10 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 13 (Chân trời sáng tạo) có đáp án: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

1.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 13: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 13: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 13: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Phần 1. 10 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 13: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Câu 1. Cuộc cách mạng tháng Mười Nga đã

A. lật đổ sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế.

B. đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.

C. thiết lập được nền chuyên chính của giai cấp tư sản.

D. dẫn đến cục diện hai chính quyền song song tồn tại.

Đáp án đúng là: B

Cuộc cách mạng tháng Mười Nga đã đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.

Câu 2. Nhận định dưới đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh về ý nghĩa của cuộc cách mạng nào?

“… giống như Mặt Trời chói lọi, …. chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.

A. Cách mạng Nga năm 1905 - 1907.

B. Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917.

C. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

D. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam năm 1945.

Đáp án đúng là: C

Nhận định trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh về ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

A. Đặt dưới sự lãnh đạo của đảng Bôn-sê-vích Nga.

B. Thắng lợi, đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.

C. Tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới.

D. Lật đổ sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga.

Đáp án đúng là: D

Ở Nga, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ sau cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917.

Câu 4. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

A. Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, thiết lập nền chuyên chính vô sản.

B. Đưa nhân dân Nga đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.

C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới.

D. Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới.

Đáp án đúng là: D

Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:

- Đối với nước Nga:

+ Lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và địa chủ.

+ Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.

- Đối với thế giới:

+ Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.

+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế.

+ Mở ra một con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh (con đường cách mạng vô sản).

Câu 5. Nội dung nào không phản ánh đúng về cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917?

A. Gành thắng lợi, nền chuyên chính của giai cấp vô sản được thiết lập.

B. Mục tiêu là: lật đổ chế độ Nga hoàng, chống chiến tranh đế quốc.

C. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích Nga, do Lênin đứng đầu.

D. Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi.

Đáp án đúng là: B

Ở Nga, chế độ phong kiến Nga hoàng đã bị lật đổ sau cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917.

Câu 6. Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo nhân dân lao động Nga đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười (1917)?

A. Đảng Bôn-sê-vích.

B. Đảng Men-sê-vích.

C. Đảng cộng sản Nga.

D. Đảng công nhân xã hội Nga.

Đáp án đúng là: A

Cuộc cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười (năm 1917) ở Nga đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích.

Câu 7. Chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga bị lật đổ sau cuộc cách mạng nào dưới đây?

A. Cách mạng năm 1905 - 1907.

B. Cách mạng tháng Hai năm 1917.

C. Cách mạng tháng Mười năm 1917.

D. Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Đáp án đúng là: B

Đến đầu tháng 3/1917, cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kéo dài hơn 2 năm. Mong muốn chiến tranh sớm kết thúc và cuộc sống được cải thiện, người dân đã vùng lên lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng. Diễn biến này được gọi là cuộc Cách mạng tháng Hai (theo lịch Nga).

Câu 8. Vấn đề cấp bách đặt ra cho nước Nga sau Cách mạng tháng Hai là gì?

A. Lật đổ sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế.

B. Phá vỡ thế bao vây, cô lập của các nước đế quốc.

C. Chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

D. bảo vệ và củng cố chính quyền của giai cấp tư sản.

Đáp án đúng là: C

- Sau cách mạng tháng Hai, chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga đã bị lật đổ, nhưng những vấn đề về “hoà bình, ruộng đất, bánh mì, tự do” của nhân dân Nga vẫn không được đáp ứng.

- Mặt khác, sau Cách mạng tháng Hai, hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau được thành lập và tồn tại song song ở Nga, đó là: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết của đại biểu công nhân và binh lính.

=> Vấn đề cấp bách đặt ra cho nước Nga:

+ Chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

+ Đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 9. Đêm 24/10/1917 (tức ngày 6/11), dưới sự chỉ huy trực tiếp của Lê-nin, quần chúng cách mạng Nga đã chiếm được nhiều vị trí then chốt ở

A. Xta-lin-grát.

B. Mat-xcơ-va.

C. Lê-nin-grát.

D. Pê-tơ-rô-grát.

Đáp án đúng là: D

Đêm 24/10/1917 (tức ngày 6/11), dưới sự chỉ huy trực tiếp của Lê-nin, quần chúng cách mạng Nga đã chiếm được nhiều vị trí then chốt ở Pê-tơ-rô-grát.

Câu 10. Đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, Cách mạng tháng Mười (1917) là một cuộc cách mạng

A. dân chủ tư sản kiểu cũ.

B. giải phóng dân tộc.

C. dân chủ tư sản kiểu mới.

D. dân chủ nhân dân.

Đáp án đúng là: B

Đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, Cách mạng tháng Mười (1917) là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 13: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

1. Nguyên nhân và diễn biến chính

a. Nguyên nhân

- Sau cách mạng tháng Hai, chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga đã bị lật đổ, nhưng những vấn đề về“hoà bình, ruộng đất, bánh mì, tự do” của nhân dân Nga vẫn không được đáp ứng.

- Mặt khác, sau Cách mạng tháng Hai, hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau được thành lập và tồn tại song song ở Nga, đó là: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết của đại biểu công nhân và binh lính.

=> Vấn đề cấp bách đặt ra cho nước Nga:

+ Chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

+ Đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Trước tình hình đó, Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời, giành chính quyền về tay người lao động.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 13: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

b. Diễn biến chính

- Tháng 7/1917, sau khi Chính phủ tư sản lâm thời công khai đàn áp các phong trào quần chúng, Đảng Bôn-sê-vích quyết định tiến hành khởi nghĩa vũ trang.

- Tháng 10/1917, các đội Cận vệ đỏ được thành lập.

- Đêm 24/10/1917 (tức ngày 6/11), dưới sự chỉ huy trực tiếp của Lê-nin, quân khởi nghĩa đã chiếm được nhiều vị trí then chốt ở thủ đô Pê-tơ-rô-grát

- Đêm 25/10/1917 (tức ngày 7/11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ.

- Ngay trong đêm 25/10/1917 , Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc. Chính quyền Xô viết thành lập tại Pê-tơ-rô-grát.

- Đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên toàn nước Nga.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 13: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Cuộc tấn công vào Cung điện mùa Đông

2. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga

- Đối với nước Nga:

+ Lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và địa chủ.

+ Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.

- Đối với thế giới:

+ Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới (tạo ra một chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa, khiến cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh trên thế giới).

+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế.

+ Mở ra một con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh (con đường cách mạng vô sản).

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 13: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Đánh giá

0

0 đánh giá