Tài liệu tác giả tác phẩm Pa-ra-lim-pích: Một lịch sử chữa lành những vết thương Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Pa-ra-lim-pích: Một lịch sử chữa lành những vết thương lớp 11.
Tác giả tác phẩm: Pa-ra-lim-pích: Một lịch sử chữa lành những vết thương - Ngữ văn 11
I. Tác giả Huy Đăng
- Nhà báo Huy Đăng công tác tại báo Tuổi trẻ Cuối Tuần, chuyên về mảng thể thao.
- Số lượng bài báo: 156, trong đó có nhiều bài viết tiêu biểu như: Olympic Tokyo 2020: Bữa tiệc công nghệ không trọn vẹn; Tìm giới hạn con người dưới lớp băng,…
II. Tìm hiểu tác phẩm Pa-ra-lim-pích: Một lịch sử chữa lành những vết thương
1. Thể loại
Văn bản thuộc thể loại văn bản thông tin
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Văn bản Pa-ra-lim-pic: Một lịch sử chữa lành những vết thương được đăng trên báo Tuổi trẻ Cuối Tuần, ngày 05/9/2021.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản có phương thức biểu đạt là thuyết minh
4. Tóm tắt
Văn bản cung cấp thông tin về kì đại hội thể thao dành cho người khuyết tật Paralympic đồng thời nhấn mạnh những năng lực đặc biệt của những người không may mắc khiếm khuyết trên cơ thể. Từ đó đem tới nhiều thông điệp nhân văn
5. Bố cục
+ Đoạn 1: Lịch sử ra đời và các chặng đường phát triển của Paralympic.
+ Đoạn 2: Sự cố gắng vươn lên của những vận động viên khuyết tật.
6. Giá trị nội dung
- Qua văn bản, người đọc có thêm hiểu biết về Pa-ra-lim-pich, thấy được và phải khâm phục trước những con người với nghị lực phi phàm.
- Văn bản hắc nhở chúng ta không được quên đi những lịch sử tốt đẹp.
- Truyền tải động lực tích cực, khuyên con người hãy luôn cố gắng nỗ lực, vượt lên khó khăn trong cuộc sống.
7. Giá trị nghệ thuật
Bố cục chặt chẽ, phân chia nội dung rõ ràng giúp người đọc người nghe hiểu hơn vấn đề đang bàn luận.
IV. Cách đọc một văn bản thông tin.
- Đọc kĩ nhan đề, sapo, xác định chủ đề.
- Tóm tắt nội dung văn bản.
- Nhận xét vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh (nếu có)
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Pa-ra-lim-pích: Một lịch sử chữa lành những vết thương
1. Chủ đề văn bản
- Chủ đề của văn bản: Lịch sử kì thi Pa-ra-lim-pích.
- Cách tiếp cận vấn đề của tác giả đặc biệt ở chỗ nêu tiêu đề và sapo đặc biệt gây sự tò mò thích thú cho bạn đọc. Trước nay, ta thường nghĩ tới thể thao như một lĩnh vực phô trương sức mạnh thể lực của con người, vì thế, thể thao là sân chơi của kẻ mạnh, người chiến thắng. Nhưng tác giả lại quan tâm đến một khía cạnh khác – khả năng chữa lành mọi vết thương của thể thao. Đây là một cách tiếp cận rất độc đáo, mới mẻ và đầy tính nhân văn.
2.Yếu tố phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu
- Tác dụng:
+ Hình ảnh bác sĩ Gắt-mừn và thế hệ những vận động viên đầu tiên ở giải đấy tiền thân của Paralympic thể hiện sự đối lập giữa một bên là những vết thương và nỗi đau mà các nhân vật phải đối mặt (thể hiện qua hình ảnh chiếc xe lăn) và một bên là niềm lạc quan của các vận động viên với nụ cười rạng rỡ nở trên khuôn mặt. Gương mặt phúc hậu và bàn tay đặt lên vai các vận động viên khuyết tật của bác sĩ Gắt-mừn tượng trưng cho sự tin tưởng, nâng đỡ, động viên đầy thân ái của ông với các cựu chiến binh vừa bước ra khỏi chiến tranh. Bức ảnh vừa ghi lại khoảnh khắc lịch sử, vừa đem lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc.
+ Số liệu: là những con số biết nói: số lượng 16 vận động viên thể thao đầu tiên – Thế vận hội Xe lăn Quốc tế; con số 400 vận động viênđến từ 23 quốc gia tham dự kì Pa-ra-lim-pic đầu tiên diễn ra ở Rôm cho thấy sự phát triển nhanh chóng của phong trào thể thao dành chongười khuyết tật; con số 8.164m chiều cao của ngọn nú Man-na-xlu; 335km ở Nam Cực nhấn mạnh sự nỗ lực và sức mạnh phi thường của con người.
3. Tóm lược nội dung văn bản
4.Vai trò của yếu tố tự sự
-> Có 3 câu chuyện được kể trong văn bản:
- Câu chuyện thứ nhất: kể về sự ra đời và phát triển của kì thi Pa-ra-lim-pic, từ chỗ là một sự kiện thể thao nhỏ và tự phát năm 1948 đến thời điểm trở thành một thế vận hội quốc tế, có vị trí bình đẳng với kì thi Ô-lim-píc.
-> Ý nghĩa: thể hiện những nỗ lực của nhân loại trong việc hỗ trợ, chữa lành những tổn thương và đem lại cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật.
-Câu chuyện thứ hai và thứ ba: kể về hành trình vượt qua nỗi đau của Gia-co Van-Gát, một vận động viên khuyết tật, vốn là cựu quân nhân ngươi Anhvà Brét-ly Xnai-đơ, một vận động viên khiếm thị từng phục vụ trong hải quân Mĩ.
-> Ý nghĩa: làm nổi bật sức mạnh, ý chí, tinh thần lạc quan của con người cũng như khả năng của thể thao trong việc chữa lành những vết thương.
=> Yếu tố tự sự trong văn bản vừa tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn và gợi lên nhiều cảm xúc, suy tư cho người đọc, vừa góp phần truyền tải một cách gián tiếp và khéo léo thông điệp của tác giả.
5. Thái độ, quan điểm của tác giả
- Thứ nhất, quan điểm của tác giả được thể hiện qua việc chọn lọc thông tin. Với tác giả: thể thao không chỉ là nơi phô diễn sức mạnh, nâng cao thể chất, mà còn có tác dụng hàn gắn rạn nứt, chữa lành các thương tổn tinh thần. Thế thao không chỉ là sân chơi của kẻ mạnh, của đa số mà còn là nơi những người thiểu số, yếu thế có thẻ cất lên tiếng nói của mình. Qua đó tác giả gửi gắm bức thông điệp đầy tính nhân văn về vai trò của thể thao đối với cuộc sống con người.
- Thứ hai, qua câu chuyện về hai vận động viên khuyết tật nổi tiếng để làm nổi bật khả năng vượt qua nỗi đau của con người. Từ đó, truyền tải thông điệp về tinh thần lạc quan và khả năng chữa lành của thể thao.
6. Thông điệp ý nghĩa và bài học ứng xử trước những tổn thương
Qua hai câu chuyện kể về hành trình vượt qua nỗi đau của Gia-co Van-Gát, một vận động viên khuyết tật, vốn là cựu quân nhân ngươi Anhvà Brét-ly Xnai-đơ, một vận động viên khiếm thị từng phục vụ trong hải quân Mĩ. Ta thấy được khả năng kì diệu của conngười trong việc nỗ lực vượt lên khó khăn. Đúng như lời của nhà văn Mĩ, Ơ-nít Hê-minh-uê từng nói: “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.
- Các nhân vật trong văn bản đều là những người đã từng phải trải qua những nỗi đau cả về thể xác và tinh thần. Nhưng họ đã biến những trải nghiệm đau khổ đó thành động lực để tạo nên sự thay đổi trong xã hội hoặc đã học cách thích nghi để tìm ra hướng đi mới cho cuộc đời của mình trong cuộc sống.
- Cách ứng xử của mỗi người với nỗi đau và những khiếm khuyết trên cơ thể của mình và của người khác: bạn không nên kì thị và phân biệt đối xử với những người bị khuyết tật.
IV. Đọc tác phẩm Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương
Mười hai năm trước, một quả tên lửa RPG trên chiến trường Áp-ga-ni-xtan (Afghanistan) đã thổi bay phần nửa mạng sống của lính nhảy dù người Anh Gia-cố Van Gát (Jaco Van Gass). Nhưng với ba phần tư cơ thể còn sót lại, Van Gát vẫn trở thành một biểu tượng người hùng với hàng triệu người.
Những cựu chiến binh, những nạn nhân của chiến tranh như Van Gát trở thành tâm điểm ở Pa-ra-lim-pích Tô-ky-o (Tokyo) 2020. Pa-ra-lin-pích ra đời vào năm 1960. Trải qua sáu thập niên, phong trào thể thao dành cho người khuyết tật trở thành điều hết sức gần gũi với cuộc sống con người.
Hầu hết các bậc cha mẹ có con ern bị khuyết tật ngày nay đều biết tìm đến những lớp học thể thao, và thể thao trở thành thứ không thể thiếu giúp những người khiếm khuyết cơ thể phát triển năng lực như một người bình thường. Nhưng có lẽ không nhiều người biết – hơn nửa thế kỉ trước, cội nguồn của Pa-ra-lim-pích chính là dành cho các nạn nhân của chiến tranh, với mục tiêu giúp họ hoà nhập cùng cuộc sống bình thường.
Sự kiện đánh dấu sự ra đời của Pa-ra-lim-pích diễn ra vào năm 1948 – trùng với kì Ô-lim-pích (Olympic) diễn ra tại Luân Đôn. Bác sĩ người Đức gốc Do Thái Lút-vích Gắt-mùn (Ludwig Guttmann), người từng được hỗ trợ trốn thoát khỏi Đức quốc xã năm 1939, đứng ra tổ chức một cuộc thi đấu thể thao dành cho các cựu chiến binh.
Thế chiến II người Anh. Đa số họ là các bệnh nhân chấn thương tuỷ sống. Giải đấu thể thao đó mang tên Thế vận hội Xe lăn Quốc tế. Ngay từ lần tổ chức đầu tiên, bác sĩ Cắt-mìn đã đặt mục tiêu sẽ đưa giải đấu thể thao này lên sánh ngang tầm Ô-lim-pích, trở thành một kì Thế vận hội dành riêng cho những người khuyết tật. Tuy nhỏ lẻ, hạn hẹp kinh phí, nhưng sự kiện thực sự mang tầm quốc tế khi có sự tham dự của các cựu binh người Hà Lan và Anh, tổng cộng 16 vận động viên. Địa điểm diễn ra không đâu khác mà chính là bệnh viện Xtốc Men-dơ-vin (Stoke Mandeville) ở Bấc-kinh-ham-so (Buckingharnshire), nơi bác sĩ Gắt-mừn làm việc. Cái tên Xuốc Men-đơ-vin sau này được xem như cánh đồng Ma-ra-ton (Marathon) của Hy Lạp- nơi khởi phát phong trào Ô-lim-pích.
Thế vận hội Xtốc Men-đơ-vin tiếp tục được tổ chức những năm sau đó, đến mức thường niên từ năm 1952. Đến năm 1960, nó trở thành kì Pa-ra-lim-pích đầu tiên. Cuộc thi không còn chỉ dành cho các cựu chiến binh, nhưng tiêu chí vận động viên khuyết tật dự giải đơn giản vẫn phải là “xe lăn”.
Kì Pa-ra-lim-pích đầu tiên diễn ra ở Rôm (Rome) có 400 vận động viên đến từ 23 quốc gia tharn dự. Bác sĩ Gắt-mim cùng những cộng sự ở bệnh viện Xtốc Men-do-vin cũng là thành viên sáng lập đầu tiên của Uỷ ban Thế vận hội Xtốc Men-đơ vin.
Hai năm sau kì Pa-ra-lim-pích đầu tiên mới xuất hiện một tổ chức thể thao dành cho người khuyết tật, nhằm mục đích hỗ trợ những người khuyết tật không đủ điều kiện tham dự Pa-ra-lim-pích. Đó có thể xem là bước đi đầu tiên của phong trào thể thao khuyết tật thế giới. Pa-ra-lim-pích không còn là một sự kiện thể thao dành cho “những người khuyết tật ưu tú” nữa, thay vào đó, nó trở thành phong trào tập luyện cho tất cả mọi người khuyết tật. Dần dà, phạm vi Pa-ra-lim-pích được mở rộng với nhiều hạng mục khác nhau, các tiêu chuẩn tập luyện, thi đấu được phát triển, ngày càng đồng nhất với Ô-lim-pích.
Năm 1988 tại Xơ-un (Seoul), Pa-ra-lim-pích và Ô-lim-pích thống nhất được tổ chức cùng nhau tại một thành phố, sử dụng cùng cơ sở vật chất và liền mạch về thời gian.
Vượt qua những nỗi đau
Sau sáu thập niên, những nạn nhân của chiến tranh một lần nữa trở thành tâm điểm của Para-lim-pích.
Gần 10% các vận động viên của Mỹ dự Pa-ra-lim-pích Tô-ky-o 2020 là những cựu chiến binh. Đoàn thể thao người tị nạn cũng tham dự giải với sáu thành viên, và mỗi ngày chúng ta lại thấy những vận động viên xuất sắc như Van Gát toả sáng.
Cựu lính nhảy dù người Anh gặp nạn vào năm 2009, và được Help for Heroes (tổ chức Hỗ trợ các Cựu chiến binh) của Anh giúp đỡ, “Tôi đã học cách thích nghỉ, giống như cách mà tôi đã thích nghi để trở thành một lính nhảy dù. Chúng tôi có thể lên kế hoạch để hạ cánh trên một toà nhà có cửa thoát, nhưng nếu phải hạ cánh ở một nơi khác thì chúng tôi vẫn phải chấp nhận. Thông qua Help for Heroes, tôi biết cuộc sống của mình vẫn còn nhiều mục tiêu”, Van Gát nói.
Với năng lực và ý chí của một quân nhân, Van Gát nhanh chóng thích nghi với đời sống thể thao chuyên nghiệp. Trượt tuyết và leo núi là những môn thể thao và các câu chuyện được đầu tiên anh lựa chọn. Năm 2011, anh trở thành người gốc Nam Phi đầu tiên chinh phục được ngọn Man-na-xlu giới thiệu.
Hai năm sau, Van Gát, cùng hoàng tử Anh Ha-ry (Harry) tham gia chuyến thám hiểm hành trình 335 ki-lô-mét ở Nam Cực nhằm gây quỹ cho các thương binh.
Sau đó, anh bắt đầu hướng đến những môn thể thao cạnh tranh. Ngay trong lần đầu tham dự Pa-ra-lim-pích, cựu quân nhân người Anh đã giành được hai huy chương Vàng và một huy chương Đông ở môn xe đạp.
Trong số các cựu quân nhân tham dự Pa-ra-lim-pích, Brét-ly Xnai-đo (Bradley Snyder) có lẽ là người nổi tiếng nhất. Vận động viên bơi lội khiếm thị này từng phục vụ trong hải quân Mỹ khi tham chiến ở Áp-ga-ni-xtan. Khi giúp đỡ các nạn nhân trong một vụ đánh bom năm 2011, mắt của anh đã bị hỏng và từ đó anh phải làm quen với cuộc sống mù loà.
“Khi không còn ánh sáng đòi mắt, mọi việc bạn làm đều trở nên khó khăn. Điều duy nhất tôi không bị cản trở là bơi lội”, Xnai-đơ nói.
Anh vốn là đội trưởng đội bơi ở Học viện Hải quân nên dễ dàng thích nghi với đời sống thi đấu thể thao. Chỉ một năm sau đó, Xnai-đo đến Pa-ra-lim-pích Luân Đôn 2012 và giành hai huy chương Vàng Ở Ri-ô đò Gian-nê-rô (Rio de Janeiro) 2016, anh lại có ba huy chương Vàng. Đến với Tô-ky-6 2020, Xnai-đơ chuyển sang thi đấu ba mỗn phối hợp (bơi, đạp, chạy)và lập tức giành huy chương Vàng Pa-ra-lim-pích thứ sáu trong sự nghiệp.
Có rất nhiều những câu chuyện xúc động như của Van Gát và Xnai-đơ ở Pa-ra-lim-pích Tô-ky-o 2020. Từ những cựu chiến binh cho đến các nạn nhân chiến tranh, họ là cội nguồn cho sự ra đời của phong trào thể thao người khuyết tật, và câu chuyện chữa lành vết thương của họ càng đáng được kể hơn bao giờ hết khi nhân loại đang oằn mình trong một đại dịch đã kéo dài hai năm và chưa biết bao giờ mới kết thúc.