Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII
Phần 1. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII
Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thành tựu về kĩ thuật của nhân loại trong các thế kỉ XVIII - XIX?
A. Phát minh ra nhiều loại vũ khí mới, như: bom nguyên tử, tên lửa,…
B. Sử dụng phổ biến các nguồn năng lượng mới (Mặt Trời, gió,…).
C. Tìm ra các nguồn nguyên liệu mới là: đồng đỏ, đồng thau, sắt,…
D. Sử dụng rộng rãi phân hóa học, máy móc… trong nông nghiệp.
Đáp án đúng là: D
- Những thành tựu về kĩ thuật của nhân loại trong các thế kỉ XVIII - XIX:
+ Kĩ thuật luyện kim được cải tiến (ví dụ: phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim,,…)
+ Giao thông vận tải có những tiến bộ vượt bậc (ví dụ: tàu thủy chạy bằng hơi nước; đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước, ô tô, máy bay,…)
+ Tìm ra nhiều nguồn nguyên liệu, nhiên liệu mới (ví dụ: thép, nhôm, dầu mỏ,…)
+ Trong nông nghiệp cũng có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác.
+ Nhiều phát minh mới trên lĩnh vực quân sự.
Câu 2. Ai là tác giả của Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
A. Sác-lơ Đác-uyn.
B. G. Men-đen.
C. Đ. I. Men-đê-lê-ép.
D. Pi-e Quy-ri.
Đáp án đúng là: C
Năm 1869, Đ. I. Men-đê-lê-ép công bố Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Câu 3. Nhà khoa học nào dưới đây là tác giả của Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng?
A. I. Niu-tơn.
B. M. Lô-mô-nô-xốp.
C. S. Đác-uyn.
D. Đ.I. Men-đê-lê-ép.
Đáp án đúng là: B
M. Lô-mô-nô-xốp là tác giả của Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
Câu 4. I. Niu-tơn là tác giả của thành tựu khoa học nào dưới đây?
A. Thuyết vạn vật hấp dẫn.
B. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
C. Thuyết tiến hóa.
D. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Đáp án đúng là: A
I. Niu-tơn là tác giả của Thuyết vạn vật hấp dẫn.
Câu 5. Trong các thế kỉ XVIII - XIX, ở Anh, học thuyết kinh tế chính trị học tư sản ra đời với những tác phẩm nổi tiếng của
A. L. Phoi-ơ-bách và G. Hê-ghen.
B. A. Xmit và D. Ri-các-đô.
C. C.H. Xanh-xi-mông và S. Phu-ri-ê.
D. C. Mác và Ph.Ăng-ghen.
Đáp án đúng là: B
Trong các thế kỉ XVIII - XIX, ở Anh, học thuyết kinh tế chính trị học tư sản ra đời với những tác phẩm nổi tiếng của A. Xmit và D. Ri-các-đô.
Câu 6. Trong các thế kỉ XVIII - XIX, học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi cuả
A. L. Phoi-ơ-bách và G. Hê-ghen.
B. A. Xmit và D. Ri-các-đô.
C. C.H. Xanh-xi-mông và S. Phu-ri-ê.
D. C. Mác và Ph.Ăng-ghen.
Đáp án đúng là: C
Trong các thế kỉ XVIII - XIX, học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của C.H. Xanh-xi-mông và S. Phu-ri-ê và R. Ô-oen.
Câu 7. Giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, gắn liền với tên tuổi của
A. L. Phoi-ơ-bách và G. Hê-ghen.
B. A. Xmit và D. Ri-các-đô.
C. C.H. Xanh-xi-mông và S. Phu-ri-ê.
D. C. Mác và Ph.Ăng-ghen.
Đáp án đúng là: D
Giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, gắn liền với tên tuổi của C. Mác và Ph.Ăng-ghen.
Câu 8. Vào những năm 1890, I. Páp-lốp (người Nga) đã phát hiện ra
A. phản xạ có điều kiện.
B. thuyết tiến hóa.
C. thuyết vạn vật hấp dẫn.
D. lực hút của Trái Đất.
Đáp án đúng là: A
Vào những năm 1890, I. Páp-lốp (người Nga) đã phát hiện ra phản xạ có điều kiện. Qua thí nghiệm, ông cho rằng: hành vi của con người là sự phản ứng với các tác động từ bên ngoài và có thể thay đổi bằng cách huấn luyện.
Câu 9. Bộ tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn nào?
A. Vích-to Huy-gô.
B. Lép Tôn-xtôi.
C. H. Ban-dắc.
D. Lo Bai-rơn.
Đáp án đúng là: B
Bộ tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lép Tôn-xtôi.
Câu 10. Nhà văn Lo Bai-rơn là tác giả của tác phẩm nào dưới đây?
A. “Những người khốn khổ”.
B. “Chiến tranh và hòa bình”.
C. “Đông Gioăng”.
D. “Tấn trò đời”.
Đáp án đúng là: C
Tiểu thuyết “Đông Gioăng” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lo Bai-rơn.
Câu 11. Bộ tiểu thuyết “Tấn trò đời” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn nào?
A. Vích-to Huy-gô.
B. Lép Tôn-xtôi.
C. H. Ban-dắc.
D. Lo Bai-rơn.
Đáp án đúng là: C
Bộ tiểu thuyết “Tấn trò đời” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn H. Ban-dắc.
Câu 12. Tiểu thuyết “Nhà thờ Đức bà Pa-ri” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn nào?
A. Vích-to Huy-gô.
B. Lép Tôn-xtôi.
C. H. Ban-dắc.
D. Lo Bai-rơn.
Đáp án đúng là: A
Tiểu thuyết “Nhà thờ Đức bà Pa-ri” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Vích-to Huy-gô.
Câu 13. Bản Sonata Ánh trăng là một trong những tác phẩm nổi tiếng của
A. V.A. Mô-da.
B. L. Bét-tô-ven.
C. P.I. Tri-cốp-xki.
D. Ph. Sô-panh.
Đáp án đúng là: B
Bản Sonata Ánh trăng là một trong những tác phẩm nổi tiếng của L. Bét-tô-ven.
Câu 14. Bức tranh “Mùa thu vàng” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của danh họa nào?
A. V. Van-gốc.
B. I. Lê-vi-tan.
C. Ph. Gôi-a.
D. Gi. Đa-vít.
Đáp án đúng là: B
Bức tranh “Mùa thu vàng” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của danh họa I. Lê-vi-tan.
Câu 15. Sự phát triển khoa học, kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX không mang lại tác động nào dưới đây?
A. Đưa nhân loại bước vào thời đại văn minh trí tuệ.
B. Mang đến những hiểu biết sâu sắc về xã hội loài người.
C. Đưa nhân loại bước vào thời đại văn minh công nghiệp.
D. Nhận thức của con người về thế giới tự nhiên có sự thay đổi.
Đáp án đúng là: C
- Tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX:
+ Tạo ra sự thay đổi lớn trong nhận thức của con người về thế giới tự nhiên.
+ Mang đến những hiểu biết sâu sắc về xã hội loài người.
+ Tác động trực tiếp đến đời sống xã hội loài người, đưa nhân loại bước vào thời đại văn minh công nghiệp.
Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII
I. Thành tựu tiêu biểu
* Về khoa học tự nhiên
+ Thuyết vạn vật hấp dẫn của Niu-tơn (Anh).
+ Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của Lô-mô-nô-xốp (Nga).
+ Học thuyết tiến hoá của Đác-uyn (Anh),...
* Về khoa học xã hội
+ Chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bách và Phép biện chứng của Hê-ghen (Đức)
+ Học thuyết kinh tế chính trị của Xmít và Ri-các-đô (Anh)
+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp) và Ô-oen (Anh),...
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học của C. Mác và Ph. Ăng-ghen (Đức),...
* Về kĩ thuật
+ Máy hơi nước của Giêm Oát (Anh) được ứng dụng trong công nghiệp, như chế tạo tàu thuỷ chạy bằng động cơ hơi nước của Phơn-tơn (Mỹ), xe lửa chạy bằng động cơ hơi nước của Xti-phen-xơn (Anh).
+ Động cơ đốt trong ra đời.
+ Kĩ thuật luyện kim cũng phát triển mạnh.
* Về văn học
+ Những người khốn khổ của Vich-to Huy-gô (Pháp)
+ Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ của Mác Tuên (Mỹ)
+ Chiến tranh và hoà bình của Lép Tôn-xtôi (Nga),...
* Về nghệ thuật
+ Âm nhạc có các bản xô-nát viết cho đàn pi-a-nô và vi-ô-lông,.. của Mô-da (Áo), Bét-tô-ven (Đức), Sô-panh (Ba Lan),...
+ Hội hoạ có các tác phẩm như Mùa thu vàng của Lê-vi-tan (Nga), Cái chết của Xô-crát của Đa-vít (Pháp), Đêm đầy sao của Van Gốc (Hà Lan),...
II. Tác động
- Dẫn đến quá trình cơ khí hoá ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ, tạo nên sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và những biến đổi lớn về xã hội.
- Tác động quan trọng trong cuộc đấu tranh vì quyền sống và hạnh phúc của con người.
- Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các tác giả đã lên án những bất công trong xã hội, ca ngợi cuộc đấu tranh cho tự do và hạnh phúc.
Sơ đồ tư duy Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác: