Lý thuyết Địa lí 8 Bài 14 (Chân trời sáng tạo 2024): Vị trí địa lí biển đông, các vùng biển của Việt Nam

2.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 8 Bài 14: Vị trí địa lí biển đông, các vùng biển của Việt Nam sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 6 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 8.

Địa lí 8 Bài 14: Vị trí địa lí biển đông, các vùng biển của Việt Nam

A. Lý thuyết Địa lí 8 Bài 14: Vị trí địa lí biển đông, các vùng biển của Việt Nam

1. Vị trí địa lí và phạm vi Biển Đông

- Biển Đông thuộc Thái Bình Dương, là biển lớn thứ 3 trong các biển trên thế giới.

- Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. 

- Diện tích Biển Đông khoảng 3 447 nghìn km, trải dài từ khoảng vĩ độ 3°N đến khoảng vĩ độ 26°B, trải rộng từ khoảng kinh độ 100°Đ đến khoảng kinh độ 121Đ.

- Các quốc gia có chung Biển Đông bao gồm: Việt Nam, Cam-pu-chia,Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin và Trung Quốc. 

- Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông, có diện tích khoảng 1 triệu km2.

2. Vùng biển Việt Nam ở Biển Đông

- Ngày 12 – 11 – 1982, Chính phủ nước ta công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam: đường cơ sở là đường thẳng gãy khúc nối liền 12 điểm có toạ độ xác định.

- Ngày 25 – 12 – 2000, Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trong vịnh Bắc Bộ đã được kí kết.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 14 (Chân trời sáng tạo): Vị trí địa lí biển đông, các vùng biển của Việt Nam (ảnh 1)

3. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 14 (Chân trời sáng tạo): Vị trí địa lí biển đông, các vùng biển của Việt Nam (ảnh 1)

- Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước Quốc tế về biên giới lãnh thổ.

+ Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

+ Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

+ Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

+ Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

- Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lí thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lí tính từ đường cơ sở. 

- Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lí tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lí tính từ đường đẳng sâu 2 500 m.

B. 6 câu trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 14: Vị trí địa lí biển đông, các vùng biển của Việt Nam

Câu 1: Địa hình thềm lục địa có đặc điểm?

A. Có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền

B. Nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam

C. Hẹp và sâu ở miền Trung

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích: Giới hạn vùng thềm lục địa: Vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải nước ta, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên phần lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép rìa ngoài lục địa. Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền, địa hình nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.

Câu 2: Đường cơ sở là đường thẳng gãy khúc nối liền bao nhiêu điểm tọa độ?

A. 11

B. 12

C. 13

D. 14

Đáp án đúng: B

Giải thích: Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam vào ngày 12/11/1982: đường cơ sở là đường thẳng gãy khúc nối liền 12 điểm có toạ độ xác định rõ ràng.

Câu 3: Địa hình đảo có đặc điểm?

A. Hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang,...

B. Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ.

C. Ở phía nam, nhiều đảo và quần đảo lớn có nguồn gốc hình thành từ san hô

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Câu 4: Mốc 0 - để xác định đường cơ sở nằm ở đâu?

A. Ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia

B. Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang

C. Hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau

D. Đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị

Đáp án đúng: A

Câu 5: Có bao nhiêu điểm đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ?

A. 20 điểm đường

B. 23 điểm đường

C. 22 điểm đường

D. 21 điểm đường

Đáp án đúng: D

Giải thích: Ngày 25/12/2000, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa kí kết Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ. Theo hiệp định, đường phân định vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm có toạ độ xác định, nổi tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.

Câu 6: Đáp án nào thuộc các dạng địa hình ven biển ?

A. Vịnh cửa sông

B. Bờ biển mài mòn, tam giác châu

C. Các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu,...

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Địa lí lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá