Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền khi các tổ chức độc quyền tăng lên và từng bước chi phối toàn bộ nền kinh tế

480

Với giải Câu 1 trang 8 SBT Lịch sử lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11 . Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Câu 4 trang 8 SBT Lịch Sử 11: Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền khi

A. bắt đầu xuất hiện các tổ chức độc quyền.

B. giai cấp tư sản lên cầm quyền ở các nước tư bản.

C. các nước tư bản phương Tây hoàn thành xâm lược thuộc địa.

D. các tổ chức độc quyền tăng lên và từng bước chi phối toàn bộ nền kinh tế.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền khi các tổ chức độc quyền tăng lên và từng bước chi phối toàn bộ nền kinh tế.

Lý thuyết Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền

* Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền:

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới - chủ nghĩa tư bản độc quyền.

+ Ở giai đoạn đầu, tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, sức mạnh kinh tế chưa lớn. Càng về sau, sức mạnh của các tổ chức độc quyền càng tăng lên và từng bước chi phối toàn bộ nền kinh tế.

+ Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận cao. Các hình thức độc quyền tiêu biểu là: Các-ten, Xanh-đi-ca ở Đức và Pháp, Tờ-rớt ở Mỹ.

♦ Các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền:

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế.

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền có năm đặc điểm lớn, được Lênin nêu lên ở những năm đầu thế kỉ XX:

+ Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những tổ chức độc quyền có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.

+ Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp, và trên cơ sở “tư bản tài chính" đó, xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính.

+ Việc xuất khẩu tư bản, khác với việc xuất khẩu hàng hóa, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt.

+ Sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới.

+ Việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá