TOP 10 bài Phân tích bài thơ Giễu người thi đỗ 2024 SIÊU HAY

18.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích bài thơ Giễu người thi đỗ Ngữ văn 8 Kết nối tri thức gồm 4 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Phân tích bài thơ Giễu người thi đỗ

Dàn ý Phân tích bài thơ Giễu người thi đỗ - Mẫu 1

- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Trần Tế Xương, hoàn cảnh ra đời bài thơ Giễu người thi đỗ.

- Thân bài: Có thể phân tích theo bố cục bài thơ (tham khảo gợi ý trả lời câu hỏi 1 ở bài tập 5):

* Ý 1: Hai câu thơ đầu:

+ Đối tượng của tiếng cười trào phúng: các sĩ tử (trọng tâm là các sĩ tử thi đỗ). + Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để tạo ra tiếng cười trào phúng: cách dùng từ ngữ suồng sã, thô mộc; dùng câu cảm thán.

* Ý 2: Hai câu thơ cuối:

+ Đối tượng của tiếng cười trào phúng: các sĩ tử thi đỗ (ông cử), bọn thực dân

(bà đầm).

+ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để tạo ra tiếng cười trào phúng: cách dùng từ ngữ suồng sã, thô mộc; dùng thủ pháp đối.

- Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

Dàn ý Phân tích bài thơ Giễu người thi đỗ - Mẫu 2

Mỗi tác giả sẽ luôn chọn cho mình một cách thể hiện, một đề tài nhận định. Để khi người đọc nhắc đến phong cách đó là sẽ nhớ ngay đến tác giả đó. Trần Tế Xương ông chọn cho mình phong cách kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình trong đó trữ tình là gốc. Bức tranh hiện thực trong thơ Tế Xương là một bức tranh xám xịt, dường như chỉ có rác rưởi, đau buồn, vì hiện thực thối nát của xã hội thực dân - nửa phong kiến. Nổi bật với phong cách này trong thơ của ông là bài " Giễu người thi đỗ".

Bài thơ được ra đời khi mà hiện thực xã hội Việt Nam lúc bầy giờ thối nát của xã hội thực dân - nửa phong kiến. Bài thơ được làm để chế giễu những người thi đỗ khoa thi Hương năm Đinh Dậu (1897) ở trường thi Hà – Nam (Nam Định). Khi làm lễ Bái mạng (Tạ ơn vua) ở Vọng Cung (Cung 2 cung vua ở trong Huế) có cả vợ chồng Công sứ Nam Định là Lơ Noóc-măng đến dự. Những vị này ngồi chễm chệ trước Vọng Cung. Các ông cử tân khoa khi cúi đầu quỳ lạy tạ ơn vua thì quỳ lạy cả ông Tây, bà đầm, những kẻ đại diện cho chính quyền bảo hộ Pháp được dựng lên sau cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Mở đầu bài thơ tác giả sử dụng tiếng cười trào phúng khi nào tác giả sử dụng " một thằng đàn hỏng" để nói về các sĩ tử thi đỗ đứng ở giữa sân. Kết hợp với câu hỏi tu từ rằng " nó đỗ khoa này có sướng không?" để tạo ra tiếng cười và có sự đối lập với những câu sau. Bài thơ chế giễu, châm biếm những người thì đô và không thủ đô, khi nh kẻ thì đồ phải quỳ lạy trước kẻ thù của dân tộc như những kẻ vong quốc, quy đổ cảm thán về tình cảnh bị đặt của nền khoa cử nổi tiếng và của đất nước nói chung.

Giễu người thi đỗ là bài thơ tứ tuyệt có vận dụng phép đổi ở hai câu cuối với hình ảnh đối nghịch “bà đầm ngôi đất vịt”, ông cử ngỏng đầu rồng”. So sánh giữa hành vi không đúng chỗ của “bà đầm” – một nhân vật mới xuất hiện trong xã hội thuộc địa, đại diện cho kẻ cai trị, xa lạ với truyền thống, xuất hiện với dáng vẻ “kệch cỡm” ở nơi vốn tôn nghiêm với hình ảnh của người đỗ đạt, đại diện cho niềm vinh quang của khoa cử đương thời.

Qua đó thể hiện tâm trạng của tác giả cảm thấy buồn và nhục nhã, khi mà những người có học lại bị xếp sau, làm trò cười cho những kẻ cai trị. Đó cũng là tâm trạng của một người không đỗ đạt nhìn thấy cảnh nhục nhã của nền khoa cử Việt Nam đương thời.

TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Giễu người thi đỗ (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Phân tích bài thơ Giễu người thi đỗ - mẫu 1

Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nói:”Tú Xương là một người thơ, một nhà thơ với nhiều công đức trong cuộc trường kỳ xây dựng tiếng nói văn học của dân tộc Việt Nam”. Mặc dù ông ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ song Trần Tế Xương đã để lại một gia tài văn học vô cùng phong phú cho thi ca, văn học nước nhà. Một trong những tác phẩm thể hiện rõ nét phong cách sáng tác ông là bài thơ Giễu người thi đỗ. Bài thơ nói đến thực trạng những người tri thức xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Trần Tế Xương là một trong những nhà thơ trào phúng nổi tiếng của Việt Nam. Cuộc đời có rất nhiều cay đắng, tuy con đường thi cử luôn lận đận nhưng gia tài văn học thì cực kỳ ấn tượng với rõ thái độ khôi hài, thậm chí có chút ngông nghênh. Những tâm sự của nhà thơ chính là tiếng lòng của một người đang chấp nhận số phận cuộc đời, phải sống trong môi trường thị dân đang bị chi phối sâu sắc bởi chế độ thực dân nửa phong kiến.

Một đàn thằng hỏng đứng mà trông,
Nó đỗ khoa này có sướng không!

Hai câu thơ đầu nói đến cảnh thi cử xưa, hình ảnh một nền nho học đang thoái hóa và cảnh nghèo khó của dân trong hoàn cảnh đất nước. Trong hai câu thơ đầu, những từ ngữ tác giả dùng để gọi các sĩ tử là ‘’một đàn thằng hỏng’’. Lời lẽ thô lỗ và thô thiển, kèm theo thái độ chỉ trích và mỉa mai. Lời lẽ chứa đựng những yếu tố như giễu cợt, mỉa mai, cường điệu, châm biếm, từ đó phê phán những điều tiêu cực, lỗi thời, xấu xa trong xã hội. Đó chính là điểm nổi bật trong thơ trào phúng xưa. Nhà thơ xem những thằng dù đỗ đạt hay hỏng với thái độ mỉa mai, chỉ trích. Dù có đỗ đạt thì cũng rất đáng chê cười. Sĩ tử đến trường thi vốn được rất nhiều người trân trọng, đối với những người đỗ đạt thì lại được mọi người yêu mến hơn. Bản thân những người đi thi đều là những người tài giỏi, thông minh, luôn có phong thái ung dung, chững chạc, không sợ khó khăn.

Mà đến với câu thơ này nhà thơ lại có thái độ mỉa mai hơn là khen ngợi họ. Dấu chấm than ở cuối dòng thơ: ‘’ Nó đỗ khoa này có sướng không!’’. Một câu được viết giống câu hỏi nhưng cuối câu lại có dấu chấm than thể hiện thái độ bối rối.Việc đỗ khoa là điều mong mỏi mà mỗi sĩ tử muốn đạt đến nhưng tác giả lại nói một câu ‘’có sướng không’’. Điều này chứng tỏ việc thi cử hết sức nhốn nháo. Hình ảnh một xã hội phức tạp hỗn độn của buổi đầu thực dân Pháp đặt ách thống trị trên đất nước. Sự miêu tả chân thực, trần trụi của hình ảnh, ngôn từ không chỉ mang tính châm biếm mà còn tạo ra những tiếng cười hài hước, trong tiếng cười chúng ta không khỏi nghẹn ngào, cay đắng, xót xa cho những người sống một cuộc đời vị tha. Nếu như hai câu thơ đầu đối tượng châm biếm là các sĩ tử thì đến hai câu cuối tác giả đã châm biếm thêm bọn thực dân. Đó chính là điểm nổi bật trong thơ trào phúng con người chống lại được những lạc hậu, thoái hóa, đả kích và vạch mặt kẻ thù.

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,
Dưới sân ông cử… ngỏng đầu rồng.

Một nhân vật xuất hiện trong một hoàn cảnh nhưng nhà thơ nhận diện nhân vật đó bằng hai cách diễn đạt khác nhau: bà đầm, mụ đầm. mang tính chất cung kính, thể hiện sự kính trọng đối với người đi trước nhưng đằng sau đó lại là một từ thô tục với hình ảnh thô tục, khinh thường. Hai đối lập có hình thức tưởng chừng như trái ngược nhau (trên – dưới, bà – ông, đít – đầu, vịt – rồng) nhưng cả hai đều khắc họa những nhân vật đáng bị chế giễu và biếm họa..Tác giả đã sắp xếp bà đầm ở trên ghế ở câu thơ trước; ông cử dưới sân ở câu thơ sau. Sự khác biệt này phản ánh hai giọng điệu khác nhau của tiếng cười trào phúng. Vẻ ngoài thì trang trọng nhưng thực tế thì khiếm nhã, mỉa mai. Nếu như tác giả thay từ’’bà đầm’’ cho ‘’mụ đầm’’ thì đã thể hiên rõ thái độ khinh ghét ngay từ đầu, điều đó sẽ làm câu thơ mất giá trị nghệ thuật, không tạo điểm nhấn cho thể loại thơ trào phúng.Tác giả dùng từ bà đầm để tỏ vẻ ngoài trang trọng nhưng sâu bên trong lại châm biêm, khinh ghét. Đây là cách thể hiện giọng điệu tiếng cười đả kích của bài thơ. Sử dụng những từ ngữ suồng sã, khinh thị nhằm mục đích cảnh tỉnh sự tha hoá đạo đức đang diễn ra tràn lan trong xã hội đương thời. Việc sử dụng ngôn ngữ thô tục và khinh thường nhằm cảnh báo sự suy đồi đạo đức đang phổ biến trong xã hội đương thời.

Bài thơ tiêu biểu cho thể loại trào phúng Việt Nam. Bài thơ phê phán chế độ thi xưa, qua đó có thái độ căm ghét về bọn thực dân Pháp.

Phân tích bài thơ Giễu người thi đỗ - mẫu 2

Mỗi tác giả sẽ luôn chọn cho mình một cách thể hiện, một đề tài nhận định. Để khi người đọc nhắc đến phong cách đó là sẽ nhớ ngay đến tác giả đó. Trần Tế Xương ông chọn cho mình phong cách kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình trong đó trữ tình là gốc. Bức tranh hiện thực trong thơ Tế Xương là một bức tranh xám xịt, dường như chỉ có rác rưởi, đau buồn, vì hiện thực thối nát của xã hội thực dân - nửa phong kiến. Nổi bật với phong cách này trong thơ của ông là bài " Giễu người thi đỗ".

Bài thơ được ra đời khi mà hiện thực xã hội Việt Nam lúc bầy giờ thối nát của xã hội thực dân - nửa phong kiến. Bài thơ được làm để chế giễu những người thi đỗ khoa thi Hương năm Đinh Dậu (1897) ở trường thi Hà – Nam (Nam Định). Khi làm lễ Bái mạng (Tạ ơn vua) ở Vọng Cung (Cung 2 cung vua ở trong Huế) có cả vợ chồng Công sứ Nam Định là Lơ Noóc-măng đến dự. Những vị này ngồi chễm chệ trước Vọng Cung. Các ông cử tân khoa khi cúi đầu quỳ lạy tạ ơn vua thì quỳ lạy cả ông Tây, bà đầm, những kẻ đại diện cho chính quyền bảo hộ Pháp được dựng lên sau cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Mở đầu bài thơ tác giả sử dụng tiếng cười trào phúng khi nào tác giả sử dụng " một thằng đàn hỏng" để nói về các sĩ tử thi đỗ đứng ở giữa sân. Kết hợp với câu hỏi tu từ rằng " nó đỗ khoa này có sướng không?" để tạo ra tiếng cười và có sự đối lập với những câu sau. Bài thơ chế giễu, châm biếm những người thì đô và không thủ đô, khi nh kẻ thì đồ phải quỳ lạy trước kẻ thù của dân tộc như những kẻ vong quốc, quy đổ cảm thán về tình cảnh bị đặt của nền khoa cử nổi tiếng và của đất nước nói chung.

Giễu người thi đỗ là bài thơ tứ tuyệt có vận dụng phép đổi ở hai câu cuối với hình ảnh đối nghịch “bà đầm ngôi đất vịt”, ông cử ngỏng đầu rồng”. So sánh giữa hành vi không đúng chỗ của “bà đầm” – một nhân vật mới xuất hiện trong xã hội thuộc địa, đại diện cho kẻ cai trị, xa lạ với truyền thống, xuất hiện với dáng vẻ “kệch cỡm” ở nơi vốn tôn nghiêm với hình ảnh của người đỗ đạt, đại diện cho niềm vinh quang của khoa cử đương thời.

Qua đó thể hiện tâm trạng của tác giả cảm thấy buồn và nhục nhã, khi mà những người có học lại bị xếp sau, làm trò cười cho những kẻ cai trị. Đó cũng là tâm trạng của một người không đỗ đạt nhìn thấy cảnh nhục nhã của nền khoa cử Việt Nam đương thời.

TOP 10 bài Phân tích bài thơ Giễu người thi đỗ 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Phân tích bài thơ Giễu người thi đỗ - mẫu 3

Bài thơ “Giễu Người Thi Đỗ” của Trần Tế Xương là một tác phẩm sắc bén, phản ánh rõ nét những mặt trái của xã hội thời bấy giờ. Bài thơ được viết dưới góc nhìn của một nhóm người nghèo khổ, đứng ngoài xã hội, nhìn ngắm những người vừa thi đỗ. Trần Tế Xương đã sử dụng hình ảnh “bà đầm ngoi đ.í.t vịt” và “ông cử ngỏng đầu rồng” để chỉ trích những người thi đỗ. Câu đầu tiên, "Một đàn thằng hỏng đứng mà trông, Nó đỗ khoa này có sướng không!", tác giả đã mô tả một cảnh tượng phổ biến trong xã hội, đó là sự ngưỡng mộ, thậm chí ghen tị của những người không thành công đối với những người đã thi đỗ. Câu thứ hai, thứ ba, "Trên ghế bà đầm ngoi đ.í.t vịt, Dưới sân, ông cử ngỏng đầu rồng." tác giả đã sử dụng hình ảnh trực quan để chỉ ra sự thay đổi trong địa vị xã hội của người thi đỗ. Họ được ngồi trên ghế cao, nhưng cũng phải chịu sự áp lực từ xã hội, biểu hiện qua hình ảnh “ông cử ngỏng đầu rồng”. Bài thơ kết thúc bằng câu hỏi mở, "Nó đỗ khoa này có sướng không!", một lần nữa nhấn mạnh sự hoài nghi về giá trị thực sự của việc thi đỗ trong xã hội. Bài thơ không chỉ phê phán sự tham lam và ích kỷ của những người thi đỗ, mà còn đặt ra câu hỏi về ý nghĩa thực sự của việc học và thi cử. Trần Tế Xương đã sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ và hình ảnh sinh động để tạo ra một bức tranh chân thực về xã hội thời bấy giờ

Phân tích bài thơ Giễu người thi đỗ - mẫu 4

Trần Tế Xương đã chọn cho bài thơ "Giễu người thi đỗ" phong cách kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình trong đó trữ tình là gốc. Giễu người thi đỗ là bài thơ tứ tuyệt có vận dụng phép đối ở hai câu cuối. Trong câu, tác giả sử dụng phép đối danh từ với danh từ, động từ với động từ; đảo vị trí của câu chữ; đối vị trí, hành động của các nhân vật;.... Tính chất trào phúng của bài thơ được thể hiện qua cả bốn câu thơ, trong đó, tiêu biểu là những hình ảnh như: “một đàn thằng hỏng”, “nó đỗ ... có sướng không”, đặc biệt là những hình ảnh đối nghịch: “bà đầm ngoi đít vịt”, “ông cử ngỏng đầu rồng”.

Cùng với đối là nghệ thuật so sánh. So sánh giữa hành vi không đúng chỗ của “bà đầm” – một nhân vật mới xuất hiện trong xã hội thuộc địa, đại diện cho kẻ cai trị, xa lạ với truyền thống, xuất hiện với dáng vẻ “kệch cỡm” ở nơi vốn tôn nghiêm với hình ảnh của người đỗ đạt, đại diện cho niềm vinh quang của khoa cử đương thời. Nay những con người ấy lại phải quỳ lạy, tỏ lòng biết ơn một kẻ ngoại quốc xa lạ, kẻ thù xâm lược đang cai trị, nô dịch dân tộc. Hai hình ảnh hết sức trái ngược cho thấy sự nhục nhã, xuống cấp về nhân cách của những kẻ đại diện cho tri thức cả một dân tộc trong hoàn cảnh oái oăm của lịch sử.

Tâm trạng của tác giả Trần Tế Xương qua các hình ảnh được thể hiện trong bài thơ: Đó là tâm trạng buồn của một người có học, cảm thấy nhục nhã với vị thế thấp hèn của các sĩ tử đỗ đạt trước kẻ thù đô hộ đất nước. Đó cũng là tâm trạng của một người không đỗ đạt nhìn thấy cảnh nhục nhã của nền khoa cử Việt Nam đương thời. Trần Tế Xương bị đánh trượt trong kì thi này do phạm huý. Trong các kì thi xưa, người đi thi phải học thuộc rất nhiều từ kị huý - những từ ngữ do triều đình quy định không được viết trong bài thi do liên quan đến tên huý (tên do cha mẹ đặt) của các bậc bề trên (vua, chúa,...). Đây là một quy định rất oái oăm, khiến cho những người thực tài, tài hoa, không chịu khép mình vào khuôn khổ như Trần Tế Xương luôn luôn bị đánh trượt.

Đánh giá

5

1 đánh giá

1