Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 32 (Chân trời sáng tạo 2024) | Giáo án Ngữ văn 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 8 Thực hành tiếng Việt trang 32 sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

 

Thực hành tiếng Việt trang 32

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được chức năng và giá trị của biệt ngữ xã hội.

- Viết được đoạn văn hoặc bài văn có sử dụng biệt ngữ xã hội.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;

- Năng lực viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất

- Trung thực, chăm chỉ trong quá trình thực hiện các hoạt động học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS

 SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: trình chiếu các ví dụ:

a. “Giữa dòng đời vạn thính thì bản lĩnh né thính càng cao.”

b. “Các bạn trẻ tiếc nuối vì ra sức đẩy thuyền nhưng thần tượng lại không thành đôi.”

 Và đặt câu hỏi:

Trong các ví dụ trên thì những từ ngữ nào mà thế hệ ông bà của chúng ta sẽ không hiểu?

+ Những từ ngữ này được sử dụng phổ biến ở đâu? Do ai sử dụng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS: quan sát và đọc các ví dụ, suy nghĩ cá nhân.

- GV: gợi mở nếu HS không rõ nhiệm vụ, hay câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

- HS: trả lời và nhận xét, bổ sung cho nhau.

- GV: dẫn dắt, gợi mở nếu HS gặp khó khăn.

Bước 4: Kết luận, nhận định.

GV nhận xét, kết luận các câu trả lời của HS, giới thiệu vào bài học và nhiệm vụ học tập: Trong các ví dụ trên có một số từ mà thế hệ bố mẹ, ông bà sẽ không hiểu, đó là từ: “thính”, “né thính”, “đẩy thuyền”. Bởi các từ ngữ này của giới trẻ sử dụng, đặc biệt là trên mạng xã hội. Hôm nay cô trò ta sẽ tìm hiểu một kiến thức Tiếng việt khá thú vị. Đó là: “Biệt ngữ xã hội”.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

a. Mục tiêu: 

- Nhận biết được chức năng và giá trị của biệt ngữ xã hội.

- Viết được đoạn văn hoặc bài văn có sử dụng biệt ngữ xã hội.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:

+ Những từ ngữ cô trò chúng ta vừa phát hiện ở ví dụ trên được gọi là biệt ngữ xã hội. Vậy theo em hiểu biệt ngữ xã hội là gì?

+ Em hãy nêu thêm một vài biệt ngữ xã hội mà em biết?

+ Việc sử dụng biệt ngữ xã hội có chức năng gì?

+ Theo em việc sử dụng biệt ngữ xã hội đem lại giá trị gì trong văn chương và trong đời sống.

= > Tích hợp bài tập 3: Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta có thể sử dụng các biệt ngữ xã hội không? Vì sao?

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

 → Ghi lên bảng.

Từ khi mạng xã hội phát triển đa dạng thì BNXH cũng không ngừng phát triển, đặc biệt là trong giới trẻ. Nếu không thường xuyên tham gia mạng xã hội thì chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình giao tiếp hiện nay, bởi chúng ta không hiểu hoặc hiểu nhầm nghĩa BNXH mà đối phương sử dụng. Thế nên khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta không nên sử dụng BNXH sẽ làm cho người đọc không hiểu. Tuy nhiên nếu tác phẩm văn học đó có sử dụng BNXH thì việc chúng ta lặp lại BNXH đó trong bài viết là điều hiển nhiên.

I. Tri thức Ngữ văn

- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng hạn chế trong một nhóm người có chung một đặc điểm nào đó (nghề nghiệp, vị trí xã hội, tuổi tác...)

-Ví dụ:

+ “quẩy”: vui chơi thoải mái, hết mình (giới trẻ)

+ “đớp thính”: tỏ ra bằng lòng trước lời tán tỉnh của đối phương (giới trẻ)

+ “đào mộ”: là hành động đào bới những thông tin cũ, hình ảnh xưa của người nào đó (giới trẻ)

+ “xị, lít, cành, củ”: đơn vị tiền (giới trẻ)

+ “cớm”: chỉ cảnh sát (các băng nhóm làm việc trái pháp luật)

+ “trúng tủ”: học trúng bài có trong đề thi (học sinh)

- Chức năng: để giữ bí mật trong phạm vi nhóm của mình.

- Giá trị:

+ Trong văn chương: làm cho câu chuyện, nhân vật chân thật hơn.

+ Trong đời sống: làm cho vốn từ ngữ trở nên phong phú hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Thực hành tiếng Việt trang 32.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Đảo Sơn Ca

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 32

Giáo án Cây sồi mùa đông

Giáo án Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

Giáo án Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

Để mua Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá