Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo 2024): Cách mạng công nghiệp

3.4 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Bài 2: Cách mạng công nghiệp sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 8.

Lịch Sử 8 Bài 2: Cách mạng công nghiệp

A. Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 2: Cách mạng công nghiệp

1. Những thành tựu tiêu biểu trong Cách mạng công nghiệp

- Nước Anh có lịch sử lâu đời về sản xuất len, lanh và bông. Việc quay sợi và dệt tay rất mất sức lao động.

- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ (James Hargreaves) chế tạo máy kéo sợi Gien-ni, tăng năng suất 18 lần so với cách truyền thống.

- Năm 1785, Ét-mơn Các-rai (Edmund Cartwright) chế tạo máy dệt đầu tiên, năng suất tăng 39 lần so với dệt tay.

- Năm 1769, Giêm Oát (James Watt) chế tạo động cơ hơi nước giảm sức lao động cơ bắp của con người.

- Nhiều phát minh quan trọng trong ngành luyện kim như luyện sắt thành thép của Han-man (Hansman) (1790).

- Cách mạng công nghiệp lan ra nhiều nước khác như Đức, Pháp, Mỹ.

- Các phát minh khác như máy tỉa hạt bông, máy gặt cơ khí, hệ thống điện tín sử dụng mã Moóc-xơ (Morse) cũng được phát minh ra vào năm 1838 làm thay đổi cách thức giao tiếp của nhân loại.

 Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Cách mạng công nghiệp (ảnh 1)2. Những tác động của Cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống

- Cách mạng công nghiệp thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác nhau, bao gồm giao thông, khai mỏ và nông nghiệp, nhờ sử dụng động cơ hơi nước.

- Sự thay đổi sản xuất và nâng cao năng suất lao động tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội.

- Cấu trúc xã hội cũng thay đổi, với giới chủ xưởng giàu lên nhanh chóng, trở thành giai cấp tư sản thống trị xã hội và người thợ làm thuê trở thành giai cấp vô sản.

- Phụ nữ và trẻ em phải đi tìm việc làm với mức lương thấp hơn so với nam giới trong điều kiện làm việc tương đương.

Sơ đồ tư duy Cách mạng công nghiệp

 Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Cách mạng công nghiệp (ảnh 1)

B. 10 câu trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 2: Cách mạng công nghiệp

Câu 1: Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải làm gì?

A. Triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp tại cung điện Vec-xai

B. Tiến hành mở các cuộc chiến tranh xâm lược

C. Bóc lột, đàn áp nhân dân

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: A

Giải thích: 

Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải Triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp tại cung điện Vec-xai để đề xuất muốn tăng thuế cũ, vay vốn, thêm các thuế mới

Câu 2: Tính chất của Cách mạng Pháp năm 1789

A. Cách mạng tư sản

B. Cách mạng dân chủ tư sản 

C. Cách mạng tư sản triệt để

D. Cách mạng tư sản không triệt để 

Đáp án đúng: C

Giải thích:

Giải quyết được mâu thuẫn trong xã hội Pháp và vấn đề ruộng đất cho người nông dân

Câu 3: Tác động của Cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống

A. Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế

B. Sự thay đổi sản xuất và nâng cao năng suất lao động tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội

C.  Cả 2 đáp án trên đều đúng

D. Cả 2 đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích

- Tác động của Cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống

+ Nhiều ngành kinh tế khác nhau phát triển như: giao thông, khai mỏ và nông nghiệp, nhờ sử dụng động cơ hơi nước.

+ Sự thay đổi sản xuất và nâng cao năng suất lao động tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội

+ Cấu trúc xã hội thay đổi: giới chủ xưởng giàu lên nhanh chóng, trở thành giai cấp tư sản thống trị xã hội và người thợ làm thuê trở thành giai cấp vô sản.

Câu 4: Cách mạng tư sản Pháp thắng lợi đã tác động như thế nào đến chế độ phong kiến châu Âu

A. Làm lung lay chế độ phong kiến khắp Châu Âu

B. Làm sụp đổ chế độ phong kiến Châu Âu

C. Mở đầu cho sự sụp đổ chế độ phong chân 

D. Đánh dấu cho sự sụp đổ hoàn 

Đáp án đúng: A

Câu 5: Cuộc cách mạng nào đã giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân?

A. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVIII

B. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

C. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

D. Cách mạng tháng 10 Nga

Đáp án đúng: C

Giải thích:

Cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng triệt để: lật đổ và xóa bỏ hoàn toàn tàn dư chế độ phong kiến, giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân

Câu 6: Cuộc cách mạng nào được coi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình và triệt để nhất? 

A. Cách mạng tư sản Anh

B. Cách mạng tư sản Pháp

C. Cách mạng tháng 10 Nga

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: B

Câu 7: Cuộc cách mạng nào có nguyên nhân do sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia?

A. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVIII

B. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

C. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

D. Cách mạng tháng 10 Nga

Đáp án đúng: C

Câu 8: Lực lượng nào đông đảo nhất trong cách mạng tư sản Pháp?

A. Quần chúng nhân dân

B. Nô lệ

C. Công nhân

D. Quý tộc

Đáp án đúng: A

Giải thích 

Lực lượng đông đảo (chiếm số lượng lớn nhất) và mạnh mẽ nhất trong cách mạng tư sản Pháp là: nhân dân

Câu 9: Cách mạng tư sản Pháp diễn ra dưới hình thức nào? 

A. Nội chiến 

B. Chiến tranh

C. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc

D. Kết hợp nội chiến và chiến tranh bảo vệ tổ quốc

Đáp án đúng: D

Câu 10: Cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVII đã đe dọa đến sự tồn tại của các quốc gia theo chế độ nào?

A. Chủ nghĩa xã hội

B. Chủ nghĩa tư bản

C. Phong kiến

D. Chiếm hữu tư bản

Đáp án đúng: C

Giải thích:

Cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVII đã đe dọa đến sự tồn tại của các quốc gia theo chế độ Phong kiến

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Lý thuyết Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn

Lý thuyết Bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam của người Việt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Đánh giá

0

0 đánh giá