Lý thuyết Địa lí 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo 2024): Đặc điểm địa hình

3.6 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 8 Bài 2: Đặc điểm địa hình sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 8.

Địa lí 8 Bài 2: Đặc điểm địa hình

A. Lý thuyết Địa lí 8 Bài 2: Đặc điểm địa hình

1. Đặc điểm chung của địa hình

a) Địa hình phần lớn là đồi núi

- Việt Nam có khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền là địa hình đồi núi, kéo dài từ vùng Tây Bắc xuống đến Đông Nam Bộ. 

- Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 diện tích đất liền, bao gồm đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. 

- Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Đặc điểm địa hình (ảnh 1)

b) Địa hình được nâng lên tạo thành nhiều bậc

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Đặc điểm địa hình (ảnh 1)

- Địa hình nước ta được hình thành qua các giai đoạn khác nhau. 

- Phân thành các bậc địa hình kế tiếp nhau: núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, đồng bằng ven biển, thềm lục địa. 

- Địa hình nước ta có độ cao giảm dần từ nội địa ra biển.

c) Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

- Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã đẩy nhanh tốc độ phong hoá

 

- Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm cho quá trình xâm thực, xói mòn diễn ra mạnh mẽ, địa hình bị cắt xẻ. 

d) Địa hình chịu tác động của con người

Địa hình nước ta ngày càng chịu tác động mạnh mẽ của con người, tạo nên nhiều dạng địa hình nhân tạo như đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập,...

2. Đặc điểm của các khu vực địa hình 

a) Địa hình đồi núi

- Địa hình đồi núi ở nước ta có sự phân hoá đa dạng thành các khu vực:

+ Khu vực Đông Bắc: Nằm ở tả ngạn sông Hồng, chủ yếu là đồi núi thấp, có 4 dãy núi hình cánh cung.

+ Khu vực Tây Bắc: Từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả, địa hình cao nhất nước ta.

+ Khu vực Trường Sơn Bắc: từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã, là vùng núi thấp, hướng tây bắc – đông nam.

+ Khu vực Trường Sơn Nam: từ phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ, gồm các khối núi Kon Tum.

- Ngoài ra còn dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng

b) Địa hình đồng bằng

- Địa hình đồng bằng ở nước ta được chia thành hai loại là đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.

+ Đồng bằng châu thổ: điển hình nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

+ Đồng bằng sông Hồng: rộng khoảng 15 000 km2, do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.Hệ thống đê ven sông ngăn lũ nên chỉ có khu vực ngoài để được bồi đắp phù sa hằng năm, trong khi khu vực trong để không được bồi đắp.

+ Đồng bằng sông Cửu Long: có diện tích khoảng 40 000 km2, do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi đắp. Hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thuỷ triều. 

+ Đồng bằng ven biển miền Trung: có tổng diện tích khoảng 15 000 km2, được hình thành từ phù sa sông hoặc kết hợp giữa phù sa sông và biển. Kéo dài từ Thanh Hoá đến Bình Thuận với nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp.

c) Địa hình bờ biển và thềm lục địa

- Địa hình bờ biển ở nước ta khá đa dạng: các đồng bằng châu thổ, các bãi triều, mũi đá, bán đảo, vũng, vịnh sâu,... 

- Nước ta còn nổi tiếng với nhiều phong cảnh và bãi biển đẹp (Nha Trang, Vũng Tàu, Sầm Sơn,...). 

- Thềm lục địa của nước ta mở rộng ở khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển phía nam và tây nam; ở miền Trung sâu và thu hẹp hơn.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Đặc điểm địa hình (ảnh 1)

B. 10 câu trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 2: Đặc điểm địa hình

Câu 1: Vùng đất ngoài đê ở đồng bằng sông Hồng là nơi:

A. Không được bồi đắp phù sa hàng năm.

B. Có nhiều ô trũng ngập nước

C. Được canh tác nhiều nhất.

D. Thường xuyên được bồi đắp phù sa.

Đáp án đúng: D

Giải thích: Bởi có hệ thống đê ven sông ngăn lũ nên tại khu vực đồng bằng sông Hồng chỉ có vùng ngoài đê được bồi đắp phù sa hằng năm, trong khi khu vực trong đê không được bồi đắp.

Câu 2: Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?

A. Là đồng bằng châu thổ.

B. Được bồi đắp phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu.

C. Trên bề mặt có nhiều đê ven sông.

D. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

Đáp án đúng: C

Giải thích: Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ sông có diện tích khoảng 40 000 km2, do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi đắp hằng năm. Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc của chế độ thuỷ triều. Ngoài ra, đồng bằng còn có một số vùng trũng lớn: Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và đầm lầy như vùng U Minh,...

Câu 3: Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta ?

A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.

B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.

C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.

D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.

Đáp án đúng: C

Câu 4: Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển:

A. Vùng biển Bắc Bộ và Trung Bộ

B. Vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ.

C. Vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ.

D. Vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam

Đáp án đúng: C

Câu 5: Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm là:

A. Cao trung bình 2-3m, vào mùa lũ có nhiều ô trũng rộng lớn bị ngập nước.

B. Là những cánh đồng nhỏ trù phú nằm giữa vùng núi cao.

C. Các cánh đồng bị vây bọc bởi các con đê trở thành những ô trũng.

D. Được chia thành nhiều đồng bằng nhỏ.

Đáp án đúng: C

Câu 6: Địa hình núi nước ta được chia thành bốn khu:

A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.

B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc

C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn

Đáp án đúng: C

Giải thích: Nước ta có khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền là địa hình đồi núi, kéo dài từ vùng Tây Bắc xuống đến Đông Nam Bộ.  Địa hình núi nước ta được chia thành bốn khu: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

Câu 7: Đặc điểm bờ biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu:

A. Rất khúc khuỷu, lồi lõm, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát sạch.

B. Có nhiều bãi bùn rộng.

C. Là kiểu bờ biển bồi tụ.

D. Diện tích rững ngập mặn phát triển.

Đáp án đúng: A

Câu 8: Đồng bằng châu thổ nào có diện tích lớn nhất nước ta?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đồng bằng sông Mã.

D. Đồng bằng sông Cả.

Đáp án đúng: B

Giải thích: Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 diện tích đất liền, bao gồm có đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất với 40000 km2.

Câu 9: Đặc điểm đồng bằng ven biển Miền Trung là:

A. Hẹp ngang và bị chia cắt, đất giàu dinh dưỡng

B. Diện tích khá lớn, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành,

C. Hẹp ngang, kéo dài từ Bắc xuống Nam, đất nghèo dinh dưỡng

D. Hẹp ngang và bị chia cắt, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành, đất nghèo dinh dưỡng

Đáp án đúng: D

Giải thích: Đồng bằng ven biển Miền Trung có tổng diện tích khoảng 15000 km2 với đặc điểm nổi bật là hẹp ngang và bị chia cắt, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành, đất nghèo dinh dưỡng. Vùng đồng bằng này kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.

Câu 10: Đồng bằng sông Cửu Long khác với Đồng bằng sông Hồng ở:

A. Diện tích nhỏ hơn.

B. Phù sa không bồi đắp hàng năm

C. Thấp và khá bằng phẳng

D. Cao ở rìa đông, thấp ở giữa

Đáp án đúng: C

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Địa lí lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá