Giải SBT Vật lí 11 trang 49 Chân trời sáng tạo

445

Với lời giải SBT Vật lí 11 trang 49 chi tiết trong Bài 13: Điện thế và thế năng điện Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Vật lí 11 Bài 13: Điện thế và thế năng điện

Câu 13.5 (H) trang 49 Sách bài tập Vật Lí 11: Cho một hạt mang điện dương chuyển động từ điểm A đến điểm B, C, D theo các quỹ đạo khác nhau trong điện trường đều như Hình 13.1. Gọi A1, A2, A3 lần lượt là công do điện trường sinh ra khi hạt chuyển động trên các quỹ đạo (1), (2), (3). Nhận xét nào sau đây đúng?

Cho một hạt mang điện dương chuyển động từ điểm A đến điểm B, C, D theo các quỹ đạo khác nhau trong điện trường đều

A.A1>A3 .

B. A1>A2 .

C. A2>A3 .

D. A3>A1 .

Lời giải:

Đáp án đúng là D

Điện tích chuyển động từ A đến B có phương vuông góc với điện trường nên không sinh công do đó A1 = 0.

Điện tích chuyển động từ A đến D cùng hướng với điện trường nên công sinh ra lớn nhất.

Do đó A1<A2<A3 .

Câu 13.6 (VD) trang 49 Sách bài tập Vật Lí 11: Một điện tích q chuyển động từ điểm A đến P theo lộ trình như Hình 13.2 (A → Q → N → P) trong điện trường đều. Đáp án nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích trên từng đoạn đường?

Một điện tích q chuyển động từ điểm A đến P theo lộ trình như Hình 13.2

A. AAQ=AQN .

B. AAN=ANP .

C. AAN=AQN .

D. AAQ=AAP .

Lời giải:

Đáp án đúng là B

AAN=ANP=0 vì hướng dịch chuyển vuông góc với điện trường.

B. Tự luận

Bài 13.1 (B) trang 49 Sách bài tập Vật Lí 11: Khi thả một electron không có vận tốc ban đầu trong một điện trường đều thì electron chuyển động như thế nào? Bỏ qua tác dụng của trọng lực.

Lời giải:

Electron chuyển động nhanh dần đều ngược chiều điện trường, dọc theo phương của đường sức điện, từ điểm có điện thế thấp hơn đến điểm có điện thế cao hơn.

Bài 13.2 (B) trang 49 Sách bài tập Vật Lí 11: Cho hai bản kim loại phẳng đặt song song, tích điện trái dấu. Thả một electron không vận tốc ban đầu vào điện trường giữa hai bản kim loại trên. Bỏ qua tác dụng của trọng lực. Mô tả quỹ đạo chuyển động của electron.

Lời giải:

Quỹ đạo chuyển động của electron là một đường thẳng song song với các đường sức điện giữa hai bản kim loại.

Bài 13.3 (H) trang 49 Sách bài tập Vật Lí 11: Cho một hạt nhân nguyên tử helium chuyển động ngược chiều đường sức điện của một điện trường đều với tốc độ ban đầu là 5.105 m/s. Sau khi chuyển động được 10 cm trong điện trường thì hạt dừng lại. Một cách gần đúng, có thể xem như hạt chỉ chịu tác dụng của lực điện. Biết rằng hạt nhân nguyên tử helium có 2 proton và khối lượng của hạt nhân này là 6,64.10-27 kg, điện tích của proton là 1,6.10-19 C. Cường độ điện trường có độ lớn bằng bao nhiêu?

Lời giải:

Chọn chiều dương là chiều của đường sức điện.

Độ biến thiên động năng của vật bằng công của lực điện trường: WdWd0=A

 12mHev212mHev02=qHeEd

 E=12mHev02qHed=6,64.1027.5.10522.2.1,6.1019.0,1=25937,5 V/m

Đánh giá

0

0 đánh giá