Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 8.
Lịch Sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
A. Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
1. Sự ra đời của giai câp công nhân
- Cách mạng công nghiệp đã thay đổi cơ bản nền kinh tế – xã hội của các nước tư bản.
- Máy móc phát minh giúp mở rộng quy mô sản xuất và cần nhiều lao động làm thuê tại các đô thị.
- Giai cấp công nhân hình thành và trở thành giai cấp chính trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
- Tuy nhiên, tình cảnh của họ lại vô cùng khốn khổ với lương thấp, thời gian làm việc dài, phụ nữ và trẻ em không được bảo vệ.
- Giai cấp công nhân thường xuyên nổi dậy đấu tranh do điều kiện sống tối tàn.
2. C. Mác, Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
- Giai cấp công nhân trưởng thành và đấu tranh chính trị chống lại giai cấp tư sản từ những năm 30-40 của thế kỉ XIX.
- Phong trào công nhân nổi lên ở nhiều nơi, ví dụ như: công nhân dệt Li-ông (Lyon) ở Pháp năm 1831, phong trào Hiến chương Anh từ năm 1836 đến năm 1847.
- Học thuyết chủ nghĩa xã hội do C. Mác và Ph. Ăng-ghen khởi xướng ra đời để soi đường cho sự phát triển của phong trào công nhân.
3. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX
- Tháng 6 – 1848, công nhân Pa-ri khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm, thực hiện cải cách dân chủ.
- Phong trào công nhân chống lại giai cấp tư sản nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới sau cách mạng 1848.
- Ngày 28 – 9 – 1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập với vai trò truyền bá học thuyết Mác và thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.
- Sự lớn mạnh của phong trào công nhân dẫn tới sự ra đời nhiều tổ chức chính trị của giai cấp công nhân trên thế giới.
- Năm 1889, Quốc tế thứ hai được thành lập với sứ mệnh thúc đẩy sự thành lập các chính đảng vô sản ở các nước trên toàn thế giới, nhưng bị chia rẽ và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
Sơ đồ tư duy Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
B. 10 câu trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
Câu 1: Hội đồng công xã thực hiện điều gì?
A. Nắm quyền lập pháp
B. Quyền hành pháp
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Đáp án khác
Đáp án đúng: C
Câu 2: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (do C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo) được công bố ở Luân Đôn vào?
A. Tháng 3/1848
B. Tháng 2/1848
C. Tháng 4/1848
D. Tháng 5/1848
Đáp án đúng: B
Giải thích
Các đại biểu đều nhận thấy rằng cần phải có tuyên ngôn làm cương lĩnh cho hoạt động của Liên đoàn vì vậy Mác và Ăngghen đã cùng soạn thảo bản Tuyên ngôn. “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” đã chính thức được công bố tại Luân Đôn vào tháng 2 năm 1848.
Câu 3: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do ai sáng lập?
A. C.Mác
B. Ph.Ăng-ghen
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Đáp án khác
Đáp án đúng: C
Giải thích
C. Mác và Ph. Ăngghen đã cùng soạn thảo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, được xuất bản lần đầu tiên ở Luân Đôn
Câu 4: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là?
A. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân
B. Giai cấp nông dân và giai cấp tư sản
C. Giai cấp công nhân và giai cấp tư sản
D. Đáp án khác
Đáp án đúng: C
Giải thích
Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản (giai cấp công nhân) là hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa, hai giai cấp này đối lập hoàn toàn về lợi ích
Câu 5: Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên do ai thành lập?
A. Công nhân
B. Quý tộc
C. Nhân dân lao động
D. Đáp án khác
Đáp án đúng: C
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 10: Công xã Pa-ri (năm 1871)
Lý thuyết Bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
Lý thuyết Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
Lý thuyết Bài 13: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917