn nếu bạn rơi vào tình trạng nghe người ta nói đùa mà lại cứ tưởng là nói thật …Học Ngữ văn tốt, bạn sẽ vận dụng vào việc nói năng, cư xử hằng ngày tế nhị hơn, có văn hóa hơn…
Ngay cả việc học các tác phẩm văn thơ tưởng như khó ứng dụng ấy vẫn rất cần. Các câu thơ hay, những nhân vật từ trong các tác phẩm cứ dần in sâu vào tâm hồn, giúp bạn sẽ sống nhân ái, vị tha hơn. Nhà văn M Gorki từng nói: “Mỗi tác phẩm là một cuộc đời”. Một lúc nào đó bạn sẽ sống, suy nghĩ và hành động như rất nhiều tình huống đã xảy ra trong tác phẩm văn học.

Không chú ý học tốt môn Ngữ văn, rất nhiều bạn ra đời rồi vẫn viết sai chính tả, ngữ pháp. Rất nhiều người dù đã tốt nghiệp đại học mà vẫn không viết được một biên bản, đơn từ, thư trao đổi, giao dịch cho đúng quy các. Họ rất lúng túng khi xem bản đồ một thành phố lớn để xác định đúng những điểm cần đến hoặc không thể trình bày nổi một ý tưởng, một dự định mà mình đã suy nghĩ một cách hiệu quả.

Thoát nạn mù chữ không có ý nghĩa là đã biết đọc hiểu. Nhiều người đọc rất to và lưu loát một văn bản nhưng vẫn không hiểu hoặc hiểu không đúng thông tin đó. Đó là nói ở các văn bản thường thấy trong đời sống. Còn đối với văn chương, rất nhiều người không thể hiểu nổi một câu thơ trong Truyện Kiều hay một cách ngôn nào đó có tính phức tạp một chút, cần phải có nhiều suy nghĩ. Nhìn từ thực trạng đó sẽ thấy vai trò và tính ứng dụng của môn học Ngữ văn trong cuộc sống là quan trọng đến mức nào.

Bên cạnh đó văn học trong xã hội hiện đại ngày nay là không thể phủ nhận. Văn học đóng vai trò như một hình thức thể hiện của từng tác giả. Một số sách phản ánh xã hội và cho phép ta hiểu hơn về thế giới mà ta đang sống.

Học tốt môn Ngữ văn là điều kiện để học các môn học khác. Trước hết phải biết đọc biết viết. Người ta vẫn thường nói phải học đọc trước rồi sau đó học để đọc là thế. Muốn học tốt các môn học khác trước hết phải đọc hiểu văn bản trong SGK mỗi môn học phải có một cách đọc riêng; nhưng tất cả đều có yêu cầu chung giống nhau là phải hiểu văn bản đó nói gì. Viết một bài về lịch sử, địa lý hay bất kì một môn học nào cũng thế thôi, đều phải vận dụng ngôn ngữ lập luận thuyết minh, giải thích, mô tả, phân tích, bình luận để làm sáng tỏ đối tượng và thuyết phục người đọc. Cuộc sống lại phát triển liên tục, cách phản ánh và mô tả, thể hiện cuộc sống luôn thay đổi.

Văn học mỗi thời lại đòi hỏi những cách đọc khác nhau. Cùng là Nguyễn Minh Châu nhưng Mảnh trăng cuối rừng và chiếc thuyền ngoài xa phải học theo cách khác nhau. Cùng là Huy Cận nhưng ở bài Tràng giang trong tập Lửa thiêng phải đọc khác. Việc học văn rất quan trọng, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được giá trị của nó đối với chính bản thân mỗi con người, bởi giá trị của nó nằm sâu bên trong tiềm ẩn và nuôi dưỡng tư tưởng chúng ta hàng ngày.

Chính vì thế, cho dù ở thời đại nào đi chăng nữa văn học vẫn giữ một vai trờ vô cùng quan trong trong đời sống của con người.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay) - mẫu 7

Trong bối cảnh hiện nay, văn học vẫn đóng vai trò quan trọng đối với sự sống và phát triển của xã hội. Mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh đáng kể từ các phương tiện nghe nhìn, nhưng giá trị của văn học không hề giảm sút. Ngược lại, nó vẫn giữ được sức mạnh thu hút và ý nghĩa đặc biệt của mình.

Đầu tiên, văn học là một phần không thể thiếu của văn minh nhân loại. Nó không chỉ là tác phẩm văn học mà còn là cách thức diễn đạt, giao tiếp và truyền đạt những giá trị tinh thần, những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống và con người. Văn học không chỉ là giải trí mà còn là nguồn cảm hứng, sự suy tư và nhận thức đối với thế giới xung quanh.

Thứ hai, văn học là nơi thể hiện sự sáng tạo và nghệ thuật của con người. Những tác phẩm văn học không chỉ là sản phẩm về ngôn từ mà còn là biểu hiện của tinh thần, tâm hồn và trí tuệ của tác giả. Nhờ vào văn học, chúng ta có cơ hội khám phá và trải nghiệm những thế giới tưởng tượng, những suy nghĩ sâu xa mà không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.

Thứ ba, văn học là nguồn cảm hứng và kiến thức vô tận cho con người. Qua văn chương, chúng ta học được về lịch sử, văn hóa, xã hội và con người. Những tác phẩm văn học kinh điển là những kho báu vô giá của loài người, là nguồn cảm hứng không ngừng cho sự sáng tạo và tiến bộ của xã hội.

Tóm lại, mặc dù văn học đối diện với sự cạnh tranh từ các phương tiện truyền thông hiện đại, nhưng giá trị và vai trò của nó vẫn không thể phủ nhận. Văn học vẫn là nguồn động viên, truyền cảm hứng và làm giàu tâm hồn của con người trong mọi thời đại và mọi nền văn minh. Điều quan trọng là chúng ta cần biết trân trọng và tôn vinh giá trị của văn học, để nó tiếp tục sống mãi trong lòng của chúng ta và lan tỏa những ý nghĩa sâu sắc cho thế hệ sau.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay) - mẫu 8

M. Gorki đã từng khẳng định rằng: “Nơi lạnh nhất không phải Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Tình yêu thương vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Bởi vậy mà ông cha ta cũng có câu “Lá lành đùm lá rách” để gửi gắm bài học quý giá cho mỗi người.

Câu tục ngữ m ượn hình ảnh thường thấy trong thực tế, người ta thường dùng lá để gói bánh hoặc đồ ăn. Nhưng đó là những vật dễ rách, vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Từ hình ảnh này, câu tục ngữ nhắc nhở con người cần phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

Theo cá nhân tôi, câu tục ngữ gửi gắm một bài học vô cùng sâu sắc và đúng đắn. Mỗi người sinh ra đều có hoàn cảnh riêng, có người nghèo khổ cũng có người giàu có. Bởi vậy, chúng ta cần phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Dân tộc ta đã cùng nhau vượt qua những năm tháng chiến tranh gian khổ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân dân ta vẫn luôn biết đoàn kết, sẻ chia và đùm bọc lẫn nhau để vượt qua. Chắc hẳn mỗi người đều không quên được tinh thần “nhường cơm sẻ áo”, “một nắm khi đói bằng một gói khi no” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động trong những năm tháng đất nước phải đối mặt với nạn đói hoành hành.

Đến ngày hôm nay, chúng ta bắt gặp được tinh thần đó từ những hành động rất đơn giản trong cuộc sống. Những chuyến thiện nguyện của các bạn trẻ đến với các vùng núi xa xôi để mang áo ấm, con chữ đến cho trẻ em vùng cao. Trong dịch bệnh, con người ta chia sẻ cho nhau lương thực, thực phẩm…

Với một học sinh như em, sự đùm bọc sẻ chia đến từ những hành động nhỏ. Đó có thể là giúp đỡ những bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ một người ăn xin trên đường, quyên góp ủng hộ trẻ em nghèo vùng cao… Dù nhỏ bé nhưng em tin nó cũng đã đóng góp một phần nhỏ vào cho cuộc sống.

Như vậy, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” dù ngắn gọn nhưng lại vô cùng sâu sắc. Tình yêu thương sẽ giúp lan tỏa những điều tích cực đến cuộc sống của con người.

Đánh giá

0

0 đánh giá