Lý thuyết Tin học 6 Bài 3 (Cánh diều 2024): Máy tính trong hoạt động thông tin

8 K

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 6 Bài 3: Máy tính trong hoạt động thông tin sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 6.

Tin học lớp 6 Bài 3: Máy tính trong hoạt động thông tin

A. Lý thuyết Tin học 6 Bài 3: Máy tính trong hoạt động thông tin

1. Một số thiết bị số thông dụng

Lý thuyết Tin học 6 Bài 3: Máy tính trong hoạt động thông tin | Cánh diều 

Các thiết bị số nhỏ gọn hỗ trợ con người trong các hoạt động thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin một cách hiệu quả.

Ví dụ: Đĩa CD, DVD, USB, điện thoại, máy ảnh, thẻ nhớ…

2. Máy tính thay đổi cách thức và chất lượng hoạt động thông tin của con người

- Mọi người dùng điện thoại thông minh để truy cập các trang web, đọc báo trên mạng, vào mạng xã hội, ghi âm, chụp ảnh, nhắn tin, gửi thư điện tử.

- Em xem chương trình trên ti vi, thấy các cú sút là bàn thắng đẹp được trình chiếu chậm rãi vô cùng hấp dẫn. Tất cả có được là nhờ sự trợ giúp của máy tính.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 3: Máy tính trong hoạt động thông tin | Cánh diều

3. Máy tính giúp con người đạt được những thành tựu khoa học công nghệ

- Máy tính có khả năng tính toán rất nhanh. Với khả năng thực hiện hàng tỉ phép tính trong một giây, máy tính giúp con người đạt được nhiều thành tựu khoa học công nghệ.

- Không thể thiếu máy tính khi thiết kế tàu vũ trụ đưa con người lên không gian, thiết kế nhà chọc trời cao hàng trăm mét. Máy bay, ô tô không người lái, người máy phục vụ,… không thể hoạt động nếu không có máy tính.

- Người máy (robot do máy tính điều khiển) thay thế con người làm được một số việc nguy hiểm như: cứu hộ nạn nhân của núi lửa phun trào, nạn nhân của vùng hoá chất độc hại,…

4. Những hạn chế của máy tính hiện nay và khả năng của máy tính trong tương lai

- Máy tính chưa giúp được con người thu nhận và xử lí thông tin từ các giác quan 

Ví dụ: Như nhận biết mùi, vị, cảm giác (nóng, lạnh, vui buồn...).

- Máy tính chưa giỏi làm những việc có tính sáng tạo nghệ thuật.

- Tuy nhiên, tương lai sẽ khác nhiều. Người ta đã thử nghiệm cho máy tính vẽ tranh, viết nhạc. Robot biết nói chuyện và làm tiếp tân ở khách sạn, robot dạy tiếng Anh trong trường học đã trở thành hiện thực. Khoa học Trí tuệ nhân tạo đang nghiên cứu nhằm làm cho máy tính ngày càng thông minh hơn.

B. 15 câu trắc nghiệm Tin học 6 Bài 3: Máy tính trong hoạt động thông tin

Câu 1: Em hãy chọn những câu đúng trong các câu sau đây:

A. Camera bay (flycam) là thiết bị số.

B. Máy tính bỏ túi là thiết bị số.

C. Khóa số là thiết bị số.

D. Cái gì dùng để tính toán số học thì là thiết bị số.

TRẢ LỜI: Câu trả lời đúng là: 

- Camera bay (flycam) là thiết bị số.

- Máy tính bỏ túi là thiết bị số.

Đáp án: A, B.

Câu 2: Một số thiết bị số hiện nay là?

A. Máy in kết nối với máy tính để in ra giấy.

B. Ra đa kết nối với máy tính để con người nhận thông tin, phân tích và xử lí thông tin.

C. Chìa khóa ô tô có gắn chip để đóng/mở khóa ô tô.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

TRẢ LỜI: Thiết bị số hiện nay là:

- Máy in kết nối với máy tính để in ra giấy.

- Ra đa kết nối với máy tính để con người nhận thông tin, phân tích và xử lí thông tin.

- Chìa khóa ô tô có gắn chip để đóng/mở khóa ô tô.

Đáp án: D.

Câu 3:  Hãy điền vào chỗ chấm (...) ở mỗi câu sau đây?

Máy tính có thể... nhanh hơn con người.

A.  Tính toán, thu nhận thông tin hình ảnh, thu nhận thông tin âm thanh, xử lí thông tin, truyền tin.

B. Thu nhận thông tin mùi vị. 

C. Nghiên cứu khoa học, 

D. Sáng tác nghệ thuật.

TRẢ LỜI: Những cụm từ thích hợp cần điền là: Tính toán, thu nhận thông tin hình ảnh, thu nhận thông tin âm thanh, xử lí thông tin, truyền tin.

Đáp án: A.

Câu 4: Theo em, máy tính hay con người làm tốt hơn trong hoạt động thu nhận thông tin văn bản, hình ảnh, âm thanh và lưu trữ thành dữ liệu?

A. Máy tính làm tốt hơn. Ví dụ, chỉ mất vài giây để máy tính ghi, lưu cả một cuốn sách ra thẻ nhớ.

B. Con người là tốt hơn. Vì con người có thể thu nhận thông tin khi lần đầu tiếp nhận bằng hình thức nghe trực tiếp.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

TRẢ LỜI: Dựa vào quan điểm cá nhân của mỗi học sinh.

Đáp án: C.

Câu 5: Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu?

A. Làm việc không mệt mỏi.

B. Khả năng tính toán nhanh, chính xác.

C. Khả năng lưu trữ lớn.

D. Tất cả các khả năng trên.

TRẢ LỜI: Các khả năng to lớn của máy tính:

- Khả năng tính toán nhanh

- Tính toán với độ chính xác cao

- Khả năng lưu trữ lớn

- Khả năng làm việc không mệt mỏi

- Máy tính ngày càng gọn nhẹ, giá thành hạ và ngày càng phổ biến.

Đáp án: D.

Câu 6: Máy tính có thể thực hiện hàng tỉ phép tính trong bao lâu?

A. Một giây.

B. Một giờ.

C. Một Phút.

D. Tất cả đều sai.

TRẢ LỜI: Để thực hiện bằng tay phép nhân hai số có 100 chữ số, người bình thường phải mất hàng giờ. Nhưng máy tính chỉ trong chốc lát vì nó có thể thực hiện hàng tỉ phép tính trong một giây.

Đáp án: A.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không thuộc về máy tính?

A. Thực hiện nhanh và chính xác.

B. Suy nghĩ sáng tạo.

C. Lưu trữ lớn.

D. Hoạt động bền bỉ.

TRẢ LỜI: Các khả năng to lớn của máy tính:

- Khả năng tính toán nhanh

- Tính toán với độ chính xác cao

- Khả năng lưu trữ lớn

- Khả năng làm việc không mệt mỏi

- Máy tính ngày càng gọn nhẹ, giá thành hạ và ngày càng phổ biến.

Đáp án: B.

Câu 8: Sức mạnh của máy tính tuỳ thuộc vào đâu?

A. Khả năng tính toán nhanh.

B. Giá thành ngày càng rẻ.

C. Khả năng và sự hiểu biết của con người.

D. Khả năng lưu trữ lớn.

TRẢ LỜI: Máy tính có được sức mạnh như vậy đều phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết của con người quyết định. Vì vậy nó phụ thuộc vào khả năng và sự hiểu biết của con người.

Đáp án: C.

Câu 9: Máy tính gồm mấy thành phần để có thể thực hiện được các hoạt động xử lí thông tin?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

TRẢ LỜI: Các thành phần cơ bản của máy tính dùng xử lý thông tin

- CPU (Central Processing Unit) ...

- RAM (Random Access Memory) ...

- Ổ cứng (HDD hoặc SSD) ...

- Bộ nguồn (Power Supply hay PSU) ...

Đáp án: B.

Câu 10. Hiện nay máy tính và các thiết bị số thay đổi cách thức hoạt động thông tin của con người, sách giáo khoa Tin học 6 lấy ví dụ phóng viên dùng laptop viết bài ngay tại buổi họp báo. Các ví dụ sau ví dụ nào minh họa cách thức đó?

A. Để đối phó với dịch bệnh Covid-19, giáo viên và học sinh học tập trực tuyến bằng máy tính có kết nối internet thay cho hình thức học tập trực tiếp như trước đây.

B. Nhiều người dùng điện thoại chụp ảnh một thông báo quan trọng trên bảng tin thay vì ghi chép lại nội dung vào giấy như trước đây.

C. Người mua hàng có thể thanh toán bằng cách chuyển khoản thông qua phần mềm ở điện thoại hoặc quẹt thẻ ATM mà không cần dùng tiền mặt như trước đây.

D. Tất cả đáp án đều đúng.

TRẢ LỜI:

- Hiện nay, để đối phó với dịch bệnh Covid-19, giáo viên và học sinh học tập trực tuyến bằng máy tính có kết nối internet thay cho hình thức học tập trực tiếp như trước đây.

- Ngày nay, nhiều người dùng điện thoại chụp ảnh một thông báo quan trọng trên bảng tin thay vì ghi chép lại nội dung vào giấy như trước đây.

- Ngày nay, người mua hàng có thể thanh toán bằng cách chuyển khoản thông qua phần mềm ở điện thoại hoặc quẹt thẻ ATM mà không cần dùng tiền mặt như trước đây.

Đáp án: D.

Câu 11. Để minh họa rằng máy tính thay đổi chất lượng hoạt động thông tin của con người là:

A. Bông hoa nở to dần chỉ trong vòng vài giây.

B. Trình chiếu chậm cú sút là bàn thắng đẹp. 

C. Máy ảnh số chụp ảnh có độ phân giải hàng triệu điểm ảnh và hàng triệu màu. Mắt người không có khả năng phân biệt chính xác đến như thế.

D. Ngày nay, người đọc có thể đọc sách điện tử (ebook), phóng to, thu nhỏ trang sách để dễ nhìn hơn. Sách giấy không thể làm như thế.

E. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

TRẢ LỜI: Minh họa máy tính thay đổi chất lượng hoạt động thông tin của con người:

- Bông hoa nở to dần chỉ trong vòng vài giây.

- Trình chiếu chậm cú sút là bàn thắng đẹp. 

- Máy ảnh số chụp ảnh có độ phân giải hàng triệu điểm ảnh và hàng triệu màu. Mắt người không có khả năng phân biệt chính xác đến như thế.

- Ngày nay, người đọc có thể đọc sách điện tử (ebook), phóng to, thu nhỏ trang sách để dễ nhìn hơn. Sách giấy không thể làm như thế.

Đáp án: E.

Câu 12: Hãy điền vào chỗ chấm (...) ở mỗi câu sau đây?

“Máy tính chưa thể... thay cho con người.”

A. Tính toán, thu nhận thông tin hình ảnh, thu nhận thông tin âm thanh, xử lí thông tin, truyền tin.

B. Thu nhận thông tin mùi vị. 

C. Nghiên cứu khoa học, 

D. Sáng tác nghệ thuật.

E. Đáp án B, C, D đều đúng.

TRẢ LỜI: Những cụm từ thích hợp cần điền là: Máy tính chưa thể thu nhận thông tin mùi vị, nghiên cứu khoa học, sáng tác nghệ thuật thay cho con người.

Đáp án: E.

Câu 13: Các thiết bị số thu nhận trực tiếp thông tin dạng âm thanh (biết nghe) là: 

A. Điện thoại thông minh,       

B. Laptop có camera và micro,

C. Máy ghi âm số.

D. Tất cả đáp án A, B, C đều đúng

TRẢ LỜI: Thiết bị có thể thu nhận trực tiếp thông tin dạng âm thanh (biết nghe): Điện thoại thông mình, laptop có camera và micro, máy ghi âm số.

Đáp án: D.

Câu 14: Các thiết bị số thu nhận trực tiếp thông tin dạng hình ảnh (biết nhìn) là: 

A. Điện thoại thông minh.      

B. Laptop có camera và micro.

C. Máy ảnh số.                          

D. Máy tính để bàn (không gần camera và micro).

E. Đáp án A, B, C đều đúng.

TRẢ LỜI: Thiết bị có thể thu nhận trực tiếp thông tin dạng hình ảnh (biết nhìn): Máy ảnh số, Laptop có camera và micro, Điện thoại thông minh.

Đáp án: E.

Câu 15: Em hãy cho biết, con người làm tốt hơn máy tính trong những công việc nào sau đây:

A. Thu nhận thông tin, văn bản, hình ảnh, âm thanh và lưu trữ dữ liệu.

B. Thu nhận thông tin, khứu giác, vị giác, xúc giác.

C. Tính toán, xử lý thông tin.

D. Sáng tác văn học, nghệ thuật.

E. Đáp án B, D đều đúng.

TRẢ LỜI: Con người làm tốt hơn máy tính trong những công việc nào sau đây:

- Thu nhận thông tin, khứu giác, vị giác, xúc giác.

- Sáng tác văn học, nghệ thuật.

Đáp án: E.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Tin học 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 2: Lưu trữ và trao đổi thông tin

Lý thuyết Bài 3: Máy tính trong hoạt động thông tin

Lý thuyết Bài 4: Biểu diễn văn bản trong máy tính

Lý thuyết Bài 5: Dữ liệu trong máy tính

Lý thuyết Bài 1: Khái niệm và lợi ích của mạng máy tính

Đánh giá

0

0 đánh giá