Nội dung bài viết
Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 8 Bài 2: Tin học và các nghành nghề sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 8.
Tin học 8 Bài 2: Tin học và các nghành nghề
A. Lý thuyết Tin học 8 Bài 2: Tin học và các nghành nghề
1. Nghành nghề và trình độ chuyên môn nghề nghiệp
- Ngành nghề được đào tạo có vai trò rất quan trọng với chuyên môn của mỗi người trong tương lai. Giáo dục hướng nghiệp nhằm hướng dẫn học sinh chọn nghề, chọn sẽ học những gì phù hợp nhất với dự kiến việc làm của mình sau này.
- Nhiều ngành, nhóm ngành đào tạo hướng đến các việc làm trong lĩnh vực tin học. Ví dụ: Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kĩ thuật điện tử – viễn thông,
2. Một số nghành nghề thuộc lĩnh vực tin học
a. Một số nghề thuộc lĩnh vực phát triển phần mềm
- Lĩnh vực phát triển phần mềm cần nguồn nhân lực thuộc các nghề như: Phân tích hệ thống, Lập trình máy tính,... Các chức danh nghề nghiệp thường gặp của những người làm việc trong lĩnh vực này là: kiến trúc sư phần mềm, kĩ sư phần mềm, lập trình viên, kiểm thử viên,...
b. Một số nghề thuộc lĩnh vực vận hành hệ thống công nghệ thông tin
- Lĩnh vực vận hành hệ thống công nghệ thông tin cần nguồn nhân lực thuộc các nghề như: Quản trị hệ thống, Quản trị mạng.... Các chức danh nghề nghiệp thường gặp của những người làm việc trong lĩnh vực này là: quản lí công nghệ thông tin, kĩ sư an toàn thông tin, kĩ sư quản trị mạng, kĩ thuật viên,...
3. Bình đẳng giới trong các nghành nghề tin học
- Các nghề ở lĩnh vực tin học thuộc nhóm lao động trí óc, không phải lao động chân tay nên nữ giới không là phải bị yếu thế, thậm chí tỉnh kiên trì, chăm chỉ, cẩn thận của nữ giới có thể là điểm ưu việt hơn.
- Vì vậy dù là nam hay nữ đều có thể chọn các nghề tin học.
B. 10 câu trắc nghiệm Tin học 8 Bài 2: Tin học và các nghành nghề
Đang cập nhật ...
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Tin học lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 3: Sử dụng biểu thức trong chương trình
Lý thuyết Bài 4: Thể hiện cấu trúc rẽ nhánh trong chương trình
Lý thuyết Bài 5: Thể hiện cấu trúc lặp trong chương trình
Lý thuyết Bài 1: Tin học và ứng dụng
Lý thuyết Bài 2: Tin học và các ngành nghề