TOP 10 bài Phân tích Lai Tân 2024 SIÊU HAY

1.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích Lai Tân Ngữ văn 8, Kết nối tri thức gồm 9 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Phân tích Lai Tân

Đề bài: Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng): Lai Tân

Phân tích Lai Tân - Mẫu 1

Vào khoảng những năm ba mươi của thế kỷ XX, trên văn đàn Việt Nam đã dần dần có một sự trưởng thành mới. Thi ca giờ đây của Việt Nam không còn bị lệ thuộc vào những quy ước khắt khe của Nho gia rằng tất cả nhà thơ không được bộc lộ cái tài một cách tự do. Bước vào giai đoạn này, mỗi thi sĩ lại hiện diện trên văn đàn với một tư thế rất riêng, của riêng mình. Cũng bởi vì cái riêng này, họ - thi sĩ thời đại mới – đã có những định nghĩa rất khác về thơ. Nếu Xuân Diệu cho rằng

“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”

Thì Hàn Mặc Tử lại nói: “Thi sĩ là người gánh trên vai cả nỗi đau nhân loại”. Câu hỏi đặt ra rằng “nỗi đau nhân loại” đó là gì? Có thể là nỗi phiền muộn “tương tư” như Nguyễn Bính chăng? Hay là tư thế “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” của Huy Cận? Bên cạnh những nỗi đau trên, Hồ Chí Minh cũng đã “vô tình” thêm vào “nỗi đau nhân loại” kia một góc nhìn rất khác. Đó là góc nhìn vào cái xấu xa, thối nát của xã hội. Không còn chỉ là gói gọn trong “vòng trời đất dọc ngang ngang dọc” của đất Việt mà đã chạm đến cái mục cửa của xã hội Trung Quốc do chính quyền Tưởng Giới Thạch đứng đầu lúc bấy giờ. Tuy rằng “ngâm thơ ta vốn không ham” nhưng nếu là con người thì Hồ Chí Minh lại thờ ơ với những gì chướng tai gai mắt thế sao? Chỉ gói gọn trong bài thơ “Lai Tân”, tác giả đã nhẹ nhàng nhưng lại đả kích sâu cay một xã hội

“Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”

Vì là người tù của chế độ Tưởng Giới Thạch nên không có gì khó hiểu khi tác giả lại vẽ ra một bức tranh hiện thực sắc sảo đến thế. Khi lược đọc qua bài thơ, người ta sẽ dễ dàng nhận thấy một nghịch lý – một nghịch lý rất lớn. Đúng rằng không thể phủ nhận được trong thi ca không được có những nghịch lý. Thi ca vẫn được quyền có những nghịch lý. Những nghịch lý đó đôi khi là cảnh “Hầu trời” của Tản Đà hay làm sao có thể được khi Xuân Diệu lại muốn “cắn” vào “xuân hồng”. Tuy là nghịch lý đấy nhưng tất cả đều mang trong mình một nét dễ thương của con người “ru với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”. Nghĩa là tuy nghịch lý về vật chất nhưng lại hợp lý trong tâm khảm.

Cái nghịch lý ở đây mà Hồ Chí Minh đặt ra cũng thế. Cái nghịch lý này giờ đây đã kèm theo chút nóng giận, bực tức. Làm sao có thể được khi một xã hội “ban trưởng chuyên đánh bạc”, “cảnh trưởng” lại “kiếm ăn quanh” mà “trời đất Lai Tân vẫn thái bình”? Quả thật, nếu như định nghĩa rằng “ban trưởng” là người trông coi nhà lao và “cảnh trưởng” là những người có nhiệm vụ giải tù nhân. Tất cả họ dường như đều chung một công việc là giáo dục tù nhân, giúp tù nhân tốt hơn. Nhưng thực tế thì không phải vậy.

Trong cái nghịch lý chủ đạo đã trình bày thì lại đâu đó nhen nhóm lên những nghịch lý khác. Chính là tại sao trong tù lại có cái nạn đánh bạc? Vẫn biết rằng chính xã hội lúc bấy giờ bên Trung Quốc thì món đánh bạc bị luật cấm. Nếu như anh đánh bạc thì không những anh, mà cả vợ con anh cũng bị liên lụy; còn riêng anh, anh phải đi tù. Đó là một thực tế và thực tế này đã được Hồ Chí Minh phác lại qua một lời ăn năn, hối tiếc của tên tù cờ bạc:

“Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội
Trong tù đánh bạc được công khai
Bị tù con bạc ăn năn mãi
Sao trước không vô quắt chốn này?”

Chính bài thơ trên đã vẽ ra rất khéo sự lạm quyền đến khốn nạn của chế độ lúc đó. “Con bạc” kia bị tù là đáng rồi, thích đáng cho việc hắn làm. Nhưng làm sao có thể im lặng được khi cái kẻ bắt mình vì tội đánh bạc thì chính y cũng đánh bạc. Thế là cả cai tù và phạm nhân đều là tòng phạm. Cùng đánh bạc với nhau cả thôi, nếu tôi có tội thì anh cũng chẳng thoát; thế mà lấy cái tư cách gì mà anh bắt tôi? Quả đúng như thế, vị quan kia không có tư cách để “bắt tội” nhưng hắn có quyền. Hắn có quyền, cái quyền mà chế độ Tưởng Giới Thạch đã “ban tặng” cho hắn. Và rồi cái nghịch lý ở đây là nhà lao giờ đây đã bị biến thành sòng bạc “được công khai”. Tại đây, ngay cái nơi mà tù nhân ước gì mình đừng vô đây lại được cấp giấy phép đánh bạc. Ngay cả đến “con bạc ăn năn mãi”: thà lúc trước vào đây đánh bạc để khỏi bị kết tội. Nực cười chăng? Cũng có thể. Chua cay chăng? Cũng có thể. Đau đớn chăng? Cũng có thể. Cái nhà tù Tưởng Giới Thạch là thế đấy!

Và rồi, không chỉ có nạn đánh bạc vậy đâu mà nơi đây còn bị Hồ Chí Minh chụp ảnh lại:

“Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh”.

Lại thêm cái nạn hối lộ. Đã quá đong đầy những sự thối nát, mục cửa của nhà tù Tưởng Giới Thạch. Khi bước vào lao tù, phạm nhân luôn ý thức rằng này đây mình sẽ bị đánh, bị đối xử có thể thậm chí như một súc vật. Biết là thế nhưng nếu với ý nghĩa nhà tù là nơi cải tạo phạm nhân thì lại sao có cái tình trạng hối lộ? Nghịch lý! Ở một bài thơ khác, tác giả cũng đã khắc lại cái trớ trêu, cái khốn nạn của thói ăn hối lộ này một cách rất chân thực:

“Mới đến nhà lao phải nộp tiền
Lệ thường ít nhất năm mươi nguyên
Nếu anh không có tiền đem nộp
Mỗi bước anh đi một bước phiền”

Thì ra cái thói ăn hối lộ là một “lệ thường”. Bây giờ đã rõ đến tận gốc rễ của sự việc. “Cảnh trưởng” dường như có được cái quyền làm cho “mỗi bước anh đi một bước phiền” nếu như tù nhân không có “năm mươi nguyên” đem nộp. Ở nơi “tối tăm mù mịt ấy”, tác giả đã thấy, đã chua xót, đã cay đắng vì cái nghịch lý khốn nạn, trớ trêu này. Dường như tác giả đang tìm một sự hợp lý nào đó.

“Chong đèn, huyện trưởng làm công việc”

Tưởng chừng như “huyện trưởng” là một vị quan rất lo cho dân, rất thương dân nên khi đêm đã về, vạn vật như chìm đắm trong giấc mộng thì ông lại “thiêu đăng” để làm việc. Điều này thật là quý hóa! Nhưng câu hỏi đặt ra nếu như ông ta lo lắng cho dân, cho nước như thế thì tại sao cấp dưới của ông ta lại xảy ra, xuất hiện những thói đời như thế. Phải chăng ông là người có tài nhưng lại bất lực; hay ông cố tình cho qua và “cho phép” cấp dưới được quyền như thế? Vấn đề đặt ra tiếp theo rằng phải chăng “huyện trưởng” đã được cấp dưới đút lót? Đó quả là một câu hỏi lớn - một câu hỏi phải để cho chính chế độ đó trả lời. Một mặt khác, nếu như đánh đồng những đối tượng trong ba câu thơ đầu thì có lẽ “huyện trưởng” hằng đêm “thiêu đăng” để hút thuốc phiện. Không phải một cách cường điệu mà ghép hết tội này đến tội khác cho ông; nhưng dù có cố tìm một lý do chính đáng cho những hành động giữa đêm như thế trong bối cảnh này cũng là khó khăn.

Chỉ cần lướt qua ba câu thơ đầu của “Lai Tân”, người đọc đã có thể thấy đó như một thước phim mà tác giả đang cố tái hiện lại một cách chân thực. Thước phim này chiếu lại một bộ máy cai trị ở Lai Tân gồm “ban trưởng”, “cảnh trưởng”, “huyện trưởng” với những việc làm xem ra là bình thường trong cái xã hội bấy giờ. Bình thường đến mức tầm thường! Thực tế là vậy. Một điều minh nhiên rằng cái xã hội đó sẽ không “thái bình”. Nhưng đến câu cuối bài thơ, với tất cả những sự việc như thế mà tác giả lại kết luận rằng:

“Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”

Dường như là dửng dưng và vô cùng nghịch lý. Tuy là thế nhưng tác giả đã đả kích một cách nhẹ nhàng nhưng lại thấm thía. Nhãn tự “thái bình” đồng thời vừa vạch ra một nghịch lý, vừa vẽ ra một hợp lý mang “phong cách” Tưởng Giới Thạch. Phải chăng “thái bình” là do được sự đồng lòng nhất quán từ “cảnh trưởng”, “ban trưởng” đến “huyện trưởng”. Tất cả đều như nhau, cũng thối nát, mục rữa. Lại thêm với nhãn tự “thái bình”, tác giả dường như đang khẳng định rằng tình trạng của chế độ thống trị xã hội Trung Quốc bấy giờ vẫn xảy ra bình thường, không có gì phải lạ cả, thậm chí điều đó gần như là bản chất của guồng máy cai trị ở đây. Chỉ cần như thế thôi, tác giả đã mỉa mai châm biếm cái xã hội dưới thời Tưởng Giới Thạch đó một cách sâu sắc đến vậy. Sâu sắc là bởi thi nhân đã nhìn thấy vào trong cái sự thật đã được che đậy bằng bề mặt giả tạo của bộ máy cai trị này.

Hồ Chí Minh dường như đã thật sự trở thành một thi sĩ vì tác giả đã “gánh trên vai cả nỗi đau nhân loại”. Thi nhân vừa thương vừa đả kích mạnh mẽ. Bút pháp châm biếm nhẹ nhàng mà thấm thía cùng nhãn tự “thái bình” đặc biệt xen giữa nhịp thơ 4/3 đã giúp thi sĩ hoàn thành “Lai Tân”. Rất chính đáng, vô lý nhưng lại có lý hết lời!

TOP 10 bài Phân tích Lai Tân 2023 SIÊU HAY (ảnh 1)

Phân tích Lai Tân - Mẫu 2

“Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh được kết hợp từ hai yếu tố “trữ tình” và “hiện thực”, “Lai Tân” là một trong những bài thơ thể hiện rõ những yếu tố đó. Nó là một thành công của Bác trong việc kết hợp bút pháp tả thực và trào phúng vẽ nên bức tranh thời sự về chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch.

Với tư cách là người thư ký trung thành của thời đại, Bác đã ghi lại một cách khách quan những cảnh:

“Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự”

Khác với Tú Xương trong hoàn cảnh tự do nên có “thể thẳng tay đập vào mặt bọn thống trị những cái tát giáng trời:

“Ở phố Hàng Song thật lắm - quan
Thành thì đen kịt, Đốc thì lang
Chồng chung vợ chạ kìa cô Bố
Dậu lạy quan xin nọ chú Hàn”

(Lắm quan)

Hồ Chí Minh chỉ có thể mỉa mai, châm biếm sâu cay bọn thống trị bằng ngòi bút trong hoàn cảnh tù đày, gông xiềng. Từ cái mặt bên ngoài đến tận cùng những hống hách bên trong của bộ máy thống trị Trung Hoa quốc dân đảng đã chứa đầy những mâu thuẫn. Tác giả “Lai Tân” đưa ra ba gương mặt điển hình của bộ máy chính quyền Tưởng Giới Thạch đó là: “Ban trưởng”, “cảnh trưởng”, “huyện trưởng cái chức “trưởng’ của họ khá oai vệ, đầy uy lực, những việc làm của họ đầy khuất tất, bất chính. Khuôn khổ bài thơ rất ngắn gọn nhưng lại được đặt liên tiếp ba chừ “trường” trong ba câu thơ đầu là sự “cố tình” dùng phép lặp của Bác trong việc dựng lên những chân dung tiêu biểu của giai cấp thống trị. Ba câu thơ – mồi câu là một bức tranh sống động mang tính thời sự nóng hổi, chân thật đến từng cõi tiết được vẽ bằng nét bút bình thản, lạnh lùng Bức thứ nhất bày ra trước mắt mọi người là hình ảnh một “ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc”. Bức thứ hai là hình ảnh “cảnh trưởng tham lam ăn tiền phạm nhãn bị giải”.

Cả ban trưởng và cảnh trưởng đều là những công cụ thi hành pháp luật rất đắc lực của cái xã hội đầy rẫy những bỉ lậu, xấu xa. Chúng khoác trên mình chiếc áo “công lý’ để làm những việc “bất công ly’ một cách thường xuyên hết ngày này đến ngày khác. Chức “trưởng” của chúng đã có, sự phạm pháp của chúng còn lớn hơn ngàn vạn lần. Tiếng cười trào lộng bật lên từ nghịch cảnh đó. Thoạt tiên, mới nhắc đến “ban trưởng”, “cảnh trưởng” thiết tưởng đó là những người cầm cân mẫu mực chắc hẳn phải công minh, trong sạch nhưng ta thực sự bất ngờ khi biết chúng chẳng qua là những con mọt dân, gây rối, bắt bớ dân để mà tham nhũng, cờ bạc.

Chúng mượn cái danh để tự đặt ra cho mình cái quyền thích làm gì thì làm. Đất Lai Tân có ban trưởng, cảnh trưởng tưởng chừng cuộc sống bình yên nhưng trớ trêu thay trật tự an ninh không được đảm bảo, những vi phạm pháp luật vẫn diễn ra đầy rẫy mà những kẻ đứng đầu bộ máy thống trị ở Lai Tân cũng chính là những kẻ cầm đầu những chuyện phạm pháp đó. Nực cười thay, nhà tù là nơi giam giữ những kẻ phạm tội vậy mà lại chính là nơi để tội phạm cổ thể thịnh hành rộng rãi nhất, tiêu biểu hơn cả, nhiều hơn cả vẫn là tội phạm cờ bạc mà chính giai cấp thống trị nhà lao cũng là những “đỗ phạm’. Cái nghịch cảnh “đánh bạc ở ngoài quan bắt tội, trong tù được đánh bạc công khai” là hiện thực thôi nát của nhà tù Tưởng Giới Thạch không thể phủ nhận được.

Cấp dưới sông và hành động bê tha, tàn ác như thế, vậy mà cấp trên – huyện trưởng – vẫn đêm đêm “chong đèn lo công việc”. Mức độ mỉa mai, châm biếm của tác giả tăng dần. Kích thước của những bức tranh về sau to hơn, rộng hơn bức trước. Từ chân dung một ban trưởng trông coi một phạm vi nhà tù nhỏ hẹp tới một cảnh trưởng cai quản một địa phận lớn hơn đến một huyện trưởng cai trị một vùng rộng lớn và bao quát cả quyền của ban trưởng cảnh trưởng. Bức tranh thứ ba mở ra hình ảnh “Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự’ vẻ ngoài tưởng mẫu cách, sát sao với “công việc” nhưng thực ra lại là một kẻ quan liêu, vô trách nhiệm, không biết tay chân, cấp dưới làm những gì, phạm pháp những gì. Câu thơ phạm luật “nhị tứ lục phân minh” ở một chữ “công”.

Bao mỉa mai, đả kích sâu cay dồn nén vào một chữ “công” đó. Huyện trưởng “lo công việc” hay là mượn “việc công” để tạo một tấm bình phong che cho mình “lo việc riêng”, hút thuốc phiện? Tác giả đặt chữ “đăng” chính giữa câu thơ không nhằm mục đích tỏa sáng chân dung huyện trưởng mà nhằm đối lập, phản chiếu cái tối tăm của bộ máy thống trị Lai Tân (nói riêng), hệ thống chính quyền Tưởng Giới Thạch (nói chung). Giữa thực trạng ấy, thử hỏi bình yên ở đâu? Câu trả lời là: Bình yên vẫn ở chốn Lai Tân này!

“Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”

Câu trả lời bất ngờ đến mức khiến người đọc ngã ngửa người. Thì ra là thế! Lời bình giá đã đi ngược lại với tất cả những mục ruỗng, thối nát của chính quyền Tưởng Giới Thạch được phơi bày ở trên. Từ lời bình giá đó đã vút lên một lời đã kích mạnh mẽ. Tác giả “Lai Tân” đã kết luận đầy châm biếm, mỉa mai sắc sảo và rất hùng hồn về cái xã hội ấy. Thủ pháp nói ngược của Bác đã làm bật ra tiếng cười trào phúng. "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình". Đúng vậy! Nhưng chỉ một chữ “vẫn” cũng đủ “điếng người’. Một cái bĩu môi dài, một cái cười khẩy, một giọng nói kéo dài bắc đầu từ chữ “vẫn” ấy.

Nghệ thuật nâng cao – quật mạnh, nâng cao 1 quật càng được Bác sử dụng rất công hiệu ở câu thơ cuối bài này đã lay tỉnh người đọc nhìn sâu vào xã hộ ấy mà xem xét, đánh giá đúng thực chất của nó. Như con đà điểu thấy nguy hiểm là húc đầu vào sâu trong cát, giai cấp thống trị ở Lai Tân thấy trời đất thái bình là tưởng thây yên ổn chúng bằng lòng với cách thái bình đó mà không ngờ rằng đó chỉ là cảnh thái bình giả dối, trong đó chất chứa rất nhiều sóng gió, hiểm nguy. Điều ấy cũng thể hiện sự ngu dốt, vô trách nhiệm hết sức của bọn chúng. Ba bức tranh – ba chân dung của ba kẻ đại diện cho giai cấp thống trị chế độ Tưởng Giới Thạch ghép lại với nhau thành một bức tranh lớn – một chân dung lớn đầy đủ, trọn vẹn về xã hội Trung Hoa quốc dân đảng.

Với “nghệ thuật vẽ đường tròn đồng tâm” tác giả “Lai Tân’ đã vẽ được một bức tranh sinh động mỗi lúc một toàn diện hơn chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch. Nhà “dột từ nóc dột xuống” chỉ qua một huyện Lai Tân mà cả bộ mặt thối nát, bỉ lậu của xã hội Tưởng được phơi bày. Tác giả đã phủ định triệt để tận gốc giai cấp thống trị ấy. Cái “loạn” của mảnh đất Lai Tân được tô đậm bằng màu xám, màu tối của những bê tha, xấu xa, vô trách nhiệm, rất quan liêu của văn võ bá quan. Và hơn thế, nó được “trang trí” bằng sự “thái bình” nhưng ai cũng hiểu trời đất Lai Tân “thái bình” như thế nào.

Cách kết thúc bài thơ của Hồ Chí Minh giống lối thơ trào phúng truyền thống của các nhà thơ trào phúng Việt Nam như Tú Xương, Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương… đồng thời đậm chất (gây cười) của phương Tây. Hai chữ Lai Tân dường như không chỉ là một tên huyện đơn thuần mà tự bản thân nó đã mang một lớp nghĩa là mảnh đất mới, sáng sủa, bình yên. Và quả thật, huyện Lai Tân rất bình yên – bình yên “như xưa”. Nhưng “như xưa” ở đây nghĩa là sự trì trệ, là chậm chạp không phát triển đã thành truyền thông; “như xưa” là không hề đổi thay, là duy trì những cái xấu xa bỉ lậu của ngày trước. Hồ Chí Minh đã đả kích trực tiếp và khách quan chế độ Tưởng, do đó sức tế cáo, châm biếm của nó rất mạnh mẽ, quyết liệt. Bác đã giáng những đòn liên tiếp, chính xác vào xã hội ấy khiến nó phải “quần lèn” ở nhát đòn quyết định có tên là “thái bình”.

Không phải chỉ ở “Lai Tân” mà ở rất nhiều bài thơ khác của “Nhật kí trong tù Bác cũng đã đả kích châm biếm sâu sắc xã hội Tưởng Giới Thạch như “Trảng binh gia quyến”, “Đổ”, “Đổ phạm’. Đó là “những ngón đòn trào phúng thâm thúy mà Bác đã đánh thẳng vào kẻ thù, vạch trần cái vô lý, tàn tệ” của chế độ ấy khiến “ta cười ra nước mắt”. Tiếng cười trào lộng cất lên vừa trữ tình, vừa đậm chất trí tuệ khiến ta thoải mái, hả hê.

Ta chợt nhớ tới Tú Xương ngày trước cũng từng có một tiếng cười trào lộng như thế: “Tri phủ Xuân Trường được mấy niên Nhờ trời hạt ấy cùng bình yên”. (Đưa ông phủ)

Tiếng cười dân tộc đã thấm nhuần trong thơ hiện thực trào phúng của Hồ Chí Minh mà càng đọc ta càng thấy nó sâu cay. “Lai Tân” là một bài thơ cũng nằm trong số đó. Vừa có ý nghĩa hiện thực chân xác, vừa mang tính chiến đấu sắc lạnh tố cáo châm biếm cao độ, bài thơ đã giúp ta hiểu thêm về xã hội Tưởng Giới Thạch và hiểu hơn tâm hồn tài năng của Bác.

TOP 10 bài Phân tích Lai Tân 2023 SIÊU HAY (ảnh 2)

Phân tích Lai Tân - Mẫu 3

Tháng 8/ 1942, Nguyễn Ái Quốc lên đường sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trợ của thế giới cho cách mạng Việt Nam, nhưng đến Quảng Tây- Trung Quốc, Người bị tình nghi là Hán gian, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam suốt mười ba tháng, bị giải đi hơn mười tám nhà lao của mười ba huyện.

Trong những ngày tháng này, Người đã chứng kiến được hết những bể chìm của sự mục ruỗng ở chính những người được cho là đại diện cho chính quyền. Trong tác phẩm của mình, Người đã nhiều lần phản ánh và đả kích điều này, một trong những bài thơ như thế là “Lai Tân”.

Bài thơ chỉ có vẻn vẹn bốn câu thơ nhưng ba câu thơ đầu ngắn gọn với sự khát quát về ba nhân vật khác nhau đã cho thấy được phần nào một xã hội lúc bấy giờ;

Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ,

Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền;

Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,

 Dịch thơ:

Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,

Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh;

Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,

Ba câu thơ ngắn như ba câu tự sự vắn tắt về những hành động thường nhật của những quan quản lí ngục thất đã bộc lộ rất rõ bản chất tệ hại của chúng. Ban trưởng thì là một kẻ cờ bạc đã đến hạng “chuyên” tức là thường thường, ngày ngày không bao giờ dứt ra khỏi chiếu bạc, thử hỏi một trưởng ban như vậy thì còn thì giờ đâu để cai quản ngục thất?

Còn tên cảnh trưởng tuy có “chuyên tâm” vào việc giải phạm nhân nhưng vốn trông vào đó để kiếm lời qua nhận hối lộ, người như vậy không thể đảm bảo được sự công bằng và đem lại không ít khổ cực trong một nơi đã không nhiều vui sướng này. Đến tên huyện trưởng, ngày ngày “chong đèn”, nghe có vẻ như là một người chăm chỉ bận công việc nhưng thực chất đó không phải là ngọn đèn dầu đêm thắp lên vì nhiều việc bận mà là bàn đèn thuốc phiện.

Huyện trưởng chính là một con nghiện, vừa kém sức khỏe, kém trách nhiệm thậm chí sa đọa, không bằng được cả những tù nhân mà mình đang quản lí. Ở nguyên tác, Hồ Chủ Tịch để tên ba nhân vật “đáng khen” này ở ngay đầu câu thơ thậm chí cố ý xếp chức hiệu của chúng từ cao đến thấp như có ý nhấn mạnh vào những tên mang mác quan lại, những tên tuy không phái là quan to chức lớn nhưng cũng mang ý nghĩa đại biểu cho chính quyền ở tại nhà lao lúc bấy giờ.

Vậy mà từ tên có chức vị cao đến tên chức vị thấp đều đáng chê cười. Nếu không phải là ăn chơi, sa đọa thì là hám tiền, vô đạo đức. Bao nhiêu đó thôi đủ để thấy bộ mặt của cả một xã hội, của cả chính quyền lúc bấy giờ, để mà Người phải thốt lên: Lai Tân y cựu thái bình thiên. Dịch thơ: Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.

Có những tên quan cai quản như vậy mà trời đất Lai Tân này vẫn thái bình được ư? Rõ ràng Người dùng từ “thái bình” này với ý mỉa mai diễu cợt, ở Lai Tân, chắc chắn một điều là loạn lạc bởi những tên quan phụ mẫu sa đọa, tham lam, vô đạo đức này.

Lúc này, hoàn cảnh Trung Hoa không phải là yên bình, Nhật đang muốn thâu tóm lãnh thổ, bao nhiêu tráng sĩ đổ máu ngoài sa trường mong giữ vững độc lập, tự do cho tổ quốc, đảm bảo ấm no cho nhân dân vậy mà những tên được gọi là “quan” này lại dửng dung như không, thậm chí không làm tròn bổn phận của mình, khiến nhân dân đã cực nay còn cực hơn.

Chỉ với bốn câu thơ nhưng đã bộc lộ sâu sắc tình hình trong nước của Trung Hoa lúc bấy giờ, một sự mục ruỗng thậm tệ của chính quyền phong kiến đáng mỉa mai, đả kích, một xã hội như vậy chỉ có thể loại bỏ nhân dân mới mong có được thái bình. Những câu thơ đọc lên không có gì là dụng công nhưng lại tạo hiệu quả sâu sắc đến thế bởi tài năng của Hồ Chủ Tịch.

Phân tích Lai Tân - Mẫu 4

Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh là một tập nhật kí bằng thơ, và được viết trong thời gian hơn một năm trong các nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tập thơ này ban đầu được Bác viết cho chính mình, với mục đích chính là giữ cho tâm hồn an ổn và tinh thần mạnh mẽ trong thời gian Bác bị giam cầm, và cũng là để tự tìm động lực cho ngày Bác được tự do, như đã ghi ở bài “Khai quyển đầu cuốn sổ tay.”

Lai Tân là bài thơ thứ 97 trong tập nhật kí này, và Bác đã viết nó sau khi bị chuyển từ Thiên Giang đến Lai Tân. Bức tranh hiện thực trong bài thơ này, mặ despite sự khách quan của nó, thể hiện rõ sự mỉa mai, châm biếm và phê phán của Hồ Chí Minh đối với giai cấp thống trị tại Lai Tân, và đồng thời cả xã hội Trung Quốc thời kỳ đó.

Phiên âm chữ Hán:

Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,

Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh.

Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,

Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.

Bài thơ này tạo ra một bức tranh sắc nét về hiện thực trong nhà tù Lai Tân và một phần nhỏ của xã hội Trung Quốc thời điểm đó. Bức tranh này được Hồ Chí Minh phản ánh một cách sống động, sử dụng một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa.

Bài thơ thành công chủ yếu nhờ vào nghệ thuật châm biếm sắc sảo và độc đáo, kết hợp với giọng điệu tự sự và trữ tình, cùng với một cấu trúc chặt chẽ và hợp lý. Cấu trúc của bài thơ gồm hai phần, nhưng khác với cấu trúc thông thường của tứ tuyệt Đường luật. Phần thứ nhất bao gồm ba câu, trong khi phần thứ hai chỉ có một câu duy nhất. Ba câu đầu tiên đơn thuần kể chuyện, trong khi câu thứ tư là điểm nút, là nơi tất cả tư tưởng của bài thơ được tập trung và nó làm bung vỡ tất cả các ý châm biếm và mỉa mai của Hồ Chí Minh đối với đám quan chức thuộc giai cấp thống trị.

Phần thứ nhất của bài thơ “Lai Tân” của Hồ Chí Minh đã khắc họa một cách sắc sảo thần tình chân dung của ba nhân vật “quan trọng.” Trong đó, ban trưởng nhà lao công khai đánh bạc hàng ngày, trong khi đánh bạc bên ngoài bị quan bắt tội. Cảnh trưởng thì trắng trợn ăn tiền đút lót của tù nhân, còn huyện trưởng thì đêm đêm chong đèn và hút thuốc phiện. Những người này đại diện cho chính quyền và luật pháp, nhưng lại hoàn toàn vi phạm pháp luật. Điều này đã vượt ra khỏi khung cảnh của một nhà tù, trở thành biểu tượng cho cả xã hội Trung Quốc thời kỳ đó, khi quan trên thảnh thơi, vô trách nhiệm và tham lam, trong khi cấp dưới chỉ lo xoay xở kiếm ăn, không quan tâm đến các tệ nạn đang hoành hành. Hơn nữa, những hành vi tham lam và nhũng nhiễu của họ thậm chí còn đóng góp “tích cực” vào việc gia tăng tệ nạn xã hội.

Ba nhân vật này hoạt động trong một màn hài kịch câm, và cả ba đang đóng vai trò “nghiêm túc” trong khung cảnh thái bình (??!) dưới sự thống trị của họ Tưởng. Câu thơ ngắn gọn và hàm súc này tố cáo tình trạng hỗn độn, bát nháo của xã hội Trung Quốc thời điểm đó, mặ despite sự khách quan của nó.

Phần thứ hai của bài thơ, câu cuối cùng, chứa nhận xét thâm thúy và trào lộng của người tù Hồ Chí Minh về tình trạng bộ máy cai trị tại Lai Tân. Đọc đến đoạn này, người ta có thể trông đợi một lời lên án mạnh mẽ. Tuy nhiên, tác giả đã không làm như vậy, mà thay vào đó, ông đưa ra một câu nhận xét có vẻ rất khách quan: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.” Câu này thực sự đánh đồng với tình trạng thối nát của những quan chức ở Lai Tân, và nó thể hiện một sự mỉa mai, châm biếm sâu sắc.

Hiệu quả của câu thơ này là gì? Nó làm cho tình trạng thối nát của những quan chức ở Lai Tân trở nên bình thường đến mức nó trở thành bản chất của họ. Bản chất này thậm chí đã trở thành một phần “nề nếp” được chấp nhận trong xã hội từ lâu.

Câu kết luận trong bài thơ, dường như rất bình thản, lại ẩn chứa một lời châm biếm, mỉa mai và tiết lộ bản chất xấu xa của bộ máy thống trị ở Lai Tân. Từ “thái bình” có thể được coi là “thần tự,” “nhãn tự” của bài thơ này. Điều này cho thấy tác giả đã sử dụng một cách tài tình từ “thái bình” để lôi kéo tất cả các hoạt động bất hợp pháp và thối nát ra ánh sáng, và châm biếm bản chất của họ Tưởng Giới Thạch đang lẩn trốn sau vẻ ngoài thái bình. Bằng cách này, câu thơ “Lai Tân” in đậm bút pháp nghệ thuật của Hồ Chí Minh, tạo nên một tác phẩm thơ châm biếm sắc sảo và đầy ẩn ý.

TOP 10 bài Phân tích Lai Tân 2023 SIÊU HAY (ảnh 3)

Phân tích Lai Tân - Mẫu 5

Bài thơ Lai Tân đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong những ngày Bác bị giam cầm trong nhà tù của bọn Tưởng Giới Thạch. Bức tranh hiện thực nhà tù và một phần xã hội Trung Quốíc đã được thu nhỏ trong bốn câu thơ bảy chữ kèm theo thái độ

Thành công của bài thơ Lai Tân là nghệ thuật châm biếm sắc sảo, độc đáo, với giọng điệu tự sự xen lẫn trữ tình với một kết cấu chặt chẽ vững chắc.

Bài thơ Lai Tân có kết cấu gồm 2 phần, với hai cách cấu tứ khá bất ngờ. Như trên đã nói, ba câu đầu chỉ thuần kể việc. Điểm nút chính là câu thứ tư. Nó làm bật ra toàn bộ tư tưởng của bài. Nó làm bung vỡ tất cả cái hàm ý châm biếm mỉa mai hướng đến sự thối nát tận xương tủy của cái xã hội Tưởng Giới Thạch.

Trong ba câu đầu miêu tả ngắn gọn, khách quan mà sâu sắc, có sức công phá không hề nhỏ vào sự lộn xộn, bát nháo của xã hội Tưởng Giới Thạch.

Hồ Chí Minh vẽ lên ba bộ mặt thật vô cùng sinh động. Lão giám ngục (ban trưởng nhà lao) đánh bạc ngày này qua ngày khác, viên cảnh sát trưởng thì lóc lẻm móc túi tiền của tù nhân và quan huyện thì chong đèn hút thuốc phiện. Ở đâu đánh giặc thì cứ đánh giặc, còn cái trời đất Lai Tân này thì muôn thuở vẫn thế. Ba nhân vật hoạt động ráo riết như trong một màn hài kịch câm vậy. Cả ba đang đóng vai một cách nghiêm túc đến vô thức dưới gầm trời "thái bình" của Lai Tân — cảnh tượng thu hẹp của cái giang sơn dưới bàn tay nhà họ Tưởng.

Câu thơ cuối là lời châm biếm, mỉa mai rất sắc sảo. Một chữ "thái bình" mà thâu tóm lại bao nhiêu việc làm vốn là chuyện muôn thuở của cái xã hội Trung Quốc còn giai cấp bóc lột thống trị. Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự "thái bình" dối trá nhưng thực sự là đang "đại loạn" từ bên trong của xã hội.

Ba câu đầu chỉ là những câu kể việc, nói về hình tượng cũng không có gì dặc biệt lắm nhưng mỗi nhân vật đều có một việc làm khác nhau mà đặc biệt giống nhau về sự thối nát, nhất là lại ở vào cái hoàn cảnh "quốc gia hữu sự". Người xưa đã nói "quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách". Giặc đang ở ngay trước mắt, thiên hạ đã dại loạn rồi, thế mà bọn quan lớn bé đều chỉ lo làm sao vơ vét cho đầy túi. Bác không cần dùng chữ "đại loạn" Bác chỉ nói "thái bình", nói như không "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình". Với câu nói đó (mà nghệ thuật thơ Đường gọi là "cảnh cú"), một câu thơ kêu lên có thể làm rung chuyển những câu thơ khác. Bài thơ vốn phẳng lặng bỗng vang ngân, bỗng giục giã, bỗng gây ra những cảm xúc đặc biệt.

Bài thơ cũng in đậm bút pháp chấm phá của thơ Đường. Lời thơ ngắn gọn, xúc tích, Không cầu kì câu chữ, nhưng có thể nói: chỉ với bốn câu thơ ngắn, nhà thơ đã vẽ nên cái bản chất của cả chế độ xã hội mục nát đến cùng. Sức chiến đấu, chất "thép" của bài thơ nhẹ nhàng mà quyết liệt chính là ở đó. Câu kết có vẻ dửng dưng, vô cảm kia, té ra vẫn ẩn giấu bên trong một tiếng cười khẩy, một tiếng cười mỉa mai có tác dụng lật tẩy bản chất của cả bộ máy nhà nước ở Lai Tân.

Phân tích Lai Tân - Mẫu 6

"Nhật kí trong tù" được biết đến như một kiệt tác của Hồ Chí Minh, trong đó bài thơ 97 - "Lai Tân" nổi bật như một tác phẩm đặc sắc, châm biếm về bộ mặt của những người cầm quyền trong nhà tù và xã hội thời kỳ đó. Bài thơ không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, mà còn là một biểu tượng của sự phê phán, mỉa mai và bóc trần sự thối nát của giai cấp thống trị.

Ngay từ đầu bài thơ, Hồ Chí Minh đã khéo léo mô tả sự thối nát, xấu xí của những người đứng đầu cai quản nhà tù và cả xã hội. Tác giả thông qua từ ngữ và hình ảnh mô tả đã tài tình phản ánh những bức tranh đau thương về những người cầm quyền, những kẻ thực thi luật pháp. Bằng cách này, Người đã mở đầu cho một hành trình châm biếm và phê phán sâu sắc, đưa người đọc bước vào thế giới đen tối của quyền lực và độc tài.

"Ban trưởng nhà giam ngày ngày đánh bạc
Cảnh trưởng tham lam ăn tiền phạm nhân bị giải
Huyện trưởng chong đèn làm việc công"

Ba dòng thơ đầu tiên của bài thơ đã phản ánh một phần hiện trạng của xã hội và những người thực thi pháp luật tại Trung Quốc thời điểm đó. Trong đó, "ban trưởng đánh bạc" được nêu ra như một ví dụ điển hình. Họ không ngần ngại mở sòng trước mặt các tù nhân, và điều đáng chú ý là chính những người cai trị, như ban trưởng, cũng tham gia vào hoạt động đánh bạc này. Cái gì được xây dựng để thực hiện công lý và bảo vệ pháp luật đã bị lạm dụng, biến thành một nơi chơi bài. Điều này không chỉ được mô tả trong bài thơ này, mà còn xuất hiện trong bài "Đánh bạc" của Bác, nơi Người đã tái hiện chân dung chân thực về cảnh chơi bài trong tù.

"Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội
Trong tù đánh bạc được công khai
Vào tù con bạc ăn năn mãi:
Sao trước không vô quách chốn này"

Bằng cách châm biếm và lên án một cách hóm hỉnh, tác giả đã làm cho mỗi hình ảnh trở nên sắc nét hơn, đồng thời giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề bài bạc trong nhà tù. Không chỉ có ban trưởng, mà ngay cả cảnh trưởng cũng được mô tả như "tham lam ăn tiền phạm nhân", ánh sáng vào một hiện thực đen tối. Trái với mong đợi của mọi Người, nhà tù không phải là nơi thể hiện sự nghiêm khắc của pháp luật, mà lại trở thành điểm tập trung của sự lợi dụng và trục lợi cá nhân. Nơi mà những người nắm quyền lợi dụng tình trạng để đạt được lợi ích cá nhân, thay vì là nơi để thi hành công lý.

Bức tranh xấu xí và thối nát của xã hội Trung Quốc thời kỳ đó được tác giả vẽ nên một cách rõ ràng và đau đớn. Những người cầm quyền không chỉ không thực thi trách nhiệm của họ, mà còn lạc quan "chong đèn làm việc". Thái độ châm biếm và mỉa mai của tác giả không chỉ làm cho chúng ta thấy rõ sự hủy hoại của những quyết định sai lầm, mà còn làm đặt ra câu hỏi về tại sao cấp dưới có thể hành động một cách tùy tiện như vậy. Có lẽ đó là do sự im lặng, sự chấp nhận của cấp trên, họ chỉ quan tâm đến công việc cá nhân mà bỏ qua trách nhiệm với cộng đồng. Tác giả thông qua sự châm biếm nhẹ nhàng nhưng sâu sắc đã làm nổi bật được sự thối nát và xấu xí của quan lại cũng như xã hội thời bấy giờ.

"Trời đất Lai Tân vẫn thái bình"

Câu thơ kết thúc bài thơ đặt ra nhiều câu hỏi cho người đọc. Trong một xã hội rối ren và thối nát, làm thế nào có thể có "thái bình"? Tuy nhiên, đó chỉ là cách diễn đạt đối nghịch từ Bác. Từ "vẫn" không chỉ thể hiện một cái nhìn sâu xa về quá khứ mà còn phản ánh sự châm biếm của tác giả. Có vẻ như những tật xấu, thói hư của xã hội và nhà tù được coi là điều bình thường. "Thái bình" chính là sự che đậy, che giấu những vấn đề tiêu cực đang diễn ra. Qua sự mô tả của mình, Hồ Chí Minh đã phơi bày sự thật về những bất công và bức xúc với chế độ tại Tưởng Giới Thạch cũng như xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ.

Bài thơ "Lai Tân" đã tổng kết một cách súc tích những khía cạnh tiêu cực, bỉ ổi trong bộ máy quan lại của nhà tù Tưởng Giới Thạch. Bằng phong cách châm biếm nhưng sâu lắng, "Lai Tân" đã trở thành một tác phẩm đặc biệt. Dù chỉ với bốn dòng thơ, nhưng những dòng văn này đã thể hiện tiếng gọi của một người anh hùng, thay mặt cho cảm xúc của hàng triệu người dân, những người muốn thể hiện sự phẫn nộ trước những hành vi ích kỷ, chuyên quyền, và mong muốn chống lại sự bất công.

Phân tích Lai Tân - Mẫu 7

Tập thơ "Nhật kí trong tù" (1942 - 1943) của Hồ Chí Minh là một tác phẩm nghệ thuật nổi bật, phản ánh sự chiến đấu quyết liệt, sự sâu sắc về tư duy và tâm hồn trữ tình của Người. Với hình thức ghi chép như một nhật kí, tập thơ này phong phú về kỹ thuật và giọng điệu, trong đó sử dụng phong cách tự sự trào phúng chủ yếu để chỉ trích, châm biếm và lên án cả nhà tù lẫn chế độ xã hội Trung Hoa dân quốc. Bài thơ "Lai Tân" trong tập này đặc trưng với phong cách tự sự trào phúng kết hợp sự sâu sắc và trí tuệ.

Ba câu thơ đầu thuật chuyện các nhân vật:

Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh
Chong đèn huyện trưởng làm công việc

Tác giả không đề cập trực tiếp đến tên của từng nhân vật, thay vào đó, Người điểm danh từng cá nhân, mỗi người mang trách nhiệm xã hội trong bộ máy công quyền, nơi mà họ nên làm mẫu cho việc thực thi pháp luật. Cách diễn đạt thông qua việc điểm danh và minh họa những hành động cụ thể tạo nên một tuyến nhỏ.Tuy nhiên, những nhân vật này lại thực hiện những hành vi gì?

Ban trưởng nhà lao công thì nổi bật với việc tham gia đánh bạc. Mặc dù đánh bạc là hành vi phạm pháp, nhưng trong nhà tù, nó lại trở nên công khai. Những quan coi ngục không chỉ không tôn trọng luật pháp mà còn coi thường nó. Cảnh sát trưởng, thay vì bảo vệ những người vô tội, lại tận dụng để hối lộ, nắm bắt, và làm những việc không đứng đắn. Hành vi này đằng sau vẻ ranh ma, thật sự đen tối và đê tiện.

Huyện trưởng chong đèn làm việc thâu đêm mà mọi người không rõ công việc của ông ta là gì. Có phải ông ta đang hút thuốc phiện? Mức độ đồi bại đến mức đáng kinh ngạc! Trong khi có thể ông ta soạn công văn, thì lại không quan tâm đến việc cấp dưới của mình thao túng, lũng đoạn và nhũng nhiễu dân chúng. Ông ta chỉ là một viên quan làm vì mình, dốt nát đến nỗi dễ bị cấp dưới lừa dối. Sự bất tài và thiếu trách nhiệm của ông ta là rất đáng lẽ.

Cả bức tranh của những nhân vật này được mô tả như một vở kịch câm, một dãy công việc thực hiện một cách mạch lạc, rành mạch và tạo nên một bức tranh sống động như một màn kịch câm. Công việc của họ đã trở thành thói quen đến mức gần như tự động, không còn cảm nhận được nữa.

Bộ máy cai trị vẫn tiếp tục chạy đều, và cuộc sống vẫn diễn ra bình thường. Trong quy luật sinh học, cái gì đột biến và phổ biến thì trở thành điều bình thường. Điều bất thường, khi lặp đi lặp lại, hóa ra trở thành điều bình thường. Tại Lai Tân, những hành vi thối nát đã đạt đến mức cực kỳ bình thường, trở thành một phần của lối sống quy củ, và họ tài tình che đậy để cuộc sống vẫn trôi chảy êm đềm. Điều đó mới là đáng sợ nhất. Tiếng cười phê phán và châm biếm, có chiều sâu trí tuệ, xuất phát từ đây.

Trong hai câu thơ đầu, tác giả đã nêu rõ sự thối nát của ban trưởng và cảnh sát trưởng. Câu thứ ba, dù không nói rõ, lại mang đến một ý vị mỉa mai sâu sắc. Câu cuối cùng, dù trước đó tác giả đã phê phán, nhưng kết luận lại đưa ra một quan điểm ngược lại.

Trời đất Lai Tân vẫn Thái Bình
(Lai Tân y cựu thái bình yên)

Với mức độ thối nát như vậy, làm sao có thể nói đến "thái bình"? Mọi thứ đều rối tung, một sự loạn lạc đang diễn ra. "Y cựu" chính là cảm giác của người viết đối với "Lai Tân". Mặc dù Lai Tân vẫn giữ nguyên vẻ bề ngoài văn minh xưa cũ, nhưng sự thối nát đã trở nên ẩn sau vẻ nền nếp không đổi. Tiếng cười mỉa mai trong bài thơ trỗi dậy từ sự nói ngược và sự chơi chữ tinh tế. Với những tiêu cực hiện hữu nhưng cuộc sống vẫn bình yên, quốc gia vẫn "thái bình, thịnh trị". Dù bề ngoài trông thấy là yên bình, nhưng bên trong, hệ thống rường cột đã bị đục khoét và trống rỗng. Trời đất Lai Tân, dường như, đang trên bờ vực sụp đổ.

Bài thơ được sáng tác trong bối cảnh thế giới chao đảo vì chiến tranh, khi Trung Quốc đang phải đối mặt với sự tăng cường của bọn phát xít. Trong khi:

Tráng sĩ đua nhau ra mặt trận
Hoàn cầu bốc lừa rực trời xanh.

Thì tại góc huyện này, những kẻ ấy vẫn tự do diễn biến, lợi dụng dân chúng. Họ là kẻ thù nội chiếm. Tình hình ở Lai Vung đang trong trạng thái bất ổn. Chữ "thái bình" đã phơi bày sự giả dối và những bất công trong xã hội của thời Tưởng. Điều này là một cách tự khai trừ. Bài thơ phản ánh tinh thần chiến đấu sắc bén và sự sâu sắc. Nó đơn giản nhưng vẫn mang đến sự châm biếm tài tình và sắc sảo.

Phân tích Lai Tân - Mẫu 8

"Nhật kí trong tù" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Hồ Chí Minh. Nổi bật và đặc sắc phải kể đến bài thơ 97 - " Lai Tân" trích trong tập thơ. Bài thơ đã phản ánh, phê phán, mỉa mai, bóc trần,... bộ mặt của những người đứng đầu cai quản nhà tù cũng như xã hội thời bấy giờ.

Mở đầu bài thơ chính là sự thối nát, xấu xí,....của giai cấp thống trị-những con người đứng đầu các cấp, nắm giữ quyền lực, thực thi luật pháp:

"Ban trưởng nhà giam ngày ngày đánh bạc
Cảnh trưởng tham lam ăn tiền phạm nhân bị giải
Huyện trưởng chong đèn làm việc công"

Ba câu thơ đầu của bài thơ đã cho ta một cái nhìn hiện thực về những con người thực thi pháp luật cũng như xã hội Trung Quốc bấy giờ. Đầu tiên là "ban trưởng đánh bạc". Chúng công khai đánh bạc trước mặt những người phạm nhân không phải chỉ một ngày mà là ngày ngày. Kẻ cầm đầu chính là ban trưởng - người thực thi pháp luật. Ban trưởng bấy giờ cũng như phạm nhân, tất cả lao đầu vào những lá cờ đỏ đen, bài bạc, nơi thực thi công lí, pháp luật lại biến thành sòng bài. Không phải chỉ ở đây ta mới bắt gặp cảnh này mà ở bài thơ "Đánh bạc" của Bác cũng đã khắc họa bức chân dung rõ nét nhất về cảnh bài bạc trong ngục tù:

"Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội
Trong tù đánh bạc được công khai
Vào tù con bạc ăn năn mãi:
Sao trước không vô quách chốn này"

Châm biếm, lên án một cách hóm hỉnh, qua mỗi hình ảnh ta lại càng cảm nhận sâu sắc, hiểu rõ hơn về vấn đề bài bạc trong nhà tù. Không chỉ có ban trưởng, mà đến cảnh trưởng cũng "tham lam ăn tiền phạm nhân". Ban trưởng thì bài bạc còn cảnh trưởng thì kiếm tiền từ những dân đen nghèo khó. Thay vì là nơi pháp luật nghiêm minh đây lại là nơi để chúng lợi dụng, trục lợi cá nhân. Những tưởng nhà tù là nơi để dẹp loạn, giúp dân thì nơi đầy lại chính là nơi diễn ra những gì thối tha, bần tiện, xấu xa nhất,.....Thật là một cảnh tượng xấu xí, thối nát của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ. Những tưởng cấp dưới hành động như thế thì cấp trên sẽ chỉnh đốn, sắp xếp, phạt nặng nhưng không, huyện trưởng vẫn "chong đèn làm việc".

Thái độ châm biếm, mỉa mai của tác giả càng làm ta thấy rõ bức tranh mục nát của nhà tù cũng như xã hội bấy giờ. Tại sao cấp dưới lại dám lộng hành như vậy? Chẳng phải là do sự ngầm cho phép, mắt nhắm mắt mở của cấp trên sao. Hắn chỉ để ý tới công việc của mình mà bỏ bê muôn dân. Từ sự châm biếm, lên án một cách hóm hỉnh, nhẹ nhàng mà thâm thúy của tác giả qua các câu chữ, hình ảnh ta đã thấy được sự thối nát, xấu xí của quan lại cũng như xã hội thời bấy giờ.

"Trời đất Lai Tân vẫn thái bình"

Câu thơ cuối cùng bài thơ khiến người đọc băn khoăn. Tại sao trước một xã hội thối nát như vậy thì lại có thể "thái bình" cho được. Nhưng đây chỉ là thủ pháp nói ngược của Bác mà thôi. Hóa ra từ xưa tới giờ Lai Tân "vẫn thái bình" như vậy. Từ "vẫn" thể hiện rõ sự khinh bỉ, châm biếm của tác giả. Tưởng chừng như những thói hư tật cái xấu trong nhà tù, xã hội là bất thường nhưng lại là bình thường. "thái bình" chính là sự ẩn nấp của những thói hư tật xấu, tệ nạn đang diễn ra trong xã hội. Qua tất cả, Hồ Chí Minh đã cho ta thấy sự thật về sự thối nát, lên án, đả kích tới chế độ nhà tù ở Tưởng Giới Thạch cũng như xã hội Trung Quốc bấy giờ.

Bài thơ "Lai Tân" đã khái quát được bộ mặt bộ mặt xấu xa, bỉ ổi của những con người cấp cao nhà tù Tưởng Giới Thạch. Bút pháp châm biếm nhẹ nhàng mà thâm thúy đã khiến "Lai Tân" trở nên vô cùng đặc sắc. Lời thơ ngắn gọn, không quá cầu kì trau chuốt, chỉ với bốn câu thơ thôi mà vị anh hùng dân tộc đã nói lên tiếng nói căm phẫn thay cho tiếng lòng của hàng triệu người vô tội, những con người chán ghét thói ích kỷ, cậy quyền, yêu chính nghĩa và đấu tranh vì chính nghĩa.

Phân tích Lai Tân - Mẫu 9

Nhật ký giam cầm của Hồ Chí Minh không chỉ là một tập hợp các bản nhật ký bằng thơ mà còn là một hiện thân của sự sáng tạo và tinh thần kiên trì. Được viết trong khoảng một năm tại những nhà tù dưới sự kiểm soát của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, tập thơ này ban đầu được Bác viết với mục đích chủ yếu là duy trì tinh thần vững vàng, đồng thời tìm kiếm nguồn động lực để tự giải phóng, như mô tả trong bài "Khai quyển đầu cuốn sổ tay."

Lai Tân, bài thơ thứ 97 trong nhật ký này, được sáng tác sau khi Bác được chuyển từ Thiên Giang đến Lai Tân. Bức tranh hiện thực trong bài thơ này là một tác phẩm nghệ thuật ghi chép sắc nét về sự châm biếm, mỉa mai và phê phán của Hồ Chí Minh đối với giai cấp thống trị tại Lai Tân cũng như xã hội Trung Quốc trong giai đoạn đó.

Phiên âm chữ Hán:

Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh.
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.

Bức tranh hiện thực về nhà tù Lai Tân cùng một phần cụ thể của xã hội Trung Quốc thời điểm ấy được tác giả vẽ lên qua một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt. Hồ Chí Minh đã sử dụng bài thơ ngắn nhưng đầy tính tượng trưng để phản ánh mọi chi tiết một cách sinh động.

Bài thơ ghi điểm chính là sự sắc sảo và độc đáo trong việc sử dụng châm biếm, phối hợp với giọng điệu tự sự và trữ tình, đồng thời giữ vững một cấu trúc hợp lý và chặt chẽ. Bài thơ được chia làm hai phần: phần đầu gồm ba câu kể chuyện, trong khi phần sau chỉ một câu duy nhất. Điểm nhấn ở câu cuối cùng, nơi mọi tư tưởng sắp đặt của bài thơ tập trung, tiết lộ sự châm biếm sâu sắc của Hồ Chí Minh đối với những quan chức đến từ giai cấp thống trị.

Phần đầu tiên của bài thơ "Lai Tân" của Hồ Chí Minh tinh tế mô tả chân dung ba nhân vật "quan trọng" một cách sắc sảo. Trong đó, người đứng đầu nhà lao công thản nhiên tham gia đánh bạc hàng ngày, trong khi ở ngoài, quan chức lại bị bắt tội vì hành động tương tự. Ban trưởng nhà tù không ngần ngại nhận tiền đút lót từ tù nhân, còn cảnh trưởng lại tận hưởng đèn sáng đêm để hút thuốc phiện. Những nhân vật này, mặc dù đại diện cho chính quyền và luật pháp, nhưng lại hoàn toàn vi phạm nguyên tắc pháp luật.

Hình ảnh này không chỉ giới hạn trong khuôn khổ nhà tù mà còn trở thành biểu tượng cho xã hội Trung Quốc thời kỳ đó, nơi quan trên sống thoải mái, thiếu trách nhiệm và tham lam, trong khi cấp dưới chỉ cố gắng kiếm sống mà không quan tâm đến những tệ nạn đang lan rộng. Hành vi tham lam và nhũng nhiễu của họ thậm chí đóng góp vào sự gia tăng của những tệ nạn xã hội. Ba nhân vật này như đang tham gia vào một vở hài kịch câm, và tất cả đều đóng vai trò "nghiêm túc" trong bức tranh thái bình (?!), dưới sự thống trị của chính họ Tưởng. Câu thơ ngắn và sắc bén này tiếp tục tố cáo tình trạng hỗn độn và bất ổn trong xã hội Trung Quốc thời kỳ đó.

Phần thứ hai của bài thơ, đặc biệt là câu cuối cùng, đưa ra một cái nhìn sâu sắc từ người tù Hồ Chí Minh về tình trạng bộ máy cai trị tại Lai Tân. Thay vì lên án mạnh mẽ, tác giả chọn một lối diễn đạt khách quan với câu nhận xét: "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình." Câu này không chỉ tương ứng với tình trạng thối nát của quan chức ở Lai Tân, mà còn mang đến sự mỉa mai và châm biếm sâu sắc.

Hiệu quả của câu thơ này là tạo ra một hiện thực trong đó tình trạng thối nát của quan chức ở Lai Tân đã trở thành bản chất của họ. Nó đã làm cho bản chất này trở thành một phần "nề nếp" thậm chí được xã hội chấp nhận từ lâu.

Câu kết luận của bài thơ, mặc dù có vẻ bình thản, thực tế lại ẩn chứa một lời châm biếm và mỉa mai, tiết lộ bản chất xấu xa của bộ máy thống trị ở Lai Tân. Từ "thái bình" không chỉ là một miêu tả bình thường, mà còn mang ý nghĩa của sự "thần tự" hoặc "nhãn tự" trong ngữ cảnh của bài thơ. Điều này làm cho tác giả thông qua từ ngữ "thái bình" tài tình khám phá tất cả các hành vi bất hợp pháp và thối nát, châm biếm bản chất của Tưởng Giới Thạch đang ẩn sau vẻ ngoài trái với sự thư thái. Bằng cách này, bài thơ "Lai Tân" không chỉ là một tác phẩm thơ châm biếm sắc sảo mà còn là một kiệt tác nghệ thuật đầy ý nghĩa và lôi cuốn.

Đánh giá

0

0 đánh giá