Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 1 (Kết nối tri thức 2024): Cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

6 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Bài 1: Cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 8.

Lịch Sử 8 Bài 1: Cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

A. Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 1: Cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

1. Cách mạng tư sản Anh

a) Nguyên nhân

- Vào đầu thế kỉ XVII, nước Anh có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.

- Nghề nuôi cừu trở nên có lợi nhất nhờ sự phát triển công nghiệp len dạ.

- Quý tộc nhỏ chuyển sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa, đuổi tá điền và biến ruộng đất thành đồng cỏ.

- Xã hội phân hoá thành nhiều giai cấp và chia thành hai phe đối lập: vua và các thế lực phong kiến,n giai cấp tư sản, tầng lớp quý tộc mới, nông dân và bình dân thành thị.

- Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế, cùng với mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, quý tộc dẫn đến cách mạng lật đổ chế độ phong kiến và xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội để tăng thuế đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Xcốt-len.

- Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với thế lực phong kiến ngày càng gay gắt.

- Đầu năm 1642, vua Sác-lơ I chạy lên phía bắc Luân Đôn để chuẩn bị lực lượng.

- Tháng 8 – 1642, vua tuyên chiến với Quốc hội và cách mạng bùng nổ.

b) Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính

- Cách mạng tư sản Anh lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Thắng lợi của giai cấp tư sản là thắng lợi của chế độ xã hội mới, xoá bỏ chế độ phong kiến.

- Tuy nhiên, cách mạng không giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất và chưa xoá bỏ tận gốc chế độ phong kiến.

- Cách mạng do tầng lớp quý tộc mới và tư sản lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức nội chiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

a) Nguyên nhân chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mỹ 

- Thực dân Anh thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ sau khi phát hiện ra châu Mỹ.

- Sự phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa gây mâu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc. Các tầng lớp nhân dân thuộc địa đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh, đòi giải phóng, tự do phát triển kinh tế và văn hoá.

- Nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè (trà) của Anh để phản đối chế độ thuế vô lí của thực dân Anh.

- Đại biểu các thuộc địa Bắc Mỹ đòi vua Anh xoá bỏ các luật cấm vô lí, tuy nhiên vua không chấp nhận và tuyên bố sẽ trừng trị nếu các thuộc địa “nổi loạn”. Tháng 4 – 1775, cuộc chiến tranh bùng nổ giữa thực dân Anh và 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

 Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 1 (Kết nối tri thức): Cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (ảnh 1)b) Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính

- Chiến tranh giành độc lập 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ lật đổ thực dân Anh, lập Hợp chúng quốc Mỹ, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa.

- Cuộc cách mạng tư sản này ảnh hưởng phong trào đấu tranh giành độc lập nhiều nước thế kỉ XVIII-XIX.

- Chiến tranh này do tầng lớp chủ nô và tư sản lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức giải phóng, thiết lập chế độ cộng hoà tổng thống.

Sơ đồ tư duy Cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

 Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 1 (Kết nối tri thức): Cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (ảnh 1)

B. 10 câu trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 1: Cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Câu 1: Điều gì đã thôi thúc nhân dân Pháp nổi dậy đấu tranh chống chế độ phong kiến?

A. Nước Pháp đang trong tình trạng diệt vong

B. Đời sống nhân dân ngày càng cơ cực.

C. Nhân dân muốn chiếm đoạt ngôi vua.

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án đúng: B

Giải thích

Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, ngày càng suy yếu, đời sống nhân dân khổ => nhân dân đứng lên đấu tranh mạnh mẽ

Câu 2: Vào nửa sau thế kỉ XVIII, sự quan liêu, tham nhũng của tầng lớp quan lại ở Pháp trở thành:

A. Gánh nặng đối với đời sống của đông đảo người dân

B. Gánh nặng đối với vua Louis XVI

C. Nguồn cơn cho sự chiếm đóng của Anh quốc

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án đúng: A

Giải thích:

Năm 1774, Vua Lu-i XVI lên ngôi nắm trong tay mọi quyền điều hành đất nước. Sự quan liêu, tham nhũng của tầng lớp quan lại trở thành gánh nặng đối với đời sống của đông đảo người dân.

Câu 3: Sự phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ đã:

A. Giúp cho mối quan hệ giữa thuộc địa và chính quốc bền chặt hơn.

B. Làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc

C. Làm thay đổi triệt để cơ cấu của một nền kinh tế.

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án đúng: B

Câu 4: Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp, đó là:

A. Vua – Hoàng tộc, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba

B. Vua, Quan lại – Quý tộc và Nhân dân

C. Quý tộc, Tăng lữ và Đẳng cấp thứ ba

D. Quý tộc, Tăng lữ và nô lệ

Đáp án đúng: C

Giải thích:

Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp: Quý tộc, Tăng lữ => nắm mọi chức vụ cao nhất, được hưởng mọi đặc quyền; Đẳng cấp thứ ba chiếm 90% dân => chịu nhiều áp bức bóc 

Câu 5: Khi số nợ Nhà nước vay của tư sản không thể trả được thì nhà vua của Pháp trước cách mạng đã làm gì?

A. Đi xâm chiếm các nước khác

B. Tăng thuế

C. Vay nặng lãi giới quý tộc và tư sản

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án đúng: B

Câu 6: Vào đầu thế kỉ XVII ở Anh, sự thay đổi về kinh tế, những mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế đã dẫn tới:

A. Cuộc chiến với người Scotland và nhiều dân tộc xung quanh nước Anh khác.

B. Cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa

C. Cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

D. Cuộc chiến tranh giành ngôi vua giữa tầng lớp quý tộc mới.

Đáp án đúng: B

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về tình hình kinh tế nước Anh vào đầu thế kỉ XVII?

A. Công nghiệp len dạ phát triển đã dẫn đến nghề nuôi cừu trở nên có lợi nhất.

B. Việc chế tạo thành công súng bắn liên thanh đã mở ra một lĩnh vực thu được rất nhiều lợi nhuận, đó là sản xuất vũ khí.

D. Số đông quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, đuổi tá điền, rào đất, biến ruộng đất thành đồng cỏ để chăn nuôi cừu,...

D. Nông dân không có đất để trồng trọt, chăn nuôi, cuộc sống vô cùng khổ cực.

Đáp án đúng: B

Câu 8: Đâu là kết quả của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?

A. Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh

B. Đưa đến sự thành lập Hợp chúng quốc Mỹ

C. Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án đúng: D

Giải thích:

Tháng 4/1775, cuộc chiến tranh giữa thực dân Anh với 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ bùng nổ, kết quả thắng lợi của cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân Bắc Mỹ đã: Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh ; Đưa đến sự thành lập Hợp chúng quốc ; Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển

Câu 9: Về kinh tế, cuối thế kỉ XVIII, Pháp là:

A. Nước nông nghiệp tiên tiến

B. Nước nông nghiệp lạc hậu 

C. Nước công nghiệp hiện đại

D. Nước có tiềm lực lớn mạnh nhất

Đáp án đúng: B

Giải thích:

Cuối thế kỉ nền nông nghiệp Pháp lạc hậu, thay vào công thương nghiệp có những tiến bộ đáng kể

Câu 10: Tình hình chính trị nước Anh chỉ thực sự ổn định với:

A. Sự ra đời của “Dự luật về các quyền” vào năm 1688, đặt cơ sở ra đời của nhà nước quân chủ lập hiến.

B. Sự ra đời của “Dự luật về các quyền” vào năm 1688, đặt cơ sở ra đời của nhà nước Cộng hoà dân chủ.

C. Việc Cromwell thiết lập chế độ độc tài quân sự vào năm 1653, tạo tiền để cho việc thống nhất đất nước.

D. Việc Cromwell thiết lập chế độ độc tài quân sự vào năm 1653, tạo tiền để để hướng tới một nước Anh cường thịnh.

Đáp án đúng: A

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Đông nam á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

Lý thuyết Bài 5: Cuộc xung đột nam - bắc triều và trịnh - nguyễn

Lý thuyết Bài 6: Công cuộc khai phá vùng đất phía nam từ thế kỉ xvi đến thế kỉ XVIII

 

 
Đánh giá

0

0 đánh giá